Tăng cường miễn dịch từ thực phẩm tự nhiên
Có một hệ miễn dịch khỏe mạnh như một tấm áo giáp kiên cố giúp bảo vệ cơ thể và chống lại bệnh tật. Ngoài các biện pháp như rửa tay, chọn thực phẩm an toàn, chúng ta còn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng để có một hệ miễn dịch tốt hơn.
Các lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua sẽ giúp cho đường ruột miễn dịch với các loại mầm bệnh. Mặc dù sữa chua là thực phẩm bổ sung nhưng một nghiên cứu chỉ ra rằng ăn sữa chua mỗi ngày có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch không khác gì thuốc.
Ngoài ra, sữa chua còn bổ sung vitamin D tốt cho sức khỏe. Nên ăn 2 hộp sữa chua mỗi ngày để có hiệu quả tối ưu.
Trong trà xanh giàu chất chống ôxy hóa là thức uống tốt cho sức khỏe, Amino axit có chức năng tăng cường hệ miễn dịch. Cả trà xanh lẫn hồng trà đều chứa dồi dào L-theanine, chất giúp đào thải caffeine. Nên những người thường uống 5 chén hồng trà/ngày trong vòng 2 tuần có nhiều hơn tới 10 lần số lượng kháng virut so với những người chỉ uống giả dược.
Bưởi có đặc tính chống lại vi khuẩn và virus nhờ thành phần chứa lượng lớn vitamin C, beta carotene và tinh dầu. Nếu bạn đã có thói quen thường xuyên ăn các loại quả giàu vitamin C như chanh, cam, quýt …(các loại quả này cũng giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm) thì bưởi cũng là một loại quả không thể bỏ qua.
Màu đỏ, màu đen của các loại quả mọng có tác dụng kích thích sức mạnh bảo vệ cơ thể. Quả dâu tây có tác dụng củng cố hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Quả mâm xôi có tác dụng chống viêm nhiễm. Vào mùa thu những thứ quả mọng tươi này không có nhưng thay vào đó bạn có thể dùng chúng ở dạng đông lạnh. Có thể ăn trực tiếp hoặc làm mứt. Thay vì dùng đường, có thể trộn với mật ong (nếu không bị dị ứng).
Các loại rau lá xanh như bắp cải, súp lơ, rau chân vịt giàu vitamin E, C, A và folate. Vitamin E là chất chống ôxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở người lớn tuổi, vitamin C giúp tăng cường sản sinh bạch cầu.
Video đang HOT
Ngoài ra, súp lơ còn có tác dụng kích thích hệ miễn dịch cơ thể rất mạnh. Bởi trong loại rau này có chứa kẽm, selen, vitamin A, C, D có tác dụng không chỉ chống lại cảm cúm mà cả những biến chứng nặng hơn của bệnh. Ngoài ra, súp lơ còn có tác dụng phòng ngừa ung thư.
Súp
Trong các loại súp, đặc biệt là súp gà, khi được nấu chín, thịt gà tiết ra cysteine amino axit – có tác dụng tương tự như thuốc chống viêm phế quản, làm loãng đờm, thêm chút gia vị như tỏi hay hành sẽ tăng cường khả năng miễn dịch của món súp.
Gia vị
Trong tỏi có chứa các thành phần hoạt chất allicin có thể chống lại sự nhiễm trùng cũng như các loại vi khuẩn. Theo nghiên cứu, những người thường ăn tỏi trộn với đinh hương có tỉ lệ mắc ung thư đại tràng giảm xuống 30% và mắc ung thư dạ dày giảm xuống 50%.
Trong gừng có thuộc tính kháng khuẩn và chống virus. Thêm gừng vào món ăn hoặc uống nước gừng ấm có thể chống cảm lạnh, cúm và hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa.
Trong các loại hải sản như hàu, tôm hùm, cua, trai, hến chứa nhiều khoáng chất selenium giúp các tế bào bạch cầu sản sinh ra các cytokine protein để đào thải các virus cúm khỏi cơ thể.
Cá hồi, cá thu, cá trích rất giàu các chất béo omega-3 làm giảm chứng viêm, tăng lượng khí và bảo vệ phổi khỏi cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp.
Trong 85gr bò nạc cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết hàng ngày, cũng có thể thay bằng các nguồn thực phẩm giàu kẽm khác như hàu, thịt lợn…
Kẽm là nguồn khoáng chất tăng cường miễn dịch dồi dào. Việc thiếu hụt Kẽm sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Kẽm có trong khẩu phần ăn là rất quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào bạch cầu, những tế bào này làm nhiệm vụ phát hiện và tấn công các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
Nấm
Theo các nhà khoa học, nấm có thể làm tăng cường khả năng sinh sản và hoạt động của các tế bào bạch cầu, rất có lợi khi bị nhiễm trùng. Và từ nhiều thế kỉ, con người đã biết sử dụng nấm để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. 30gr nấm mỗi ngày sẽ cung cấp tối đa năng lượng cho hệ niễm dịch.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều giàu dưỡng chất, là nguồn cung cấp selen, kẽm, vitamin C và vitamin E giúp tăng cường miễn dịch.
Yến mạch và đại mạch có chứa beta-glucan (một loại chất xơ chứa chất chống oxy hóa có khả năng kháng vi sinh vật) có hiệu quả hơn cả echinacea (cây cúc dại). Khi động vật hấp thụ hợp chất này, chúng ít bị nhiễm cúm, mụn rộp, thậm chí bệnh than. Còn đối với con người, hợp chất này giúp tăng cường hễ miễn dịch, tăng khả năng phục hồi vết thương và thúc đẩy chất kháng sinh làm việc hiệu quả hơn.
Với ngũ cốc nguyên hạt, ăn ít nhất 3 bữa/ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Theo petrotimes.vn
4 loại đồ uống lành mạnh để bắt đầu ngày mới thay cho cà phê
Trước hết, thường không có gì sai khi uống cà phê vào buổi sáng. Nhưng vì một số lý do, một số người trong chúng ta có thể không muốn dùng cà phê như một thứ đồ uống đầu tiên trong ngày.
Không giống cà phê, bạn khó nghiện trà hơn do hàm lượng caffein thấp hơn.
Có lẽ bạn muốn loại bỏ sự phụ thuộc caffein. Hoặc có thể bạn bị một tình trạng bệnh nào đó đòi hỏi phải giảm lượng cà phê. Dù là lý do gì, thì cũng rất may mắn là bạn không thiếu những lựa chọn thay thế.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưới đây là bốn loại đồ uống lành mạnh mà bạn có thể đưa vào thói quen buổi sáng thay cho cà phê:
1. Trà xanh
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, loại trà này có thể giúp giảm dị ứng, thúc đẩy thị lực tốt hơn, giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ sâu răng, cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Trà chứa ít caffein và nhiều chất chống oxy hóa hơn so với cà phê. Vì vậy, ngoài lợi ích sức khỏe, bạn không phải lo lắng về khả năng bị nghiện trà vì bạn ít có khả năng gặp các triệu chứng cai cà phê như đau đầu hoặc rối loạn giấc ngủ.
2. Kefir
Nếu bạn đang phải đối mặt với các vấn đề như đầy hơi hoặc nhu động ruột bất thường, đây có thể là thứ đồ uống cho bạn. Kefir là đồ uống làm từ sữa lên men, nuôi từ các hạt kefir. Người ta tin rằng nó có tác dụng tăng cường sức khỏe tiêu hóa vì đồ uống này rất giàu lợi khuẩn.
Kefir có nhiều loại vi khuẩn thực sự và có lượng vi khuẩn tốt cao hơn sữa chua.
3. Nước chanh
Chanh có thể mang lại một thứ đồ uống hoàn hảo vào buổi sáng thay cho cà phê. Một ly nước chanh uống khi thức giấc là cách tốt nhất để bổ sung nước mà cơ thể bị mất qua đêm.
Cách làm: Vắt ít nhất một nửa một quả chanh vào khoảng 230 - 280ml nước ấm. Điều này đảm bảo bạn nhận được đủ lượng vitamin C và polyphenol để tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sức khỏe của da.
4. Sinh tố
Trong khi hoàn toàn có khả năng là một lựa chọn đồ uống lành mạnh, song điều này lại phụ thuộc nhiều vào cách bạn pha chế sinh tố. Thứ nhất, tránh sử dụng quá nhiều trái cây vì chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Thay vào đó, hãy giới hạn một trái cây cho một món sinh tố và sử dụng nhiều rau xanh hơn. Rau bina, củ cải đường, cải xoăn và cải rổ là một vài lựa chọn để xem xét.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên nên đưa một loại đạm chất lượng tốt vào ly sinh tố. Đó có thể là sữa chua, sữa bò ít béo hoặc bột đạm dành cho những người ăn thuần chay. Chất béo lành mạnh như bơ cũng rất hữu ích để mang lại cảm giác no khi bắt đầu ngày mới.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Vitamin và khoáng chất: Từ lầm tưởng đến tác dụng diệu kỳ tới sức khỏe Cơ thể con người được ví như một cỗ máy, luôn cần năng lượng để vận hành. Vitamin và khoáng chất là những chất xúc tác không thể thiếu cho quá trình tạo ra nguồn năng lượng ấy. Tuy cần thiết là vậy, vẫn còn khá nhiều lầm tưởng liên quan đến các vitamin và khoáng chất. Trong khảo sát về nhu cầu...