Tăng chất lượng sách giáo khoa: Việc cần phải làm ngay
Vấn đề sách giáo khoa (SGK) có sạn, lỗi đã làm nóng nghị trường Quốc hội cuối tuần qua với nhiều ý kiến về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) – cơ quan phê duyệt SGK.
Ảnh minh họa
Trước đó, một số cuốn SGK Tiếng Việt 1 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã từng làm dậy sóng dư luận khi phụ huynh phát hiện hàng loạt sạn trong quá trình cùng con học bài. Gần đây nhất, những ý kiến về tình trạng SGK Khoa học Tự nhiên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có một số bài học thiếu tính khoa học, giáo dục… tiếp tục được ghi nhận. Điều đáng nói, những bộ sách này đều được đưa vào giảng dạy trong thực tế, học sinh đã học SGK có sạn.
Với trách nhiệm của người đứng đầu ngành Giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết đã có nhiều giải pháp để tăng cường chất lượng SGK. Cụ thể, Bộ GDĐT đã sửa đổi Thông tư 33 quy định về biên soạn, thẩm định và xuất bản SGK, hiện đang lấy ý kiến. Chủ trương biên soạn SGK là Bộ GDĐT giám sát, đồng hành cùng nhóm tác giả ngay từ đầu, không đợi nhóm tác giả, nhà xuất bản mang bản mẫu đến Bộ thẩm định, không chỉ phó thác cho các nhà xuất bản, nhóm tác giả.
Bộ GDĐT cũng sẽ nâng cao yêu cầu, tiêu chuẩn của giáo viên, nhà khoa học tham gia soạn sách. Các tổ chức, cá nhân làm SGK cần phải đăng ký trước. Tiêu chuẩn thành viên trong hội đồng cũng được điều chỉnh. Người tham gia biên soạn sẽ không tham gia hội đồng. Toàn bộ hội đồng thẩm định có thể sẽ được ghi tên vào SGK, cùng chịu trách nhiệm để tăng thêm áp lực…
Video đang HOT
Riêng về vấn đề thực nghiệm SGK, Bộ trưởng Sơn chỉ ra rằng SGK theo Chương trình 2018 được coi là học liệu, căn cứ để xã hội hóa, triển khai có nhiều bộ khác nhau. Vì vậy, vấn đề là giáo viên sử dụng thế nào, thực hành ra sao để thực hiện được chương trình. Còn tính khoa học, chính xác đúng sai như thế nào thuộc trách nhiệm của Hội đồng thẩm định quốc gia.
Thông tư 33 hiện hành không nêu tỷ lệ thực nghiệm bao nhiêu %, mà chỉ quy định hồ sơ trình nộp có mô tả về thực nghiệm. Khi sửa Thông tư 33 nhằm tăng cường chất lượng SGK, Bộ nêu mức tối thiểu thực nghiệm là 10%, 15%, 20% cho SGK có đặc điểm khác nhau. Tới đây, vấn đề này sẽ được xem xét hoàn thiện trước khi ký ban hành thông tư.
Như ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng), việc phê duyệt SGK là của nhiệm kỳ trước nhưng trách nhiệm quản lý Nhà nước là xuyên suốt. Vì vậy, dư luận đang trông chờ vào sự giải quyết dứt điểm, kịp thời, minh bạch của Bộ về lỗi, sạn trong SGK đã xuất bản. Cần có sự trả lời trước công luận càng sớm càng tốt. Đồng thời, tập thể tác giả, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải có trách nhiệm lắng nghe, giải trình trước công luận và đưa ra hướng khắc phục.
Trách nhiệm của Bộ GDĐT là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt SGK, trách nhiệm trước hết là của hội đồng thẩm định do Bộ thành lập, đến cơ quan tham mưu của Bộ, lãnh đạo Bộ… cũng phải làm rõ.
Ủng hộ chủ trương dạy học online và hướng đi "thông minh" trong xây dựng sách giáo khoa
Với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trước Quốc hội, sáng 11/11, thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng tâm đắc với vấn đề dạy học trực tuyến và hướng đi mới trong xây dựng sách giáo khoa.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng.
Theo thầy Nguyễn Quốc Hùng (nguyên giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội): Trong phiên chất vấn của Bộ trường Bộ GD&ĐT sáng 11/11, Bộ trưởng đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn, bất cập và cả những giải pháp, hướng đi cho nhiều vấn đề giáo dục trong thời gian tới. Đặc biệt trong phương thức dạy online và quy trình viết sách giáo khoa.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng (được nhiều người biết đến với tên Nguyễn Quốc Hùng MA) hoàn toàn nhất trí quan điểm dạy online không thể đưa toàn bộ những kiến thức dạy trực tiếp lên trực tuyến và phải có chương trình cốt lõi. Khi trở về lớp học truyền thống chúng ta sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng chương trình cốt lõi ấy. Đây là chiến lược đúng hướng và hợp lý, có nội hàm chuyên môn sâu.
Vậy, người giáo viên đứng lớp online khi biên soạn giáo án cần tuân thủ nguyên tắc này và khi soạn giáo án cần phân tích SGK đang dùng ở đơn vị mình để thấy rõ những gì trong SGK ấy cần đưa vào dạy và dạy sâu đến mức nào, tránh lan man.
Cùng đó, để nâng cao chất lượng dạy online, trước hết người giáo viên phải được đào tạo để tổ chức một buổi dạy đúng phương pháp thích hợp: yêu cầu học sinh chuẩn bị những gì trước khi đến lớp, tức là bước tự học, hướng đi của bài tập làm việc nhóm và những hoạt động toàn lớp.
Việc nâng cao chất lượng dạy trên lớp truyền thống cũng như online, người thầy cần: Bắt kịp những thay đổi có liên quan đến quan hệ thầy-trò. Ví dụ thầy là người tạo điều kiện và học sinh là người thực hiện bài tập để phát huy khả năng học độc lập và sáng tạo của học sinh.
Nắm vững những kỹ thuật dạy học đã được cải biên và kỹ thuật mới nhằm đưa học sinh vào trung tâm của sự học và nhắm trúng đầu ra đã được định vị, ví dụ không phân tích ngữ pháp như xưa mà dạy ngữ pháp giao tiếp hoặc xu hướng luyện tổng hợp các kỹ năng. Đây là xu hướng đang phát triển mạnh trong thế kỉ 21.
Về vấn đề sách giáo khoa, thầy Nguyễn Quốc Hùng MA ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng - tăng cường chất lượng các bộ SGK trong thời gian tới.
Một trong những giải pháp "thông minh" mà Bộ trưởng đưa ra là thay vì giao phó việc viết sách cho các tác giả và chú trọng khâu thẩm định thì Bộ GD&ĐT sẽ có bộ phận đi cùng, giám sát, tư vấn cho đội tác giả viết sách. Việc này sẽ giúp nhặt sạn ngay từ khi sách chưa được phát hành, tránh tối đa sạn, sỏi khi sách đến tay giáo viên, học sinh.
Trên cơ sở giám sát và tư vấn, đội cố vấn viết sách sẽ có cơ sở xây dựng hội đồng thẩm định sách một cách chính xác nhất.
Việc hội đồng thẩm định sẽ được ghi tên vào SGK và cùng chịu trách nhiệm, theo thầy Nguyễn Quốc Hùng MA trước hết là vinh dự cho các thành viên hội đồng, đồng thời cũng đề cao tính trách nhiệm của họ đổi với tài liệu học tập quan trọng của học sinh.
Với những bước đi này, thầy Hùng tin rằng chất lượng sách giáo khoa sẽ được tăng lên, hạn chế được tối đa những sạn, sỏi, đóng góp hữu ích cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo chủ trương của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Việc đọc, chép văn mẫu rất tai hại Trả lời chất vấn của Đại biểu về việc dạy và học môn Văn trong các nhà trường hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc dạy môn ngữ Văn theo hình thức đọc, chép 'văn mẫu' cho học sinh học thuộc là rất tai hại. Là Đại biểu đầu tiên chất vấn "tư...