Tâm thư của phụ huynh: Hy vọng tân bộ trưởng nghĩ đến hạnh phúc cho người học
‘Phụ huynh không hy vọng giáo dục quốc gia lại có thêm một cuộc cách mạng mới mà chỉ hy vọng tân bộ trưởng nghĩ đến hạnh phúc cho người học’.
Người học hạnh phúc là khi đến trường với tâm trạng thoải mái, luôn tươi cười vui vẻ – THẢO HUYỀN
Đó là một phần bức thư gửi tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của ông Hoàng Anh Tú, một phụ huynh ở Hà Nội hiện có 3 con đang học tiểu học và THCS.
Ông Hoàng Anh Tú là một nhà văn, nhà báo, một facebooker nổi tiếng với những câu chuyện tích cực về giáo dục, về hạnh phúc, về dạy con… thu hút lượng đọc và ủng hộ lớn.
Người học hạnh phúc
Ông Tú viết: ” Nói cho cùng, điều mà phụ huynh chúng tôi hy vọng và đặt hàng với tân bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn không phải là một cuộc chiến mới hay một cuộc đại cách mạng thay da đổi thịt cho giáo dục Việt Nam mà chỉ là bốn chữ: Người học hạnh phúc”. Theo ông Tú, đó là nơi mà mỗi đứa trẻ đều thấy hạnh phúc khi đến trường, hạnh phúc khi tiếp nhận kiến thức, hạnh phúc trên con đường chinh phục mục tiêu, mục đích thành người trong tương lai.
Ông Tú cho rằng giáo dục Việt Nam đã có “Trường học hạnh phúc” phát triển từ trường học thân thiện, tích cực, nên giờ đây ông hy vọng ở tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về “Người học hạnh phúc”. “Đó là triệt để hơn mục tiêu lấy người học làm trung tâm bởi không có người học hạnh phúc chúng ta sẽ không có trường học hạnh phúc”, ông Tú nhìn nhận.
Trẻ cần được “đánh gia năng lực từ nhỏ thay vì chờ đến 18 tuổi” – NGUYỄN LOAN
Hạnh phúc là đến trường không sợ thầy cô, không sợ sao đỏ…
Ông Tú nhắn gửi tân bộ trưởng: “Người học hạnh phúc không phải là một triết lý giáo dục. Người học hạnh phúc chỉ là tinh thần giáo dục mà chúng ta hướng tới thông qua việc làm sao để mỗi người học đều không sợ học, không sợ đến trường, không sợ thầy cô, không sợ cả những bạn bè mình, những lớp trưởng, sao đỏ…
Người học đầu tiên phải cảm thấy an toàn thì mới tiếp nhận được hạnh phúc. Sau đó, người học phải biết mình học để làm gì thì mới nói đến chuyện phải học thế nào. Hạnh phúc là khi người học biết mình đang học để đến được đâu trong mục tiêu đời mình, hạnh phúc khi đạt được mục tiêu ấy và thấy hạnh phúc khi đang trên con đường để đạt mục tiêu ấy…”.
Video đang HOT
Hạnh phúc là học sinh đến trường “không sợ thầy cô” – NGUYỄN LOAN
Ông Tú cho rằng thời gian qua, ở không ít nơi, cha mẹ, thầy cô gây sức ép lớn cho trẻ, khiến trẻ đến trường với tư tưởng đua tranh nhiều hơn là vui vẻ hạnh phúc.
Cùng quan điểm trên, chị Hoàng Tố Như có con học lớp 4 Trường Tiểu học Hồ Văn Cường, Q.Tân Phú, TP.HCM, nhìn nhận: “Tôi thấy có nhiều bậc cha mẹ cho con đi học thêm từ năm lớp 1 vì sơ con thua bạn kém bè, sợ cô giáo. Rồi bắt con phải viết chữ thật đẹp để tham gia cuộc thi chữ đẹp, ắt con học toán đến mụ mị đầu óc. Từ lớp 2 có phụ huynh đã cho con đi ôn thi để chạy đua vào trường chuyên… Những đứa trẻ đó có hạnh phúc hay không? Tôi nghĩ là chúng sợ hãi nhiều hơn”.
Vì thế, chị Như mong muốn tân bộ trưởng sẽ thay đổi dần tâm lý này trong nhà trường và phụ huynh, bằng cách đừng đặt nặng thành tích, đừng quan trọng điểm số mặc dù điểm số cũng là một phần phản ánh chất lượng dạy và học. “Nhưng phải thay đổi để bằng cách nào đó điểm số đánh giá được năng lực thật sự, chứ không phải bằng cách đi học thêm, đi luyện thi, bằng cách nhồi nhét con em mình suốt ngày chỉ học và học không còn thời gian vui chơi, giải trí”, chị Như chia sẻ.
Trong khi đó, anh Hoàng Thiện Kiên, ngụ tại Khang Phú, có con học lớp lớp 3 Trường Tiểu học Huỳnh Văn Chính, Q.Tân Phú, kể lại: “Con tôi sợ các anh chị sao đỏ còn hơn sợ ba mẹ. Chỉ cần mẹ cháu nói: dậy mau không đi học trễ bị chị sao đỏ ghi tên” là con bật dậy ngay lập tức. Có lần con dậy trễ, quá sợ bị ghi tên, vừa đánh răng con vừa mếu máo đề xuất mẹ “hay mẹ xin phép cho con nghỉ học vì bị bệnh”. Nhìn con vậy thương lắm”.
Anh Kiên bày tỏ hy vọng tân bộ trưởng Bộ GD-ĐT có cách thay đổi nào để giáo dục Việt Nam giảm bớt nỗi sợ cho trẻ, giảm bớt “sức nặng” trong chiếc ba lô mà trẻ phải gánh trên vai mỗi ngày đến trường.
Cần môi trường an toàn để tiếp nhận hạnh phúc
Ông Tú viết: “Người học hạnh phúc cần môi trường an toàn để tiếp nhận hạnh phúc.
Một môi trường an toàn là một môi trường không có quá nhiều tầng lớp giám sát. Một học sinh hiện nay ngoài giám sát của thầy cô còn đang phải chịu sự giám sát đầy quyền lực của lớp trưởng, sao đỏ.
Chúng ta đang tạo ra những phân cấp quyền lực ngay trong học trò bằng đủ thứ chức danh và quyền lực. Ở nền giáo dục Đức, không có lớp trưởng mà chỉ có “phát ngôn viên” của lớp.
Vấn đề dân chủ trong học đường vẫn mới dừng lại ở hình thức thay vì thực chất: Nói cho học sinh nghe và nghe học sinh nói. Không xây dựng được dân chủ trong học đường là triệt tiêu hạnh phúc. Vẫn còn bất công trong môi trường học đường thì vẫn còn nuôi dưỡng mầm mống của bạo lực học đường, bắt nạt học đường.
Người học hạnh phúc thế nào khi thầy cô dần mất đi cảm xúc hạnh phúc khi đứng trên bục giảng?
Bao nhiêu thầy cô tâm huyết với việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức nhưng dần bị bào mòn bởi cơm áo gạo tiền, bởi các công việc ngoài chuyên môn? Thầy cô có bao nhiêu thời gian để được trò chuyện, lắng nghe học trò nữa khi khối lượng công việc đã chiếm hết thời gian của họ? Khi mà những giờ sinh hoạt lớp ngắn ngủi chỉ đủ trách phạt học sinh làm mất thi đua của lớp?
'Mong bộ trưởng tăng lương để giáo viên toàn tâm, toàn ý dạy học'
"Tăng lương giáo viên còn có thể giúp thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm, thay vì điểm chuẩn thấp như hiện nay", thầy Hà Đình Lực viết.
Bạn bè trong giới giáo viên chia sẻ khá nhiều những kỷ niệm tốt đẹp về tân bộ trưởng ngành giáo dục, chân dung ông cũng toát lên vẻ thiện cảm và tin tưởng. Điều này là khởi đầu thuận lợi vì ấn tượng ban đầu rất quan trọng.
Là giáo viên, tôi mạnh dạn chia sẻ mấy nút thắt của giáo dục với bộ trưởng.
Thầy Hà Đình Lực, giáo viên Maya School (Hà Nội), mong muốn tân bộ trưởng chăm lo cho đội ngũ giáo viên. Ảnh minh họa: Lê Hiếu.
Chăm lo cho giáo viên
Tôi mong bộ trưởng tăng lương để giáo viên toàn tâm, toàn ý dạy học.
Lương giáo viên vẫn loay hoay so sánh với lao động phổ thông thì bảo sao đa số thầy, cô phải dạy thêm, làm thêm việc khác để đủ chi phí cho cuộc sống tối thiểu.
Ngoài ra, tăng lương giáo viên có thể giúp thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm thay vì điểm chuẩn thấp như hiện nay.
Tôi cũng mong bộ trưởng thực sự coi mỗi giáo viên là một nhà giáo dục đích thực.
Bộ cần xóa bỏ, đơn giản nhất các thứ đang tiêu tốn nhiều thời gian, năng lượng của giáo viên như thi giáo viên giỏi, hội diễn, chứng chỉ, sổ sách, giáo án. Những thứ này mới nhìn tưởng giúp nâng cao chất lượng giáo dục nhưng thực chất tạo nên những thầy cô "đồng phục".
Ai làm bố mẹ đều hiểu việc nuôi dạy mỗi đứa con trong gia đình cần phương pháp khác nhau, đằng này mỗi lớp học mấy chục học sinh. Bạn thích nhẹ nhàng, bạn cần áp lực, bạn tự giác học, bạn chưa .... Điều này cần thầy cô thực sự có thời gian, tâm huyết để tìm gia giải pháp phù hợp cho các con.
Nếu coi thầy, cô như những công chức, chỉ cần thực hiện tròn vai những gạch đầu dòng đáp ứng yêu cầu nâng hạng, nâng lương, chúng ta sẽ được những sản phẩm là học sinh "đồng phục", triệt tiêu cá tính, sự sáng tạo và óc phản biện vốn rất cần thiết trong cuộc đời mỗi người.
Ngoài ra, bộ trưởng cần có biện pháp để loại bỏ tâm lý chung coi giáo dục đại học khó hơn giáo dục phổ thông, dạy cấp 3 khó hơn cấp 1, dễ nhất là dạy trẻ mầm non.
Thực chất, mỗi cấp học có một đặc thù riêng biệt và đều vất vả. Các thầy cô đều cần được đối xử, trả lương công bằng và xứng đáng như nhau.
Khi nền tảng giáo dục mầm non, phổ thông tốt giống như cái cây có bộ rễ được vun trồng cẩn thận sẽ khỏe mạnh, tốt tươi, cho trái ngọt ở bậc đại học.
Đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm cần điều chỉnh theo hướng giảm tính hàn lâm phục vụ nghiên cứu sang tăng thêm thời gian thực hành, thực tế cho sinh viên.
Việc đào tạo hiện nay chưa giúp sinh viên hình dung thực tế công tác chủ nhiệm, giảng dạy một lớp 40-50 học sinh to lớn, lộc ngộc hơn thầy cô phức tạp thế nào.
Chỉ 2-3 tháng thực tập cuối năm, giáo viên đa số cưỡi ngựa xem hoa, ra trường rất bỡ ngỡ và phải mất một vài năm đầu mới dần quen với thực tế công việc trong nhà trường.
Thầy Hà Đình Lực mong xây dựng văn hóa đọc sách trong trường. Ảnh: Thu Hằng.
Xây dựng văn hóa đọc trong trường
Tôi cũng mong xây dựng văn hóa đọc sách trong nhà trường, bắt đầu từ bộ trưởng và các thầy cô. Hàng tuần, trường cần có tiết đọc sách, thư viện hoạt động thực chất. Từ đó, học sinh cũng dần hình thành thói quen và yêu thích đọc sách.
Đây là nền tảng quan trọng hình thành con người tự chủ, độc lập về tư duy. Từ đó, không chỉ chất lượng giáo dục mà cả đạo đức, lối sống của học sinh cũng được cải thiện rõ rệt.
Xét cho cùng, bộ trưởng sẽ bận rộn với rất nhiều việc, những thay đổi chính sách đến được các trường và mỗi gia đình sẽ còn khá lâu.
Cách nhanh nhất là mỗi bố mẹ dành thời gian rèn nhân cách, thói quen tốt cho con từ nhỏ. Giáo dục gia đình là gốc rễ, còn nhà trường thực ra chỉ là một phần thôi. Mỗi thầy cô chúng ta tâm huyết, chủ động làm hết khả năng của mình, không chờ đợi.
Những điều này kết hợp với những thay đổi chính sách nếu có mới tạo nên hiệu ứng cộng hưởng giúp giáo dục thực sự cất cánh.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thắp lửa khởi nghiệp cho học sinh trường Liên Hà Trong ngày đặc biệt kỷ niệm 63 năm Giải phóng thủ đô, học sinh trường Trung học phổ thông Liên Hà đã được truyền cảm hứng từ vị khách bất ngờ. Sáng 10/10, trong không khí đặc biệt ngày Giải phóng thủ đô, hơn 1.000 học sinh khối học buổi sáng (khối 12 và 50% khối 11 trường Trung học phổ thông Liên...