Tam giác mạch giúp hạ mỡ máu và đường huyết
Theo y học cổ truyền, tam giác mạch có tác dụng khai vị, khoan tràng, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết…
Tam giác mạch
Tam giác mạch còn có tên kiều mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc. Thân đứng nhẵn, màu lục hoặc đỏ, phân cành nhiều; lá mọc so le, tam giác nhọn; chùm hoa ở nách lá hay ở ngọn; hoa màu trắng hay hơi hồng… Cây mọc phổ biến ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng… Theo y học cổ truyền, tam giác mạch có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng khai vị, khoan tràng, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết…
Lá non tam giác mạch làm rau ăn sống hoặc nấu canh rất ngon và còn giúp cải thiện thị lực, thính lực. Hạt tam giác mạch xay lấy bột làm bánh hoặc nấu rượu, chăn nuôi gia súc. Lá, thân và hoa tam giác mạch chứa rutin, dùng trị xơ vữa mạch máu, xuất huyết, tăng huyết áp: lá 8-10g, hoa tam giác mạch 12g, hãm hoặc sắc uống nhiều lần trong ngày. Bột hạt dùng như chất làm mềm và tan sưng; làm thuốc kiện vị, thu liễm, chống đổ mồ hôi.
Chữa viêm ruột, lỵ, đường ruột bị tích trệ: Nhân hạt tam giác mạch 10-15g, sao vàng, nấu cháo ăn.
Chữa tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt, ban xuất huyết: Lá tam giác mạch tươi 100g, ngó sen 4 cái, sắc uống trong ngày.
GS. TS. Đỗ Tất Lợi – Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội
Video đang HOT
Theo baogiaothong
Sửng sốt nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng chết trong đau đớn
Gia Cát Lượng là nhân vật nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Cái chết của nhà quân sự tài ba thời Tam Quốc này khiến nhiều người thương tiếc. Nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng tử vong được xác định là do ông mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Gia Cát Lượng (181 - 234) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự nổi tiếng thế giới. Cuộc đời của Gia Cát Lượng được công chúng biết đến nhiều thông qua tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa".
Sinh thời, Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là một nhân vật có khả năng "hô mưa gọi gió" của Thục Hán thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng có nhiều công lao giúp triều đình Thục Hán tồn tại và phát triển trong bối cảnh tình hình các nước vô cùng rối ren.
Là bậc quân sư tài ba của Thục Hán, Gia Cát Lượng qua đời vào năm 234. Khi ấy, ông 54 tuổi. Với những công lao to lớn đối với triều đình Thục Hán, Hoàng đế Lưu Thiện phong Khổng Minh làm Trung Vũ Hầu.
Nguyên nhân cái chết của Gia Cát Lượng được biết đến là vì ông mắc bạo bệnh. Theo đó, nhiều người không khỏi tò mò căn bệnh nào đã đoạt mạng bậc quân sư lưu danh thiên cổ của nhà Thục Hán.
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, ghi chép lịch sử, bao gồm cả tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung và phát hiện những căn bệnh khiến Gia Cát Lượng qua đời.
Cụ thể, các chuyên gia phát hiện Gia Cát Lượng khiến sức khỏe suy sụt nghiêm trọng là do làm việc quá nhiều trong khi thời gian nghỉ ngơi rất ít.
Việc ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, khoa học trong suốt thời gian dài khiến Khổng Minh rơi vào trạng thái mệt mỏi, tinh thần sa sút. Theo đó, ông mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Có tài liệu còn ghi chép rằng Khổng Minh thường nôn ra máu. Các chuyên gia suy đoán đây là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn cuối. Chưa hết, Khổng Minh thường ngất xỉu được cho là bằng chứng về việc hạ đường huyết, thiếu máu.
Gia Cát Lượng luôn trăn trở ngày đêm về tình hình chiến sự nhằm tìm ra những mưu kế xuất sắc để giải quyết vấn đề của nước nhà nên thường ở trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng, thậm chí là u uất.
Những căn bệnh này đã khiến sức khỏe Gia Cát Lượng yếu đi trông thấy trong những năm cuối đời. Cuối cùng, ông qua đời vì những căn bệnh nguy hiểm do không được điều trị tận gốc.
Theo Tâm Anh/kienthuc.net.vn
Những sai lầm chết người khi chăm trẻ sốt xuất huyết Ở nước ta hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp trẻ tử vong xảy ra do cha mẹ mắc phải những sai lầm sau đây. Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sai lầm...