Tại sao uống trà và ăn bánh quy lại có hại cho sức khỏe?
Sự kết hợp giữa uống trà và ăn bánh quy luôn phổ biến đối với nhiều người nhưng nó có thể gây hại nhiều hơn lợi đối với sức khỏe tổng thể.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Manpreet Kalra Ấn Độ, sự kết hợp giữa uống trà và ăn bánh quy có thể làm rối loạn hormone của bạn và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Sự kết hợp giữa uống trà và ăn bánh quy luôn phổ biến đối với nhiều người nhưng nó có thể gây hại nhiều hơn lợi đối với sức khỏe tổng thể. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Chuyên gia dinh dưỡng đã chia sẻ lý do tại sao và cũng tiết lộ những lựa chọn thay thế lành mạnh hơn phù hợp nhất với bạn tùy theo tình trạng cụ thể của bạn.
Tại sao uống trà và ăn bánh quy lại có hại cho sức khỏe, theo chuyên gia
Uống trà và ăn bánh quy, đặc biệt là bánh quy đóng gói, thường chứa nhiều đường tinh luyện. Khi chúng ta uống trà và ăn bánh quy sẽ giảm cảm giác ít ngọt nên thường lầm tưởng nó không chứa nhiều đường nhưng thực tế là ngược lại.
Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu, viêm và mất cân bằng nội tiết tố. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, kháng insulin và các vấn đề sức khỏe khác.
Tác dụng của việc sử dụng Maida :
Maida là một loại bột tinh chế được sử dụng trong nhiều loại bánh quy, cũng là thủ phạm gây hại cho sức khỏe. Maida có thể phá vỡ hệ vi sinh đường ruột của bạn, dẫn đến tình trạng viêm và các vấn đề về tín hiệu hormone. Tiêu thụ quá nhiều maida có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề về tiêu hóa.
Dầu cọ quá mức :
Dầu cọ, một thành phần phổ biến trong nhiều loại thực phẩm chế biến, bao gồm cả bánh quy, có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Nó có thể góp phần gây mất cân bằng lipid, viêm và kháng insulin.
Những lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho việc uống trà và ăn bánh quy
Thay vì uống trà và ăn bánh quy hãy cân nhắc các loại trà cân bằng hormone sau đây:
Trà hạt rau mùi: Nếu bạn bị suy giáp, uống trà hạt rau mùi có thể giúp cân bằng hormone.
Trà hạt Methi (cỏ cà ri): Đối với những người bị bệnh tiểu đường uống trà hạt methi có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Trà bạc hà: Trà bạc hà có thể có lợi cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOD).
Trà thì là và Ajwain: Sự kết hợp này có thể giúp giảm táo bón và cải thiện tiêu hóa.
Trà lá cà ri: Trà lá cà ri được cho là có lợi cho sự phát triển của tóc và có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc.
Bằng cách lựa chọn những giải pháp thay thế lành mạnh hơn như các loại trà thảo mộc được đề cập ở trên, bạn có thể hỗ trợ sự cân bằng nội tiết tố và sức khỏe tổng thể.
Video đang HOT
Trên đây là những bất lợi đối với sức khỏe khi chúng ta uống trà và ăn bánh quy, do đó bạn cần bỏ ngay thói quen này để có sức khỏe tổng thể tốt nhất.
7 loại trà tốt nhất cho tiêu hóa và sức khỏe đường ruột
Nhiều loại trà thảo mộc có tác dụng thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, giảm các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng và chuột rút...
Uống trà cũng có thể giúp cơ thể đủ nước, ngăn ngừa táo bón.
1.Trà có tác dụng cho những vấn đề tiêu hóa nào?
Trà có khả năng giúp giải quyết một số vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất như:
Chướng bụng, đầy hơi.
Táo bón.
Buồn nôn.
Ợ nóng ...
Uống trà ấm nóng có thể giúp thư giãn và làm dịu đường tiêu hóa. Các loại trà khác nhau chứa các hợp chất đặc trưng riêng, nhắm vào các triệu chứng khác nhau. Ví dụ, trà bạc hà giúp giảm đầy hơi, nhưng trà gừng lại rất tốt cho chứng buồn nôn.
2. Những loại trà nào tốt nhất cho tiêu hóa?
Trà thảo mộc (có nguồn gốc từ thảo mộc và gia vị), có tác dụng hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa tốt nhất.
2.1. Trà bạc hà
Bạc hà đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị các vấn đề về dạ dày. Menthol, hợp chất hoạt tính chính trong lá bạc hà, có thể giúp giảm đầy hơi và chướng bụng.
Menthol có tác dụng chống co thắt, giúp thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, làm giảm đầy hơi, chướng bụng và chuột rút.
Các nghiên cứu cho thấy, tinh dầu bạc hà có thể giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) và các rối loạn tiêu hóa khác, giảm đau bụng và buồn nôn.
Để pha trà bạc hà tại nhà, bạn có thể hãm lá bạc hà tươi trong nước nóng từ 5 đến 10 phút. Ngoài ra, có thể dùng túi trà bạc hà, nhưng lá tươi mang lại trải nghiệm hương vị tốt hơn.
Trà bạc hà giảm đầy hơi và chướng bụng; tốt cho tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.
2.2. Trà gừng
Gừng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp cải thiện tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu và đầy hơi.
Gingerol - hợp chất hoạt tính chính trong gừng - có tác dụng làm dịu dạ dày, giúp giảm viêm ở đường tiêu hóa và làm dịu mọi khó chịu.
Bạn có thể dùng túi trà gừng ngâm vào nước nóng. Tuy nhiên, dùng gừng tươi sẽ mang lại mùi vị mạnh hơn. Để pha trà gừng tại nhà, bạn có thể nạo gừng tươi vào nước sôi và ngâm trong 10 đến 15 phút, sau đó lọc lấy trà uống.
2.3. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là loại trà phổ biến để uống trước khi đi ngủ, giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng... nhưng loại trà này cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Hoa cúc có tác dụng làm giãn các cơ trong đường tiêu hóa (đây là những cơ lót ruột và co bóp để giúp di chuyển thức ăn), hỗ trợ cơ thể loại bỏ khí, nghĩa là ít đầy hơi và chuột rút hơn. Hoa cúc cũng có thể làm giảm đau liên quan đến nhiều rối loạn tiêu hóa.
Có thể dùng hoa cúc khô, ngâm trong nước nóng từ 5 - 10 phút, dùng túi trà hoa cúc cũng là một lựa chọn thay thế tốt.
2.4. Trà Senna
Trà senna có nguồn gốc từ lá và vỏ của cây Senna, và được dùng như thuốc nhuận tràng để giảm táo bón. Đây là thành phần hoạt tính trong thuốc nhuận tràng.
Không giống như các loại trà thảo mộc trên là làm thư giãn cơ trong ruột, trà senna có tác dụng kích thích, giúp tạo ra nhu động ruột.
Mặc dù có thể là một phương thuốc tự nhiên chữa táo bón, nhưng tốt nhất chỉ nên dùng senna trong thời gian ngắn. Uống trà senna thường xuyên có thể gây nghiện và phụ thuộc. Nói cách khác, cuối cùng bạn không thể đi vệ sinh nếu không có loại trà này.
Senna cũng có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà senna.
2.5. Trà xanh
Trà xanh có chất chống oxy hóa như EGCG, giúp giảm viêm và đầy hơi trong đường tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho thấy, trà xanh thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột - chìa khóa để duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng và cải thiện tiêu hóa.
Để pha trà xanh, chỉ cần ngâm một túi trà xanh trong nước sôi trong 5 - 10 phút. Ngoài ra, cần lưu ý, trà xanh có chứa caffeine tự nhiên (khoảng 30mg - 40mg mỗi cốc), vì vậy hãy đảm bảo tính lượng caffeine này vào tổng lượng caffeine bạn nạp vào trong ngày. Tránh uống trà xanh trước khi đi ngủ vì caffeine có thể khiến bạn mất ngủ.
Trà xanh thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột - duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng và cải thiện tiêu hóa.
2.6. Trà thì là
Cây thì là có chứa hợp chất anethole, giúp thư giãn các cơ của đường tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy, thì là có thể giúp điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón. Loại thảo mộc này cũng được dùng để làm giảm chứng đầy hơi khó chịu trong đường tiêu hóa, giúp giảm đau.
Bạn có thể mua hạt thì là trong các siêu thị để pha trà tại nhà. Chỉ cần nghiền nát một ít hạt thì là và ngâm trong nước nóng từ 5 - 10 phút, sau đó lọc lấy nước uống.
Lưu ý, người đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh dùng thì là. Ngoài ra, thì là có thể tương tác với một số loại thuốc như:
Kháng sinh ciprofloxacin.
Thuốc trị ung thư tamoxifen.
Thuốc tránh thai.
Liệu pháp thay thế hormone.
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng trà thì là.
2.7. Trà bồ công anh
Trà bồ công anh có thể giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và carbohydrate tốt hơn. Bồ công anh chứa các hợp chất đắng gọi là sesquiterpene lactones, kích thích sản xuất mật. Mật là một chất được lưu trữ trong túi mật và giúp tiêu hóa chất béo.
Bồ công anh cũng có inulin, một chất xơ prebiotic - là hợp chất nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột. Chúng cũng giúp cơ thể tiêu hóa carbohydrate.
Bồ công anh cũng có đặc tính lợi tiểu nhẹ (giúp cơ thể loại bỏ lượng nước dư thừa), nên có thể giúp giảm chướng bụng.
Để pha trà bồ công anh, tốt nhất là sử dụng các lựa chọn mua ở cửa hàng để đảm bảo vệ sinh an toàn của thảo mộc.
Những người bị bệnh thận và túi mật nên tránh dùng bồ công anh. Bồ công anh cũng tương tác với một số loại thuốc, bao gồm:
Thuốc kháng axit.
Thuốc lợi tiểu.
Thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).
Một số loại thuốc trị đái tháo đường.
Nếu bạn đang dùng thuốc theo toa, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bồ công anh.
3. Nên uống trà bao nhiêu lần để tốt cho tiêu hóa?
Nên uống trà 1 - 2 lần một ngày. Nếu uống trà ngay khi các triệu chứng như đầy hơi hoặc chướng bụng bắt đầu, bạn có thể thấy dễ chịu nhanh hơn.
Uống trà thường xuyên cũng có thể giúp cơ thể đủ nước, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa.
Chỉ cần lưu ý rằng trà thảo mộc thường không chứa caffeine, nhưng trà xanh và trà đen thì có. Vì vậy, tốt nhất là tránh uống trà có chứa caffeine gần giờ đi ngủ.
Cần theo dõi cơ thể, không được bỏ qua bất kỳ triệu chứng tiêu hóa mới hoặc đang diễn ra nào. Nếu bạn thấy mình đang gặp phải các triệu chứng hàng ngày với dạ dày hoặc ruột, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc đi khám.
Uống trà là giải pháp tốt, ít tốn kém để giúp làm dịu các vấn đề tiêu hóa phổ biến như đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thử nghiệm các loại khác nhau để xem loại nào phù hợp với khẩu vị và các triệu chứng tiêu hóa của bạn. Thêm vào đó, uống trà giúp cơ thể đủ nước vì mất nước có thể dẫn đến táo bón.
Đối với các trường hợp bị các vấn đề tiêu hóa tái phát ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hãy đi khám để tìm hiểu nguyên nhân, có cách điều trị thích hợp.
Những loại trà giúp giải nhiệt, tốt cho sức khỏe trong mùa nắng nóng Uống trà không chỉ giúp giải nhiệt mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe là do chúng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, polyphenol và các hợp chất có lợi khác cao. Uống một số loại trà nhất định có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe, như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường chức năng...