Tại sao nhiều phụ nữ Mỹ không ủng hộ Hillary Clinton?
Bà Hillary Clinton đang có cơ hội lớn trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên, theo khảo sát gần đây, hầu hết phụ nữ Hoa Kỳ không coi vấn đề giới tính là một yếu tố để chọn ra ứng viên thích hợp.
Trong lịch sử, bà Clinton không phải là người phụ nữ đầu tiên ra ứng cử Tổng thống. Người phụ nữ đầu tiên tham gia chiến dịch tranh cử là bà Victoria Woodhull vào năm 1872.
Theo công ty khảo sát McClatchyDC, phụ nữ Mỹ, những người mới chỉ giành được quyền bầu cử từ năm 1920, thường rất hăng hái khi bỏ phiếu cho một người phụ nữ làm Tổng thống nhưng lại không mấy dễ dãi với ý tưởng sẽ bầu cho một ứng viên chỉ bởi vì người đó là phụ nữ.
“Đó phải là một người phụ nữ thực sự thích hợp”, Jan McGuire, 49 tuổi, giáo viên tiếng Anh từ bang Iowa, cho biết. Câu nói này chính là đúc kết thái độ của những người ủng hộ và phản đối bà Hillary Clinton.
Bà Hillary Clinton nhận được sự ủng hộ của các tổ chức nữ quyền nhưng lại không được lòng các cử tri nữ ở Mỹ.
McClatchyDC trích lời Becca Ites, 30 tuổi, giáo viên thể dục của trường trung học ở Des Moines, Iowa, cho biết: “Không có gì mà bà Clinton nói là đáng tin đối với tôi. Thành thực tôi không tin bà ấy. Chỉ bởi vì bà Clinton là phụ nữ không có nghĩa là bà đồng nhất mọi chuyện”.
Video đang HOT
Khác với những gì thể hiện trong năm 2008, trong chiến dịch tranh cử mới đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ đã hướng tới phụ nữ nhiều hơn, từ việc giải quyết các vấn đề cụ thể của phụ nữ cho tới sử dụng toàn bộ dàn phụ tá là phụ nữ.
Tuy nhiên, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ lại gặp vấn đề khi thuyết phục các nữ cử tri bỏ phiếu cho bày bởi có rất nhiều phụ nữ đã quay sang hỗ trợ các đối thủ của bà là Bernie Sanders và thậm chí là ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Các cử tri nữ thường có xu hướng bỏ phiếu dựa vào hành động tổng quan chứ không phải cá tính của con người, họ đánh giá một ứng cử viên thông qua những điểm mạnh và điểm yếu. Thú vị hơn, những người không ủng hộ chiến dịch của bà Clinton lại bị chính các nhà hoạt động vì quyền lợi của phụ nữ lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ, đáng chú ý nhất là cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Để ủng hộ Hillary Clinton, bà Albright từng nói: “Có một vị trí đặc biệt ở địa ngục giành cho những người phụ nữ không biết giúp đỡ đồng loại”.
Mặc dù nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức nữ quyền nhưng đối với một số phụ nữ Mỹ, chính “sự giàu có, danh tiếng và địa vị là “bệ phóng” chính trị cho cựu Đệ nhất phu nhân Hoa kỳ”, họ coi đó là “điều nghiễm nhiên” cần phải loại bỏ trong bất kỳ cuộc tranh cử Tổng thống nào.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Theo Infonet
Dân Mỹ ủng hộ tra tấn nghi phạm khủng bố
Gần 2/3 người dân Mỹ tin rằng cần phải áp dụng các biện pháp tra tấn để lấy thông tin từ những nghi phạm khủng bố, mức độ ủng hộ tương đương với đất nước như Nigeria nơi các vụ tấn công của phiến quân diễn ra thường xuyên.
Kết quả của cuộc khảo sát của Reuters và Ipsos cho thấy sự thay đổi của công chúng Mỹ sau vụ thảm sát 14 người ở San Bernardino hồi tháng 12/2015 cũng như các vụ tấn công quy mô lớn vào châu Âu những tháng gần đây, bao gồm vụ đánh bom làm 32 người thiệt mạng ở Bỉ của IS.
Donald Trump, ứng viên dẫn đầu đảng Cộng hòa trong chiến dịch tranh cử, là người đã đề xuất vấn đề có nên sử dụng các biện pháp tra tấn đối với những nghi phạm khủng bố hay không. Ông Trump cho biết mình sẽ tìm cách xóa bỏ lệnh cấm sử dụng biện pháp "trấn nước", một "nhục hình" mà các tổ chức nhân quyền đã liệt kê vào danh sách bấtt hợp pháp tại Hội nghị Geneva.
Quan điểm của tỷ phú Trump đã nhận được không ít chỉ trích từ phía các tổ chức nhân quyền, các cơ quan thế giới và các đối thủ chính trị. Tuy nhiên kết quả của cuộc bỏ phiếu cho thấy rất nhiều người dân Mỹ lại đồng quan điểm với ông Trump.
Elizabeth Zechmeister, giáo sư ĐH Vanderbilt, nhận định: "Công chúng giờ đây đang có rất nhiều cảm xúc tiêu cực. Sợ hãi, tức giận và lo lắng và ông Trump cũng góp phần tạo nên những cảm giác đó".
Ngày càng có nhiều người Mỹ ủng hộ các biện pháp tra tấn nghi phạm khủng bố.
Cuộc khảo sát trên mạng diễn ra từ ngày 22 đến 28/3 đưa ra câu hỏi liệu có nên sử dụng các biện pháp tra tấn để lấy thông tin từ các nghi phạm khủng bố hay không? Khoảng 25% người trả lời "nên sử dụng thường xuyên", trong khi 38% cho rằng "có thể thỉnh thoảng sử dụng" và chỉ 15% khẳng định "không bao giờ nên dùng hình thức này".
Những người theo đảng Cộng hòa có xu hướng chấp nhận các hình thức tra tấn nhiều hơn đảng Dân chủ, với 82% người phe Cộng hòa cho rằng cần tiến hành tra tấn "thường xuyên" hoặc "thỉnh thoảng", so với 53% người thuộc phe Dân chủ.
Khủng bố là mối lo hàng đầu
Các cuộc khảo sát được thực hiện bởi các đơn vị khác trong những năm gần đây cũng cho thấy sự ủng hộ của người Mỹ đối với việc sử dụng hình thức tra tấn là vào khoảng 50%. Ví dụ, khảo sát năm 2014 của tổ chức Ân xá Quốc tế, cho thấy 45% người Mỹ ủng hộ tra tấn, so với 64% người Nigeria, 66% người Kenya và 74% người Ấn Độ.
Nigeria đang phải trải qua cuộc xung đột kéo dài 7 năm khiến 2 triệu người mất nhà cửa và hàng nghìn người thiệt mạng, trong khi đó các phiến quân al Shabaab đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công khủng bố chết người ở Kenya. Ấn Độ lại đang phải chiến đấu với cuộc xung đột của phiến quân Maoist từ hơn một năm nay khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Vào tháng 11/2015, khủng bố đã thay thế kinh tế, trở thành mối lo ngại hàng đầu của người dân Mỹ trong một cuộc khảo sát của Reuters, ngay sau vụ tấn công của IS vào Paris khiến 130 người thiệt mạng.
Cùng lúc đó, ông Trump nổi lên là ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hòa, và nhiều người xem ông là ứng viên mạnh nhất trong cuộc chiến chống khủng bố. Bên cạnh việc khôi phục lại biện pháp tra tấn tàn bạo, ông Trump còn thề "sẽ ném bom đến chết tổ chức IS".
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Tuệ Minh (lược dịch)
Theo Infonet
Iran khẳng định lập trường ủng hộ Chính phủ Syria chống khủng bố Bộ trưởng Quốc phòng Iran cho rằng, chiến thắng ở Palmyra là biểu tượng sức mạnh của niềm tin và sự đoàn kết của đất nước Syria. Ngày 29/3, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Tướng Hossein Dehghan khẳng định, nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự Chính phủ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, cho tới khi Syria giải phóng...