Tại sao bạn nên tránh ăn rau lá xanh sống
Ăn rau lá xanh sống có thể gây hại nhiều hơn là có lợi đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta, vì vậy bạn nên tránh ăn rau lá xanh sống.
Nếu bạn đang theo dõi cân nặng hoặc cố gắng ăn uống lành mạnh, một đĩa salad xanh giòn có vẻ là lựa chọn hoàn hảo. Salad thường được ca ngợi vì lợi ích sức khỏe, mang đến sự kết hợp giữa hương vị và dinh dưỡng. Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, chúng là thực phẩm chính trong nhiều chế độ ăn kiêng.
Ăn rau lá xanh sống có thể gây hại nhiều hơn là có lợi đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta, vì vậy bạn nên tránh ăn rau lá xanh sống. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Tuy nhiên, theo Bác sĩ y học Ayurvedic Varalakshmi Yanamandra Ấn Độ việc ăn rau lá xanh sống, ngay cả trong món salad có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe.
Tại sao bạn không nên ăn rau lá xanh sống?
Bác sĩ y học Ayurvedic Varalakshmi Yanamandra đã chia sẻ rằng lá là phần dễ bị phơi bày nhất của bất kỳ loại cây nào, khiến chúng trở thành mục tiêu đầu tiên của sâu bệnh. Để tự bảo vệ, cây tiết ra các hóa chất gọi là phytotoxin.
Các độc tố này có nhiều trong lá hơn so với các bộ phận khác của cây. Do đó khi chúng ta ăn rau lá xanh sống nhiều và thường xuyên dễ bị bệnh.
Những loại rau lá xanh nào chứa Phytotoxin và chúng ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
Chuyên gia cảnh báo rằng ăn rau lá xanh sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo thời gian. Sau đây là một số loại rau phổ biến và tác dụng của chúng:
Rau bina có nhiều chất sắt, nhưng cũng có nhiều oxalat. Hợp chất này liên kết với canxi, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi và có khả năng dẫn đến sỏi thận. Nấu rau bina sẽ làm giảm mức oxalat của nó. Do đó, bạn nên hạn chế ăn rau lá xanh sống này.
Cải xoăn
Video đang HOT
Cải xoăn chứa goitrogen, có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, vì vậy không nên ăn rau lá xanh này khi còn sống. Theo chuyên gia, bạn nên hấp rau cải xoăn sẽ vô hiệu hóa nhẹ các hợp chất này.
Đại hoàng
Đại hoàng có hàm lượng axit oxalic cao, có thể gây ra sỏi thận. Chuyên gia khuyên bạn nên loại bỏ lá và nấu chín thân cây trước khi ăn.
Cải Thụy Sĩ
Cải Thụy Sĩ có hàm lượng oxalat cao, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và khoáng chất. Do đó, bạn hãy đun sôi cải Thụy Sĩ để làm giảm tác động của các hợp chất này.
Cây me chua
Cây me chua rất giàu oxalat. Oxalat có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng chất và gây ra các vấn đề về thận. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn cây me chua khi còn sống.
Methi (Cỏ cà ri)
Methi chứa nhiều saponin, có thể gây khó chịu cho dạ dày nếu ăn sống với số lượng lớn. Chuyên gia khuyên bạn nên ngâm hoặc nấu methi trước khi ăn để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Cây chùm ngây
Cây chùm ngây chứa phytates, chất ức chế sự hấp thụ khoáng chất. Nếu bạn nấu chín hoặc lên men cây chùm ngây sẽ làm giảm tác hại của nó.
Do đó, theo bác sĩ Ayurvedic, bạn nên tránh ăn rau lá xanh sống vì chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
3 loại rau quả tốt nhất giúp giảm cholesterol
Một số loại thực phẩm giúp giảm cholesterol như trái cây và rau quả, đây là những thực phẩm tươi ngon trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid hay còn gọi là rối loạn mỡ máu đặc trưng bởi hiện tượng tăng các thành phần mỡ xấu (LDL - cholesterol, triglycerid) và giảm thành phần mỡ tốt có tác dụng bảo vệ cơ thể (HDL - cholesterol). Khi nồng độ cholesterol xấu tăng cao có thể gây hại cho sức khỏe, dẫn đến rất nhiều biến chứng đáng lo ngại như bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp,...
Lối sống lành mạnh là giải pháp đầu tiên giúp ngăn ngừa tình trạng cholesterol cao. Trái cây, rau quả tự nhiên không chứa cholesterol và ít chất béo là một phần quan trọng trong việc kiểm soát mức cholesterol trong máu.
BS tim mạch David A Sabgir, Tiến sĩ Y khoa tại OhioHealth (Hệ thống chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận tại Ohio - Hoa Kỳ) cho biết: Nhiều người trong chúng ta không đáp ứng được lượng rau quả khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày. Tiêu thụ thường xuyên một số loại thực phẩm cụ thể dưới đây giúp mọi người giảm mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tổng thể.
1. Rau lá xanh đậm
Các loại rau xanh và trái cây góp phần giảm cholesterol hiệu quả.
Thêm rau lá xanh vào thực đơn hàng ngày mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn, cải xanh, rau ngót và nhiều loại khác chứa lutein, các carotenoid có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm mức cholesterol trong máu.
Rau lá xanh chứa nhiều chất xơ, giúp làm giảm mức cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ thực phẩm. Các loại rau lá xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin E, giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa, một yếu tố góp phần làm tăng mức cholesterol.
Rau xanh thường có ít calo, giúp duy trì cân nặng hợp lý, điều này cũng có ảnh hưởng tích cực đến mức cholesterol. Để đạt được lợi ích tối đa trong việc kiểm soát cholesterol, nên kết hợp rau xanh với một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên, hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
2. Quả bơ giúp giảm cholesterol
Nếu muốn có một lựa chọn trái cây lành mạnh, bổ dưỡng, không nên bỏ qua quả bơ nhiều tác dụng, là loại trái cây duy nhất chứa chất béo không bão hòa đơn, với 5g trong 1/3 quả bơ cỡ trung bình. Theo Tiến sĩ Sabgir, điều này có thể giúp giảm mức cholesterol LDL trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, đặc biệt là acid oleic, giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Bơ còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra còn là một nguồn giàu chất xơ, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ kiểm soát mức cholesterol.
Nhờ vào hàm lượng chất béo và chất xơ cao, không chứa đường hay natri, bơ có thể giúp duy trì cảm giác no lâu hơn, từ đó hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng, một yếu tố quan trọng trong việc quản lý cholesterol.
Bạn có thể thưởng thức quả bơ với bánh mì nướng vào bữa sáng, trong món salad vào bữa trưa hoặc làm sốt bơ với mì ống nguyên cám vào bữa tối.
3. Trái cây họ cam quýt
Các loại trái cây có múi họ cam quýt không chỉ có vị ngọt ngon, chua dịu mà còn là lựa chọn lành mạnh để kiểm soát cholesterol. TS. David A Sabgir cho biết, các loại trái cây họ cam quýt như cam có chứa pectin. Pectin là một loại chất xơ hòa tan giúp cơ thể giảm cholesterol LDL.
Khi tiêu thụ trái cây họ cam quýt, nên ăn dưới dạng nguyên trái, hạn chế uống nước ép vì sẽ mất đi khá nhiều chất xơ có lợi. Kết hợp cam quýt với rau lá xanh để làm một món salad ngon miệng như salad cải xoăn cam quýt hay salad củ cải đường, quýt và hạt lanh sẽ có thêm nhiều lợi ích sức khỏe chỉ trong 1 món ăn.
Người bị mỡ máu cao cần có chế độ ăn lành mạnh giúp giảm cholesterol.
Người bị mỡ máu cao cần có chế độ ăn lành mạnh giúp giảm cholesterol máu. Chế độ ăn đóng vai trò trung tâm trong điều trị, có tác dụng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
Khi bị cholesterol cao, người bệnh cần thực hiện các bước sau để kiểm soát mỡ máu:
Bỏ thuốc lá: Khi ngừng hút thuốc, mức cholesterol tốt có thể được cải thiện lên đến 10%.
Giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp: Thực hiện những thay đổi nhỏ nhưng kiên trì có thể mang lại hiệu quả lâu dài trong việc kiểm soát mỡ máu, duy trì cân nặng lành mạnh.
Hạn chế uống rượu, bia: Rượu, bia làm tăng sự hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa, làm giảm khả năng tiêu hóa chất béo gây tăng lượng cholesterol và triglyceride trong máu.
Tập thể dục thường xuyên: Dành thời gian đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút/ngày và 5 ngày trong tuần. Việc tập thể dục thường xuyên góp phần tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu.
Những thực phẩm giúp bổ máu Máu đóng vai trò cung cấp oxy và dưỡng chất đến các cơ quan và mô, đồng thời loại bỏ các chất thải. Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp bổ sung và duy trì lượng máu khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và các vấn đề liên quan. Những thực phẩm giúp bổ máu Dưới đây là...