Tai mưng mủ, phù nề nặng sau khi xỏ khuyên
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị biến chứng viêm sụn do bấm lỗ tai. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể khiến vành tai biến dạng, gây nhiễm trùng toàn thân, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nữ bệnh nhân Nguyễn Thu P. (19 tuổi, ở Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trong tình trạng tai mưng mủ, phù nề rất nặng.
P cho biết, dù đã có 2 lỗ tai được bấm từ nhỏ ở phần dái tai, nhưng vì muốn tạo thêm cá tính cho mình, cô quyết định đi bấm thêm nhiều lỗ tai phần trên tại một cơ sở tư nhân.
Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân có cảm giác đau nhiều, tuy nhiên do chủ quan nên chỉ uống thuốc kháng viêm và tự vệ sinh tai theo hướng dẫn của cơ sở bấm lỗ tai. Khi tình trạng ngày càng nặng, tai xuất hiện mưng mủ, cô mới “tá hỏa” đi khám.
Ths. BS Trần Hữu Thắng, Trưởng Khoa cấp cứu B7, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho hay, bệnh nhân bị biến chứng viêm sụn do bấm lỗ tai. Đây là biến chứng nguy hiểm, vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Bác sĩ Thắng phân tích, tai được cấu tạo ở giữa là sụn, hai mặt của vành tai là da và rất ít mạch máu. Việc bấm lỗ tai đâm xuyên qua sụn vành tai rất dễ gây ra nhiễm trùng nếu dụng cụ xỏ khuyên không được tiệt trùng sạch.
Bệnh nhân viêm sụn vành tai khi không được điều trị kịp thời, vành tai sẽ bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Ngoài ra, vi khuẩn tại chỗ có thể lan qua đường máu gây nhiễm trùng toàn thân. Trong trường hợp biến chứng nặng, bệnh nhân có thể tử vong.
Video đang HOT
Phần vành tai của bệnh nhân P. trước và sau khi điều trị – Ảnh: BSCC
Theo bác sĩ Thắng, P. chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp gặp biến chứng viêm sụn vành tai được anh và các đồng nghiệp Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cấp cứu thời gian gần đây. Đa số các bệnh nhân có độ tuổi từ 14 – 25 tuổi, đều nhập viện trong tình trạng nặng.
Biểu hiện của bệnh viêm sụn vành tai thay đổi tùy theo khoảng thời gian kể từ khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.
Ban đầu, người bệnh thường cảm thấy ngứa rát, hơi đau nơi bị tổn thương, sau đó xuất hiện thêm nóng, sưng, đỏ vành tai. Khi viêm tấy thành mủ, mức độ đau tăng rõ. Vành tai sưng nề nhiều, làm mất các nếp gấp bình thường.
Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm sụn hoại tử với các biểu hiện: đau dữ dội, sưng tấy căng mọng, lan rộng cả một phần của vành tai, vỡ mủ làm cho vành tai bị co rúm,…
Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng khác của viêm nhiễm như sốt, mệt mỏi,…
Tùy từng giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý cho bệnh nhân. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân được kết hợp điều trị bằng thuốc uống kết hợp với việc dẫn lưu kín.Trong trường hợp vành tai có mủ, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch và băng ép, sau đó cấy tìm vi khuẩn và cho sử dụng kháng sinh.
Nếu túi dịch vành tai bội nhiễm thành áp xe, sụn vành tai bị viêm nặng và hoại tử, người bệnh sẽ được điều trị ngay bằng cách chích rạch rộng ổ áp xe, dẫn lưu sạch túi mủ và nạo hết tổ chức sụn viêm vành tai. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được sử dụng thuốc kháng sinh và chống viêm.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu muốn xỏ khuyên, người dân nên thực hiện đâm xuyên ở vùng dái tai. Trường hợp muốn bấm lỗ tai ở những vùng cao hơn trên tai, xỏ nhiều lỗ hơn, cần chọn những cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn để thực hiện, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân.
Phòng ngừa viêm gan C có khó?
Tôi nghe nói viêm gan C rất nguy hiểm, có thể lây bệnh qua cắt tóc. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi rõ hơn về phương thức lây và cách phòng bệnh?
nguyenvanhadh@yahoo.com
Ảnh minh họa
Viêm gan C là một bệnh lây truyền từ người mang HCV sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.
Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C chủ yếu theo đường máu (người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV, một số nguyên nhân khác như châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn).
Bệnh không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như ăn chung mâm, dùng chung bát đũa, cốc chén, chậu rửa mặt...
Cách phòng bệnh tốt là tránh tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh, không dùng chung các dụng cụ có thể gây chảy máu như bấm móng tay, cây lấy ráy tai, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cây gãi lưng, dụng cụ cạo gió (đánh cảm)...
Trong quan hệ tình dục, khi đã biết hoặc nghi ngờ đối tượng tiếp xúc có mang virus viêm gan C thì nhất thiết phải dùng bao cao su đảm bảo chất lượng ngay từ đầu (động tác này còn giúp việc phòng các bệnh lây qua đường tình dục khác).
Khi chúng ta đã biết đường truyền bệnh của virus viêm gan C thì trong cuộc sống hằng ngày không sợ sống chung, không sợ bắt tay, ôm hôn hoặc không sợ ngồi ăn cùng mâm, ngủ cùng giường.
Bệnh nhân Whitmore nhập viện Đà Nẵng gia tăng Tại Bệnh viện Đà Nẵng, thời gian gần đây đã liên tục tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Whitmore. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm hay gặp vào mùa mưa, lũ. Mới đây, Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Võ Ngọc Vương, 29 tuổi, ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh...