Tái chế rác thải thành đồ dùng dạy học
Bằng ý tưởng sử dụng rác thải để tái chế thành đồ dùng, giáo cụ trong dạy học, thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ( quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) đã góp phần giúp học sinh tích lũy kiến thức cũng như giáo dục thái độ, hành vi bảo vệ môi trường của các em dễ dàng hơn.
Ý tưởng tái chế rác thành đồ dùng học tập được thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết, giáo viên môn Giáo dục công dân nghiên cứu và thử nghiệm từ tháng 2-2020. Sau khi tự tay hoàn thành những mô hình, dụng cụ học tập từ vỏ chai nhựa, xốp, nắp chai bỏ đi, thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết đã triển khai ý tưởng và nhận được sự ủng hộ, tham gia của đông đảo giáo viên, học sinh trong trường.
Thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết giới thiệu về sáng kiến “Xây dựng bảo tàng mini đồ dùng học tập bằng rác thải cho học sinh phổ thông”.
Theo đó, mỗi giáo viên và học sinh đều phải phân loại rác trước khi bỏ vào thùng rác. Những loại rác có thể tái chế như: Chai nhựa, hộp xốp, ống hút, cốc nhựa… sẽ được thu gom lại, sau đó rửa sạch, phơi khô, vệ sinh bằng cồn 70 độ rồi xếp vào các thùng giấy và cất tại nhà kho của trường để dùng dần. Để không ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học trên lớp, thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết và học sinh thường sắp xếp làm mô hình, dụng cụ học tập vào cuối tuần hoặc sau các tiết học tại trường. Sau gần hai năm, 50 mô hình phục vụ giảng dạy, học tập đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Lược đồ, sa bàn lịch sử, mô hình các tế bào, hệ tiêu hóa người, chu trình C3…
Em Trần Vũ Hà My, học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, bày tỏ: “Em thấy rất vui vì đã tự làm được những mô hình, dụng cụ học tập. Nhờ các mô hình như: Bản đồ Việt Nam, sa bàn về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 hay Đại thắng mùa Xuân năm 1975… chúng em có những tiết học Lịch sử, Địa lý vô cùng hấp dẫn, lý thú và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Ngoài ra, việc phân loại và tái chế rác không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp chúng em rèn luyện ý thức, hành vi bảo vệ môi trường”.
Video đang HOT
Nhằm phổ biến và nhân rộng hoạt động ý nghĩa này, thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết cùng học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã mang sáng kiến “Xây dựng bảo tàng mini đồ dùng học tập bằng rác thải cho học sinh phổ thông” tới Cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì khí hậu” và vinh dự đoạt giải nhì.
Thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết chia sẻ: “Bảo tàng mini có chức năng sưu tầm, nghiên cứu, trưng bày các mô hình, sa bàn lịch sử, bản đồ, giới thiệu văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người Việt Nam… Đồng thời, góp phần phát huy quan điểm giáo dục lấy người học làm trung tâm, người học vừa có thể làm khách tham quan trải nghiệm, vừa có thể làm hướng dẫn viên giới thiệu về bảo tàng. Bảo tàng xây dựng hoàn toàn từ rác tái chế nên sẽ tiết kiệm được chi phí mua đồ dùng học tập, giảng dạy. Tôi hy vọng sáng kiến này sẽ được nhân rộng tại nhiều trường học”.
Chuyển biến trong chất lượng giáo dục mũi nhọn ở Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy
Vượt qua những khó khăn, thử thách của một trường thuộc địa bàn miền núi, giờ đây Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy đã thực sự đổi thay.
Sau 3 năm thực hiện Phương án số 551/PA-UBND của UBND huyện Cẩm Thủy về "Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc THCS của huyện tại Trường THCS thị trấn giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025" (gọi tắt là Phương án), đến nay, quy mô trường lớp, đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng giáo dục mũi nhọn của Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy đã có nhiều thay đổi và trở thành điểm sáng của ngành giáo dục huyện Cẩm Thủy.
Một giờ học của cô, trò Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy.
Vượt qua những khó khăn, thử thách của một trường thuộc địa bàn miền núi, giờ đây Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy đã thực sự đổi thay. Cảnh quan khuôn viên xanh, sạch, đẹp, cơ sở vật chất khang trang với đầy đủ các phòng học bộ môn, phòng học chức năng... hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy và học tập.
Bên cạnh đó, việc bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành, các phong trào, cuộc vận động, như "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", thi đua "Dạy tốt, học tốt"... luôn được thầy và trò nhà trường thực hiện có hiệu quả.
Với nhận thức sâu sắc "muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi", những năm qua, Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy luôn quan tâm động viên đội ngũ thầy, cô giáo trong việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, đổi mới công tác dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi để xứng đáng là "người dẫn đường tin cậy" của học sinh.
Đặc biệt, từ phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", mỗi học sinh từng bước hình thành được ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện. Nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn của nhà trường được bảo đảm và không ngừng nâng cao qua từng năm học.
Nếu như năm học 2018-2019, nhà trường đạt 74 giải học sinh giỏi cấp huyện, sang năm học 2019-2020 con số này tăng lên 171 giải và trong năm học 2020-2021 là 216 giải. Trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, năm học 2018-2019 nhà trường đạt 11 giải, đến năm học 2020-2021 đạt 19 giải.
Điểm trung bình/học sinh thi vào lớp 10 THPT luôn đạt và vượt kế hoạch giao. Đơn cử như năm học 2020-2021, điểm trung bình môn Toán đạt 6,8, Ngữ văn 8,1 và Tiếng Anh 6,8 điểm; điểm trung bình/học sinh đạt 7,2 điểm (cao hơn điểm chung cả huyện 1,6 điểm, cao hơn kế hoạch giao 0,6 điểm).
Cũng từ khi thực hiện Phương án, nhà trường luôn có học sinh đỗ vào Trường THPT chuyên Lam Sơn với số điểm cao. Theo thống kê, 3 năm qua nhà trường có 6 học sinh thi đỗ vào Trường THPT chuyên Lam Sơn.
Kết quả trên cho thấy, Phương án đã tạo một luồng gió mới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong đó, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng coi trọng phẩm chất, năng lực của người học đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhà trường chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể, địa phương cùng tham gia giáo dục học sinh, bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Quan tâm giáo dục lý tưởng đạo đức, lối sống, thẩm mỹ và thể chất cho học sinh; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Giữ nghiêm nền nếp, kỷ cương trong nhà trường, thực hiện nghiêm túc quy chế môn học và đánh giá xếp loại giáo viên.
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy, cho hay: Mục tiêu của việc thực hiện Phương án là tập trung các điều kiện để xây dựng Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy thành trường có yếu tố chất lượng cao, dẫn đầu khối THCS toàn huyện trên các lĩnh vực, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn. Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành giáo dục cũng như sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường, mục tiêu trên đã và đang từng bước được hiện thực hóa. Nhiều năm qua, nhà trường luôn đứng tốp đầu về chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc THCS trong toàn huyện.
Từ kết quả đạt được, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Đồng thời, tập trung xây dựng tập thể cán bộ quản lý, giáo viên đoàn kết, có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc nhằm thực hiện thành công Phương án, góp phần vào sự nghiệp "trồng người" của quê hương, đất nước ngày càng phát triển.
Thay đổi thi tốt nghiệp THPT: Đề xuất thi 3 bài Từ 2015 - 2021, đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH mang lại nhiều thay đổi tích cực, tác động đến quá trình đổi mới giáo dục, đào tạo. Nhưng với nhiều mục tiêu, có khi mâu thuẫn nhau, làm nảy sinh bất cập, tiêu cực. Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - KHẢ HÒA...