Tác nhân kích thích vẩy nến phát triển
Vẩy nến là bệnh tự miễn, xảy ra do rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể, tuy nhiên, cũng có một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh tái phát và nặng thêm
Vẩy nến có biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, giới hạn rõ với vùng da lành và đóng vẩy trắng đục như sáp nến, thường xuất hiện ở rìa chân tóc, da đầu, móng tay, móng chân, vùng nếp gấp, tì đè,… Những mảng này có thể gây ngứa, đau, đôi khi bị nứt và chảy máu.
Vẩy nến toàn thân gây khó chịu cho người bệnh
Một số tác nhân có thể làm cho bệnh nặng hơn hoặc tái phát, bao gồm:
- Tâm lý: Bệnh nhân vẩy nến thường có tâm lý căng thẳng, lo âu, mất tự tin. Chính điều này làm bệnh tái phát và nặng thêm.
- Tổn thương da: Ở một số người mắc bệnh vẩy nến, tổn thương da như bầm tím, bỏng, u bướu, tiêm chủng,… có thể làm cho vẩy nến xuất hiện ở chính vị trí bị tổn thương (Hội chứng Kobner).
- Các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm amiđan,… có thể làm cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho vẩy nến tiến triển.
- Mùa đông làm da bệnh nhân khô hơn, tạo cơ hội cho vẩy nến tái phát.
- Sử dụng chất có cồn (rượu), hút thuốc, các thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo cũng là nguyên nhân khiến bệnh tái phát và ngày càng nặng hơn.
Video đang HOT
Ăn thực phẩm cay nóng khiến vẩy nến có nguy cơ tái phát cao
Việc điều trị vẩy nến thường chú trọng làm lành tổn thương da và ngăn bệnh tái phát, giảm biến chứng. Các biện pháp thường được áp dụng là dùng thuốc hoặc quang hóa trị liệu. Cụ thể, thuốc bôi như axit salicylic, thuốc uống ức chế miễn dịch (methotrexate, cyclosporine,…). Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, bệnh dễ tái phát khi ngừng thuốc. Quang hoá liệu pháp được áp dụng cho bệnh nhân mắc vẩy nến nặng (thể đỏ da toàn thân), phương pháp này tuy khá hiệu quả nhưng sau khi điều trị có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả là rất quan trọng đối với bệnh nhân vẩy nến.
Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả lâu dài trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị vẩy nến mà không gây tác dụng phụ đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Trong đó, dẫn đầu các loại dược mỹ phẩm dạng kem bôi là Explaq, tiêu biểu cho sản phẩm đường uống là Kim Miễn Khang. Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị vẩy nến, ngăn chặn tái phát ngay cả khi tiếp xúc với các tác nhân làm bệnh bùng phát.
Sử dụng kết hợp hai phương pháp trong uống – ngoài bôi như Kim Miễn Khang và Explaq sẽ giúp đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị vẩy nến. Ngoài ra, bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đặc biệt, tránh các yếu tố nguy cơ làm vẩy nến tái phát.
Theo TPO
Tổn thương da do vẩy nến
Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc vẩy nến chiếm khoảng 5-7% tổng số bệnh nhân đến khám tại các phòng khám da liễu. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Điều phiền phức là vẩy nến rất dễ tái phát, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến làn da trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ.
Thương tổn trên da ở bệnh nhân vẩy nến
Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng da chết dày, có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh, kích thước từ vài cm đến hàng chục cm (vẩy nến mảng), hoặc chỉ là các thương tổn màu đỏ, hơi gồ lên mặt da kích thước chừng vài mm, khá đồng đều (vẩy nến giọt). Trong trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân (vẩy nến toàn thân).
Khi cạo, gãi, vẩy bong ra dễ dàng giống như sáp nến hoặc có thể là mảng lớn. Các thương tổn này thường xuất hiện ở những vị trí tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối hoặc nếp gấp. Khi bị vẩy nến tại móng tay, móng chân, các móng này sẽ trở nên xù xì, giòn, dễ gãy. Trường hợp nặng, bệnh có thể gây sưng, đau và biến dạng khớp, làm hạn chế vận động (vẩy nến thể khớp). Trên da xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp người (vẩy nến thể mủ). Bệnh cũng có thể làm cho da toàn thân bị đỏ, căng, không hồi phục (vẩy nến thể đỏ da toàn thân). Bệnh nhân có tâm lý tự ti, trầm cảm, cô lập xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính tâm lý bi quan, lo lắng càng làm bệnh thêm phức tạp, giảm hiệu quả điều trị.
Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển, Nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, vẩy nến được coi là bệnh tự miễn. Một số yếu tố có thể gây bệnh như: cơ địa và di truyền, môi trường (ánh sáng), chấn thương thượng bì, nhiễm trùng, stress, nghiện rượu...
Khi điều trị, bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc bôi như axit salicylic, thuốc corticoid hay thuốc điều trị toàn thân như: methotrexat, cyclosporin,... Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và cơ quan tạo máu...
Sử dụng kem bôi thảo dược an toàn cho bệnh nhân vẩy nến
Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng kết hợp các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đường uống với kem thảo dược bôi ngoài da để vừa tăng cường khả năng miễn dịch, vừa tác động tại chỗ lên vùng da bị bệnh, giúp điều trị cả nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh. Dẫn đầu cho xu hướng này với sản phẩm dùng đường uống là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Còn điển hình cho dòng sản phẩm bôi ngoài da là kem thảo dược Explaq.
Thành phần chính của kem thảo dược Explaq là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,... đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định pH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường.
Trong kem Explaq, tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (làm bạt sừng), cao lá sòi, MSM- hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy da, giảm viêm ngứa ở bệnh vẩy nến nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám... giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, hạn chế sự tái phát của các bệnh vẩy da. Đặc biệt, Explaq có ưu điểm giữ nguyên được màu sắc, mùi vị của các thành phần dược liệu, do đó, hiệu quả điều trị cao và an toàn với người bệnh.
Theo các chuyên gia, bệnh nhân vẩy nến nên thực hiện nguyên tắc "trong uống, ngoài bôi" bằng cách duy trì sử dụng sản phẩm thiên nhiên Kim Miễn Khang dùng đường uống và kem thảo dược Explaq bôi ngoài da để giảm những tổn thương do vẩy nến, tìm lại làn da khỏe mạnh tự nhiên.
Bí quyết chăm sóc bệnh da vẩy đúng cách:
1.Tắm hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ vẩy bám trên da. Nên dùng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm quá mạnh, lau da nhẹ nhàng.
2.Ngay sau khi tắm, lau khô da bằng khăn mềm, thoa kem thảo dược Explaq để trị vẩy, làm ẩm da. Mùa lạnh, khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
3.Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu.
4.Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
5.Tránh làm thương tổn da, không bóc, cạy các thương tổn, tránh để côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
6.Kiêng rượu bia và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
7.Nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.
8.Nên giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm
Theo TPO
Những người tuyệt đối không được ăn rau má Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng rau má. Trong dân gian, rau má như một loại thuốc thông dụng và là thức ăn bổ dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên không...