Tác hại khi nhịn ăn để giảm cân
Muốn giảm cân nhiều người đã dùng phương pháp nhịn ăn “đoạt tuyệt” với ăn uống trong nhiều ngày liền. Chỉ nhịn ăn để giảm béo sẽ có nguy cơ như thế nào với sức khỏe?
Trao đổi chất chậm
Khi cơ thể không nhận được dinh dưỡng, sự chuyển hóa bị chậm lại đáng kể để tiết kiệm năng lượng càng nhiều càng tốt.
Khi cơ thể bạn không nhận đủ carbohydrat cần để tạo ra năng lượng, nó đi vào trạng thái nhiễm keton, trong đó cơ thể sản sinh các hợp chất keton dẫn tới hơi thở hôi. Nếu bạn nhịn ăn sáng, hơi thở hôi có thể xuất hiện vào buổi trưa.
Nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu có thể bị loại bỏ khỏi chế độ ăn khi bạn nhịn ăn và điều này có thể dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng. Loại bỏ các chất dinh dưỡng cần thiết có thể cũng dẫn tới loãng xương và thiếu máu.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của nhịn ăn. Khi bạn nhịn ăn, có sự mất cân bằng các vitamin trong cơ thể làm chậm quá trình sinh lý và dẫn tới mệt mỏi. Bạn sẽ không thể tập luyện tốt nhất nếu bạn không có đủ năng lượng.
Đi ngủ với cái bụng đói có thể cũng dẫn tới khó chịu làm cho bạn không thể ngủ.
Video đang HOT
Mất nước
Đây là tình trạng rất phổ biến ở những người theo đuổi chế độ ăn kiêng. Khi bạn nhịn ăn, bạn có thể bị mất dịch cơ thể, dẫn tới mất nước
Mất khối cơ
Cạn kiệt protein – chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng cơ bắp – có thể gây mất khối cơ khi bạn bắt cơ thể nhịn đói một cách thường xuyên.
Da khô
Những người thực hiện chế độ ăn kiêng có làn da khô. Nhịn ăn có thể khiến da trở nên cực khô và bong tróc.
Tóc mỏng và dễ gãy
Tóc của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Tóc có thể bị lấy đi những protein cần thiết cho sự tăng trưởng và cuối cùng trở nên mỏng và giòn, dễ gãy.
BS Cẩm Tú
Theo THS/SK&ĐS
5 sai lầm khiến bạn không thể giảm cân
Nghĩ quá nhiều đến việc giảm cân cộng với thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học là nguyên nhân khiến bạn không thể giảm cân.
Kiêng khem quá mức thường dẫn đến những rối loạn ăn uống. Bỏ bữa ăn, không ăn đủ chất, vừa ăn vừa làm việc riêng...là những nguyên nhân được BSCK II Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Thống nhất TP.HCM, chỉ ra khiến chị em khó có thể giảm cân.
Nhịn ăn, bỏ bữa
Chế độ ăn quá ít năng lượng có thể khiến cơ thể mất đi khối cơ, mất nước và tăng các rủi ro sức khỏe. Việc kiêng hoàn toàn tinh bột, theo bác sĩ Loan, cũng không phải phương pháp khoa học.
Khi cơ thể ăn ít tinh bột, gan sẽ sử dụng chất dự trữ để chuyển hóa thành đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Quá trình gan lấy glycogen chuyển hóa thành đường sẽ tạo ra chất xeton gây hại cho não. Khi đó, gan sẽ rất mệt mỏi.
Đặc biệt, cơ địa người có gan nhiễm mỡ hoặc có bệnh lý về gan không nên áp dụng chế độ ăn cắt hoàn toàn tinh bột. Việc áp dụng chế độ ăn low-carb vẫn có thể thực hiện nhưng chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn dưới sự theo dõi của chuyên gia.
Nhịn ăn, bỏ bữa, kiêng hoàn toàn tinh bột, tập luyện quá sức không phải cách giảm cân khoa học. Ảnh: Healthbeat.
Lạm dụng thực phẩm chức năng
Theo bác sĩ Loan, cuối năm là dịp nhiều người tìm mua và dùng các loại thực phẩm chức năng giảm cân để không tốn sức. Tuy nhiên, ít ai quan tâm những ảnh hưởng của nó đến chức năng gan, thận như thế nào.
Thực phẩm chức năng tác động đến cơ thể qua hai cơ chế. Cơ chế đầu tiên là tác động lên não, khiến cơ thể chán ăn. Cơ chế thứ hai là tăng đào thải chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa, tăng đào thải nước từ đường tiểu.
Tất cả chúng đều có tác dụng phụ, gây hại cho sức khỏe người sử dụng về lâu dài do phần lớn các viên thuốc này chứa nhiều caffeine và thuốc lợi tiểu, gây ra mất nước và rối loạn điện giải đồ trong máu.
Vừa ăn vừa làm việc riêng
Đây là thói quen phổ biến của rất nhiều người, đặc biệt là người làm công việc văn phòng. Khi vừa ăn vừa làm việc riêng, hoặc nhâm nhi thức ăn để tán dốc, xem YouTube..., cơ thể sẽ ăn không đúng định lượng. Nó dẫn đến việc cơ thể dư thừa năng lượng không cần thiết nhưng lại không đủ chất cần thiết.
Ngoài ra, nhiều trường hợp vừa ăn vừa xem phim hoặc ngồi ăn quá lâu cũng dễ khiến bụng tích tụ mỡ.
Vừa ăn vừa làm việc khác khiến cơ thể ăn quá nhu cầu cần thiết. Ảnh: Shutterstock.
Ăn quá ít
Ăn không đủ năng lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, giảm khả năng lao động, mất sức do ăn không đủ nhu cầu. Đặc biệt, nếu bạn ăn quá ít, dưới 800 kcal/ngày khiến cơ thể giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh thời tiết như cảm cúm, nhiễm trùng, tiêu hóa, viêm loét dạ dày.
Nhịn đói trong thời gian dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tăng chất xeton gây bất lợi cho cơ thể.
Tập thể thao quá sức
Theo bác sĩ Loan, tập thể dục, thể thao với cường độ cao, liên tục, cũng không phải giải pháp khoa học cho việc giảm cân.
Thể dục thái quá tạo áp lực lên cơ thể, gây hao mòn quá mức, nguy cơ chấn thương, mất nước, rối loạn điện giải và cuối cùng là phản ứng ăn bù, ăn nhiều hơn.
Nguyên nhân là khi hoạt động với cường độ cao, cơ thể tăng nhu cầu năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn để bù đắp cho phần năng lượng hao hụt.
Giải pháp đúng đắn là tập luyện vừa đủ, trung bình 30-45 phút mỗi ngày, tùy theo thể trạng, sức khỏe của từng người.
Ngoài ra, bác sĩ Loan cũng cho rằng việc tăng cường các loại nước uống có tính axit như chanh để giảm cân đứng dưới góc độ dinh dưỡng là không hợp lý.
Chanh là axit trong môi trường dạ dày có thể gây viêm loét dạ dày. Nhiều ý kiến cho rằng chanh giúp ức chế hấp thu chất dinh dưỡng giúp giảm cân. Theo bác sĩ Loan, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.
Theo Zing
Nhịn ăn 14 giờ mỗi ngày giảm nguy cơ đái tháo đường, đột quỵ và bệnh tim Nhịn ăn 14 giờ một ngày và ăn trong 10 giờ còn lại có thể làm giảm nguy cơ đái tháo đường, một nghiên cứu mới cho thấy. Nhịn ăn không liên tục theo những thời gian biểu ăn uống khác nhau đã trở thành một trào lưu trong những người nổi tiếng, từ Kourtney Kardashian tới Jack Dorsey,và những người thực hiện...