Bị bỏ rơi từ trong bụng mẹ và vật lộn với tuổi thơ khốn khó, cô gái Hà Nội vẫn mong gặp lại bố ruột: Bức tâm thư khiến nhiều người nghẹn ngào
36 năm qua, cô gái Hà Nội mang trong mình nỗi đau bị cha ruột bỏ rơi, lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm và vật chất, cùng người mẹ mắc bệnh tâm thần.
Ngày 17/3, một bài viết đầy cảm xúc xuất hiện trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Nội dung bài viết là lời tâm sự của một người con gái tại Hà Nội về người cha đã rời bỏ cô ngay từ khi mới lọt lòng. Câu chuyện không chỉ là hành trình tìm kiếm cha ruột mà còn là hành trình trưởng thành đầy gian truân của cô gái ấy.
36 năm mang nỗi đau không cha
Trong bài viết, cô gái có tài khoản N.D, chia sẻ rằng cô sinh ngày 7/1/1989 và là kết quả của mối quan hệ giữa mẹ cô – bà N.T.N (1960, trú tại ngõ Tự Do, phố Đại La, Hà Nội) cùng một người đàn ông quê Yên Bái, từng là sinh viên trường Đại học Xây Dựng Hà Nội những năm 1988-1989.
Bố của N.D từng là khách quen tại quán ăn mà mẹ cô phụ bán. Thế nhưng, khi biết tin mẹ mang thai, người đàn ông ấy đã rời đi, để lại mẹ cô với nỗi đau bị ruồng bỏ.
Và lần duy nhất bố của chị tìm tới thăm hai mẹ con là khi chị N.D. mới 3 tháng tuổi. Lần gặp đó chỉ kéo dài khoảng 30 phút, đưa hai mẹ con chút tiền và quần áo sơ sinh rồi không bao giờ gặp lại.
Đỉnh điểm của bi kịch là khi mẹ cô đã cố tìm đến cái chết vì uất hận. Rất may, bà được cứu sống, nhưng từ đó thần trí không còn minh mẫn.
Không có cha, mẹ lại mắc bệnh tâm thần, tuổi thơ của N.D là chuỗi ngày dài thiếu thốn tình cảm lẫn vật chất. Mãi đến năm 11 tuổi, cô mới được mẹ cho đi học lớp 1. Dù thiệt thòi hơn bạn bè đồng trang lứa, cô vẫn nỗ lực học tập, tốt nghiệp Trung cấp kế toán và hiện có công việc ổn định để chăm sóc mẹ già.
Nỗi đau chưa bao giờ nguôi ngoai
Trong suốt những năm tháng trưởng thành, N.D luôn khao khát biết được danh tính người cha ruột. Khi đến tuổi dậy thì, cô từng đạp xe đến địa chỉ được ghi trên giấy khai sinh để tìm cha. Nhưng mọi hy vọng nhanh chóng sụp đổ khi cô biết rằng cái tên trên giấy khai sinh chỉ là một cái tên giả do ông ngoại đặt để hợp thức hóa hồ sơ đi học.
Hiện tại, khi đã làm mẹ của hai đứa con, N.D vẫn đau đáu một câu hỏi mà cô chưa từng có câu trả lời: “Bố tôi là ai?”. Cô chia sẻ rằng, con của cô thường hỏi về ông ngoại, nhưng cô chỉ biết trả lời: “Chắc là ông mất rồi”. Và dù đã qua tuổi “thèm khát có cha”, nhưng nỗi đau về sự ruồng bỏ vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng cô gái ấy.
Nguyên văn tâm thư của D. gửi đến bố:
“Gửi bố – một người xa lạ trong lòng con!
Con là con gái, con sinh ngày 7 tháng 1 năm 1989 – cái thời khắc mà không ai mong chờ con, không ai đón nhận con – Trong đó có bố! và Con là đứa con ngoài giá thú của bố và mẹ. Con không biết có được gọi là kết tinh tình yêu của bố mẹ không nữa?
Con sẽ nói về mẹ con trước nhé bố. Mẹ con là N.T.N, sinh năm 1960. Vào khoảng những năm 1988, mẹ con có phụ chị gái bán hàng ăn – là bác N.T. Bích, bác sinh năm 1956. Nhà bác con ở khu B1- tập thể trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Hà Nội, nơi đằng sau nhà là Sông Tô Lịch bốc mùi hôi mỗi tối, nơi bắc qua cây Cầu Trắng.
Những gì con biết về bố chỉ là qua những câu kể chuyện của người lớn trong nhà. Bố là sinh viên của trường Đại học Xây Dựng (Hà Nội) khoảng những năm 1988, năm 1989. Bố là người Yên Bái.
Bố là khách quen của hàng ăn bác con bán. Mẹ con có phụ bác bán hàng ăn. Bố có 1 em gái ruột và cũng không biết có mấy anh chị em. Thế rồi bố quen mẹ.
Sau 1 thời gian, Bố làm cho mẹ có con một cách không minh bạch. Mọi người bảo khuôn mặt con giống bố y đúc. Khi con được 3 tháng tuổi, bố và em gái bố (cô con) có tới thăm 2 mẹ con con và cho ít tiền, quần áo sơ sinh.
Bác con kể là bố, cô và mẹ nói chuyện khoảng 30 phút rồi bố và cô đi về – 1 đi không trở lại bao giờ nữa.
Bố có biết không? Sau khi bố rời đi, mẹ uất hận bố nên uống thuốc để ra đi mãi mãi khi con còn đang đỏ hỏn? Mọi người vội vàng đưa mẹ đi cấp cứu tại BV Bạch Mai.
Nhưng bác sĩ bảo sẽ cứu được mẹ con, nhưng 1 sự thật khủng khiếp là nếu không thay máu toàn bộ cơ thể cho mẹ con, thì mẹ con sẽ không chở thành người bình thường được nữa. Vì mẹ uống thuốc quá liều nên ảnh hưởng dây thần kinh.
Bố biết đấy, lúc đó nhà con nghèo quá không đủ tiền thay máu nên đưa mẹ về nhà và từ đó mẹ không bình thường. Mẹ nuôi con trong trạng thái như vậy suốt thời thơ ấu của con. Mẹ phải làm bạn với bệnh viện tâm thần rất nhiều năm xen kẽ ở nhà và ở viện.
Con lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương , thiếu thốn vật chất thiếu nghìn cái không nói thành lời… Mãi năm 11 tuổi con mới được mẹ đồng ý cho đi học lớp 1. May mắn con học cấp tốc cấp 1 trong 3 năm sau đó học lên bình thường và không đúp năm nào, học tới Trung cấp kế toán và đã có công việc ổn định để nuôi mẹ. Do mẹ bệnh nên giữ khư khư con ở nhà không cho đi học đúng tuổi.
Bố có biết năm con bước vào tuổi dậy thì như thế nào không? Con khao khát chảy bỏng và mong ước mình có bố như bạn bè, con đã đạp xe đạp đi theo địa chỉ của bố trên giấy khai sinh để tìm bố.
Nhưng họ bảo không có ai tên như vậy ở đây. Sau này con mới biết là ông ngoại đã bịa 1 cái tên bố vào giấy khai sinh của con để con đi học sẽ có bố trên giấy tờ.
Bố biết không con đã qua cái tuổi thèm khát có bố, con đã trưởng thành qua 36 mùa bánh chưng.
Hiện tại cuộc sống của con và mẹ ổn định, 2 con của con cứ hỏi ông ngoại con đâu hả mẹ? con bảo chắc là ông mất rồi, con lại hỏi vậy ngày giỗ của ông là ngày mấy ạ?…
Thôi con lau nước mắt làm việc tiếp đây, con chào bố! (câu này nói ra nghe lạ quá).
HN ngày 17.3.2025″.
Ngay sau khi bài viết được đăng tải, hàng nghìn bình luận đã được để lại. Nhiều người bày tỏ sự thương cảm trước số phận éo le của chị N.D, đồng thời mong rằng câu chuyện này có thể chạm đến trái tim người cha năm xưa, giúp cô có được câu trả lời mà suốt 36 năm qua cô luôn tìm kiếm.
Ngay sau khi bài viết được đăng tải, hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận đã xuất hiện trên mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự thương cảm trước số phận éo le của N.D, đồng thời mong rằng câu chuyện này có thể chạm đến trái tim người cha năm xưa, giúp cô có được câu trả lời mà suốt 36 năm qua cô luôn tìm kiếm.
“Đọc mà rơi nước mắt! Mong rằng bố bạn sẽ đọc được những dòng này và có đủ dũng khí để nhận lại con gái mình.”
“Đúng là trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Mong bạn giữ vững tinh thần, dù có tìm được hay không thì hãy sống hạnh phúc với mẹ và các con của mình nhé!”
“36 năm qua, chắc hẳn chị đã phải mạnh mẽ lắm! Hy vọng phép màu xảy ra để chị có thể gặp lại bố ruột.”
“Một câu chuyện buồn nhưng cũng là một minh chứng cho nghị lực của người phụ nữ. Chị xứng đáng có một cái kết đẹp!”
Hiện tại, bài viết vẫn đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Cô gái Hà Nội cao 1m49 yêu chàng 1m83, ngày cưới khiến quan khách bật cười
Cùng với sự chênh lệch chiều cao, chuyện tình yêu của cặp đôi có nhiều điều thú vị.
Cưới anh trai ruột của bạn thân
Mới đây, video quay lại cảnh rước dâu của một cặp đôi ở Hà Nội thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng.
Video rước dâu của cặp đôi Hà Nội thu hút hơn 40.000 lượt xem
Điều gây chú ý hơn cả là sự chênh lệch chiều cao giữa cô dâu - chú rể. Dù đã đi giày cao gót, cô dâu vẫn chưa cao đến vai chú rể. Khoảnh khắc chú rể đi chậm nhưng cô dâu vẫn phải cố gắng bước nhanh mới có thể theo kịp khiến người xem bật cười.
Cặp đôi chênh lệch chiều cao thu hút sự quan tâm của người dùng mạng
Chủ nhân của đoạn video hút hơn 40.000 lượt xem trên TikTok là Hồng Nhung (SN 2004, Hà Nội). Đám cưới của cô diễn ra vào cuối năm 2024 nhưng mới đây, video ghi lại cảnh rước dâu mới lên xu hướng. Hồng Nhung khá bất ngờ về điều này.
Nhung cao 1m49, còn chồng cô - Văn Thái (SN 2000, Hà Nội) cao 1m83. Bên cạnh sự chênh lệch chiều cao, chuyện tình yêu của vợ chồng cô cũng có nhiều điều thú vị.
"Tụi mình sống cùng làng, gặp nhau chưa đầy 1 tháng đã quyết định kết hôn", Nhung nói.
Hồng Nhung và em trai của chồng là bạn bè thân thiết. Trước đó, Nhung nhiều lần lên nhà bạn chơi và chạm mặt anh trai của bạn nhưng cả hai ít khi trò chuyện.
Cặp đôi quyết định kết hôn chỉ sau gần 1 tháng gặp gỡ
Tháng 4/2023, Văn Thái chủ động nhắn tin cho Hồng Nhung hỏi mua quần áo. Vài ngày sau đó, Nhung rủ Thái đi ăn, đôi bên trêu nhau về chuyện kết hôn bởi hai nhà chỉ cách nhau 450m.
Không ngờ, Thái ghi nhớ trong lòng và biến lời đùa thành sự thật. Gần 1 tháng sau, anh đến nhà xin phép bố mẹ Nhung cho hai bên gia đình gặp mặt.
"Lúc đó mình chưa có ý định gì. Anh nhắn tin cho mình 'cuối tháng này anh về nói bố mẹ sang hỏi cưới em'. Mình đáp 'cưới thì cưới'. Thế là đôi bên cưới thật.
Tháng 5/2023, anh sang nhà mình xin phép. Cuối tháng đó, tụi mình dạm ngõ và vài ngày sau thì tổ chức đám hỏi. Cuối năm 2024, tụi mình tổ chức đám cưới, chính thức về chung nhà", Nhung kể.
Thời điểm mới biết chuyện, cậu bạn thân của Nhung vô cùng ngỡ ngàng nhưng sau đó ủng hộ nhiệt tình mối duyên này.
Văn Thái dễ dàng nhấc bổng vợ trong ngày ăn hỏi
Ngay cả khi đã làm lễ ăn hỏi, Nhung vẫn ngỡ ngàng về quyết định của mình. Tuy nhiên, có một điều Nhung chắc chắn về mối quan hệ này đó là sự hòa hợp.
Dù thời gian gặp gỡ không lâu nhưng vợ chồng cô hợp nhau trong mọi chuyện, từ tính cách cho đến lối sống. Điều đó khiến họ dễ chia sẻ và thấu hiểu nhau.
Đám cưới nhiều tiếng cười
Sự chênh lệch chiều cao khiến cặp đôi gặp nhiều tình huống hài hước từ lúc yêu cho đến khi làm đám cưới. Mỗi khi ra đường, họ luôn thu hút ánh nhìn của nhiều người. Bạn bè thân thiết thường trêu họ giống chú - cháu hơn là một cặp đang yêu.
Nhung kể: "Nhà mình có 3 chị em gái, ai cũng nhỏ nhắn nhưng đều lấy chồng cao to. Chắc đó là truyền thống gia đình".
Khi chụp ảnh với chồng, Hồng Nhung phải đứng lên ghế
Ngày chụp ảnh cưới, Hồng Nhung đứng trên hai chiếc ghế vẫn không cao bằng chú rể khiến cả ê kíp bật cười.
Ngày cưới, cô đi đôi giày cao gót 9cm nhưng vẫn không thể cải thiện sự chênh lệch. Khi chụp ảnh phóng sự cưới, cô phải đứng trên một chiếc ghế nhỏ để không quá thấp so với chồng.
"Lúc chụp ảnh với dàn bê tráp, chồng mình nhấc bổng mình một cách dễ dàng. Khi làm lễ cưới, mình thì nhón chân, còn anh ấy phải cúi gập người mới có thể trao nhau nụ hôn kỷ niệm. Khách khứa thấy cảnh đó đều bật cười", Nhung kể.
Hồng Nhung hạnh phúc khi lấy được người chồng hòa hợp
Hiện tại, Nhung sống chung với bố mẹ chồng. Cô được gia đình chồng yêu thương, quan tâm từng chút một.
"Bố mẹ chồng mình rất tuyệt vời. Mình ở nhà chồng mà thoải mái như ở nhà mẹ đẻ. Mình được ngủ đến trưa, hễ thèm món gì là được mẹ chồng nấu cho ăn, ngày Tết mình còn được cha chồng cho tiền mua sắm", Nhung chia sẻ.
Hồng Nhung cũng được chồng hết mực cưng chiều. Khi vợ ốm sốt, Thái thức trắng đêm chăm sóc vợ. Khi vợ đói, dù là nửa đêm anh cũng dậy nấu cho vợ ăn. Nhờ hòa hợp về tính cách, cuộc sống hôn nhân của cặp đôi rất suôn sẻ.
"Điều khiến mình hạnh phúc hơn cả là khi lấy chồng gần, mỗi ngày mình đều được sang nhà bố mẹ đẻ. Mình không biết tương lai ra sao nhưng hiện tại thấy lấy chồng rất vui", Nhung cười nói.
Choáng ngợp cảnh cô gái 2k2 Bắc Ninh nhấc bổng cả VĐV giành HCV SEA Games tại sới vật, cả làng vỗ tay rần rần Nữ đô vật gây sốt mạng xã hội khi 2 lần so tài với nam VĐV từng giành HCV SEA Games. Đây là sới vật diễn ra tại hội làng Trung Oai (Đông Anh, Hà Nội). Lễ hội vật là lễ hội truyền thống chào mừng năm mới 2025. Ngoài các đô vật là người dân trong làng, các đô vật cũng được...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhìn lại hành trình gần 4 năm chống chọi ung thư máu của bé Bắp phía sau lùm xùm từ thiện 16 tỷ đồng

Kinh hoàng: Động cơ máy bay chở 159 người bốc cháy ngùn ngụt, rung lắc mạnh giữa không trung, phi công phải hạ cánh khẩn cấp

Bí ẩn về bé gái mồ côi bị bỏ rơi một bước đổi đời vì được tỷ phú giàu thứ 2 thế giới nhận nuôi

Nữ giáo viên 35 tuổi bỏ việc vì "muốn xem thử thế giới rộng lớn", 10 năm sau có hối hận không?

Sức mạnh của đói nghèo: Bà mẹ mù chữ, bại liệt nuôi dạy con trai trở thành sinh viên giỏi nhất đại học Thanh Hoa - Đâu là bí quyết thành công của những đứa trẻ nghèo?

Nam sinh hai lần được trao tặng Huân chương Lao động

Check camera, người mẹ phát hiện con trai bị một bạn nữ làm hành động cực phản cảm ở lớp mầm non: 2 "tối hậu thư" được đưa ra!

Một bài toán tiểu học đơn giản nhưng khiến dân tình xào xáo: Cô hay trò mới là người đúng?

Dáng vẻ của những em bé trong hòa bình: Hạnh phúc trên lưng bố mẹ, giữa không gian cờ và hoa!

Những khoảnh khắc đẹp nhất trong đêm người dân chứng kiến 21 phát đại bác rền vang ở Bến Bạch Đằng

Phóng to clip trong phòng ngủ, cảnh tượng người mẹ ôm con rồi đổ gục xuống giường khiến nhiều người xót xa

Bé gái bị bỏ rơi kèm lời nhắn "cháu khổ quá" đã được mẹ nhận lại
Có thể bạn quan tâm

Tính năng mới thú vị nhất của Gemini Live miễn phí cho mọi người
Thế giới số
14:11:51 18/04/2025
Hàng hóa trên sàn Temu, Shein bớt rẻ với người Mỹ vì thuế quan
Thế giới
14:05:30 18/04/2025
Bi kịch bóng đá của Kane
Sao thể thao
14:01:17 18/04/2025
Vì sao căn phòng càng bừa bộn, chủ nhân càng nghèo? Nghe lý giải cực thuyết phục, sâu sắc!
Sáng tạo
13:57:16 18/04/2025
Biến căng: 1 nam diễn viên tố Angelababy bắt tay với bạn thân tai tiếng làm chuyện đáng xấu hổ
Sao châu á
13:53:41 18/04/2025
Top 5 thực phẩm giúp cơ thể không mất nước trong mùa nắng nóng
Sức khỏe
13:50:25 18/04/2025
Kiểu giày được ví như "trang sức" cho chân, khiến Gen Z đặc biệt yêu thích
Thời trang
13:49:07 18/04/2025
Từ cơn sốt "Địa đạo": Tranh cãi hư cấu và chân thực trong phim chiến tranh
Hậu trường phim
13:46:16 18/04/2025
Truy xét nhóm đua xe, gây rối rồi ghi hình khoe chiến tích
Pháp luật
13:44:36 18/04/2025
Hoa hậu Lý Kim Thảo diện áo dài lấy cảm hứng từ làng nghề mây tre đan
Phong cách sao
13:14:18 18/04/2025