Dịch sởi lan rộng, nguy cơ cao từ khu vực tiêm chủng thấp
Theo Bộ Y tế dịch sởi vẫn đang tiếp tục lan rộng trên nhiều tỉnh, thành đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Đáng chú ý, số ca mắc sởi diễn biến nặng, tập trung chủ yếu ở người chưa tiêm vaccine, tiêm vaccine chưa đầy đủ hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng.
Hầu hết các ca biến chứng do sởi đều chưa tiêm vaccine
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận và điều trị ngoại trú từ 20 đến 30 trẻ mắc sởi. Tại khoa Nhiễm – Thần kinh của bệnh viện, từ sau Tết đến nay, luôn có từ 70 đến 80 trẻ bị sởi phải nằm điều trị, trong đó hơn 10% trường hợp nặng phải thở máy.
Tại khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) trung bình mỗi ngày điều trị khoảng hơn 75 – 80 trẻ bị sởi.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh cho biết, hầu hết trẻ mắc sởi nhập viện điều trị đều chưa được tiêm vaccine sởi. Đa số trẻ nhập viện đều có biến chứng, trong đó 80% bị viêm phổi, tiếp theo là viêm ruột, viêm tai giữa và nhiễm trùng máu. Đặc biệt, 90% trẻ nhập viện từ các tỉnh thành khác chuyển đến.
Một ví dụ điển hình là trường hợp bệnh nhi 14 tuổi (ngụ Bến Tre) vừa nhập viện vào sáng 17/3 với biến chứng viêm ruột. Qua tìm hiểu, bệnh nhi này chưa được tiêm vaccine sởi. Người nhà bệnh nhi cho biết, sau khi thấy con sốt phát ban, mắt đỏ và tiêu đàm ra máu, họ đã vội vàng đưa bé lên TP Hồ Chí Minh.
Nhận định về tình hình dịch sởi, bác sĩ Dư Tuấn Quy cho rằng, với số ca nhập viện điều trị nội trú và ngoại trú hiện nay, dịch sởi vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Theo bác sĩ Quy, trước đây dịch sởi thường xảy ra vào mùa Đông – Xuân, nhưng hiện nay dịch không còn theo mùa và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, mỗi ngày khoa Nhiễm tiếp nhận khoảng 5 – 6 ca sởi mắc mới. Hiện khoa đang điều trị khoảng 50 ca sởi, phần lớn là bệnh nhi từ các tỉnh chuyển đến. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, số ca bệnh sởi điều trị tại bệnh viện từ cuối năm 2024 đến nay có lúc giảm nhẹ rồi lại tăng, hiện tại vẫn chưa giảm nhiều.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, bệnh sởi có biến chứng nguy hiểm nhất là viêm phổi, tiếp theo là viêm kết mạc hoặc viêm loét giác mạc. Ngoài ra, còn có các biến chứng về thần kinh, viêm màng não và viêm não do bệnh cảnh viêm sởi.
Khi mắc sởi, trẻ sẽ phát ban từ sau gáy rồi lan ra phía mặt, tiếp đến các vị trí khác trên cơ thể như tay, chân…
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 270 ca sởi, nâng tổng số ca mắc sởi tích lũy từ đầu năm 2025 đến nay lên 3.819 ca. Các quận huyện có số ca mắc cao từ đầu mùa dịch đến tuần 11 bao gồm thành phố Thủ Đức, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Từ đầu năm 2025 đến nay, Việt Nam ghi nhận gần 40.000 trường hợp mắc sởi và nghi mắc sởi, trong đó có 5 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước. Dịch bệnh đang lan rộng trên nhiều tỉnh, thành, đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Đáng chú ý, số ca mắc sởi diễn biến nặng, chủ yếu tập trung ở người chưa tiêm vaccine, tiêm vaccine chưa đầy đủ hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng. Bên cạnh trẻ em, các bệnh viện cũng ghi nhận nhiều ca bệnh là người lớn mắc sởi nặng với các biến chứng viêm phổi, viêm não và suy hô hấp.
Video đang HOT
Cần tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà’ tiêm vaccine sởi
Bác sĩ Dư Tuấn Quy cho biết, chu kỳ của dịch sởi thường tái phát mỗi 5 năm. Trong các đợt dịch sởi trước, nhờ vào công tác tiêm chủng quyết liệt, dịch bệnh đã kết thúc nhanh chóng. Tuy nhiên, đợt dịch sởi lần này đã kéo dài gần một năm, nhưng số ca mắc vẫn tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu giảm.
Trẻ tiêm vaccine phòng sởi tại trạm y tế phường Hiệp Bình Chánh (thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh).
Hầu hết trẻ nhập viện do mắc sởi đều chưa được tiêm vaccine sởi. Sau một đợt dịch COVID-19, khi kinh tế khó khăn, phụ huynh phải đi làm xa và để con lại với ông bà nuôi dưỡng, nhiều gia đình đã bỏ qua việc chích ngừa cho trẻ. Bên cạnh đó, đầu năm 2025, Bộ Y tế đã ra công văn triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi, chiến dịch này được triển khai đến các tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trẻ chưa được tiếp cận thông tin này.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy cho rằng, để chấm dứt dịch sởi, cần tiếp tục thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ đi tiêm vaccine sởi càng sớm càng tốt.
“Trẻ mắc sởi có thể phải điều trị từ 5 đến 7 ngày, thậm chí kéo dài 2 – 3 tuần, gây ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt của gia đình. Trong khi đó, chỉ cần tiêm vaccine sởi, trẻ có thể phòng ngừa hoàn toàn căn bệnh này. Vaccine sởi còn được tiêm miễn phí và rất an toàn, vì vậy phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm vaccine sởi”, bác sĩ Dư Tuấn Quy khuyến nghị.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, với các triệu chứng điển hình bao gồm sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho và mắt đỏ. Sởi lây lan nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt trong môi trường đông đúc như trường học, khu dân cư. Gần 100% người chưa có miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như tiêu chảy, viêm loét giác mạc, viêm phổi, viêm não và có thể dẫn đến tử vong. Thai phụ mắc sởi có nguy cơ sảy thai, thai lưu, hoặc sinh non. Hai đợt dịch sởi gần nhất xảy ra vào năm 2019 và 2014. Riêng năm 2014, hơn 110 trẻ đã tử vong do bệnh sởi.
Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết, tại các vùng dịch và vùng có nguy cơ cao, trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi sẽ được tiêm vaccine sởi mũi 0. Trẻ cần tiếp tục tiêm các mũi vaccine sởi từ 9 tháng hoặc 12 tháng tuổi theo phác đồ tiêm chủng thông thường.
Trước diễn biến phức tạp của dịch sởi, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng chống dịch sởi năm 2025, ưu tiên tiêm cho trẻ ở các huyện có nhiều ca mắc hoặc nghi mắc sởi. Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng mở rộng, tổ chức tiêm bù và tiêm vét vaccine phòng sởi cho các trẻ chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ các mũi vaccine. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện khẩn yêu cầu các địa phương bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, vật tư, thiết bị, vaccine để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, hoàn thành trong tháng 3/2025.
“Hai ngày sau công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống Tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi cho Bộ Y tế nhằm khẩn trương đưa về các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch, đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. VNVC cũng chính thức khởi động chiến dịch “Chung tay phòng chống dịch sởi” trên toàn quốc nhằm hưởng ứng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế”, đại diện hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết.
Ngày 18/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã đánh giá cao những biện pháp nhanh chóng và quyết liệt mà Bộ Y tế Việt Nam đã triển khai để ứng phó với đợt bùng phát bệnh sởi hiện nay. Tuy nhiên, do tính lây nhiễm mạnh mẽ của bệnh sởi cùng với sự thiếu hụt miễn dịch ở nhiều khu vực, nhiều trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ đang đối mặt với nguy cơ mắc bệnh. WHO và UNICEF cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công tác kiểm soát đợt bùng phát bệnh sởi hiện tại và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Điều này bao gồm xây dựng chiến lược loại trừ bệnh sởi, kế hoạch cụ thể để tiếp cận những người chưa được tiêm chủng, triển khai các hoạt động truyền thông cho chiến dịch tiêm chủng sởi và củng cố các hệ thống cung cấp, mua sắm và phân phối vaccine, bao gồm cả hệ thống dây chuyền lạnh.
Không thể chủ quan với bệnh sởi
Hiện nay, dịch sởi tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao. Mặc dù sởi có thể gây tử vong nhưng tỉ lệ tử vong không cao, chủ yếu ở những ca bệnh nặng.
Với đặc điểm lây lan nhanh (hơn cả Covid-19), việc tăng cường tiêm chủng và kiểm soát dịch tại cộng đồng là biện pháp quan trọng để hạn chế số ca mắc mới và giảm nguy cơ biến chứng.
Dịch sởi tăng cao
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 131 trường hợp mắc sởi. Từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Nội ghi nhận 876 trường hợp mắc tại 30/30 quận, huyện, thị xã.
CDC Hà Nội nhận định, số mắc sởi trong tuần tăng, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Số ca nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).
Bệnh nhi mắc bệnh sởi điều trị tại ệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: BVCC
Thời gian qua, Khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi .
Một năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ sinh ra. Với kịch bản tỷ lệ tiêm vaccine sởi đạt 90-95%, thì 5-10% trẻ không được tiêm chủng. Tích lũy, sau 4-5 năm sẽ có khoảng gần một triệu trẻ có nguy cơ mắc sởi. Số này có thể lây lan cho nhóm chưa đến tuổi tiêm chủng và chưa có miễn dịch với bệnh.
PGS.TS Trần Đắc Phu
Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền - Khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư lưu ý, bệnh sởi thường diễn tiến qua 3 giai đoạn rõ rệt. Trong giai đoạn khởi phát, trẻ có các triệu chứng tương tự cảm cúm như sốt, ho, ngạt mũi, mắt đỏ, viêm long và tiêu chảy. Đây là giai đoạn dễ lây lan nhưng khó nhận biết do chưa xuất hiện ban sởi.
Giai đoạn phát ban được đặc trưng bởi các nốt ban đỏ xuất hiện từ sau chân tóc, lan xuống mặt, cổ, thân mình và các chi. Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi trong giai đoạn này. Cuối cùng là giai đoạn ban bay, khi các ban mờ dần, để lại các vết loang lổ trên da trước khi trẻ hồi phục hoàn toàn....
PGS.TS Đỗ Duy Cường khám cho bệnh nhân điều trị tại Viện Y học Nhiệt đới, BV Bạch Mai.
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Viện trưởng Viện Y học Nhiệt đới, BV Bạch Mai cảnh báo, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm, lây qua đường hô hấp do virus họ Paramyxoviridae gây nên. Thời gian gần đây, viện liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh là người lớn mắc sởi. Virus sởi rất dễ lây theo đường không khí hoặc giọt bắn, đối tượng cảm thụ là trẻ em chưa được tiêm phòng hoặc người lớn khi lượng kháng thể trong máu suy giảm.
Sởi ở người lớn hay trẻ em đều có thể gây ra những biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người lớn chủ quan cho rằng, bệnh sởi chỉ có ở trẻ em, nên không đi khám và điều trị.
Tăng miễn dịch cộng đồng bằng vaccine sởi
TS Cao Việt Tùng - Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư cho biết, từ năm 2024 đến ngày 13/3/2025, đơn vị ghi nhận 3.107 ca bệnh sởi, trong đó hơn 50% phải nhập viện.
"Năm 2024, BV ghi nhận 796 ca mắc sởi nhập viện, nhưng chỉ gần 3 tháng đầu năm 2025 đã có 1.367 trường hợp. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ mắc sởi chưa tiêm chủng chiếm khá cao. Qua điều tra 1.459 bệnh nhân trên 9 tháng tuổi mắc sởi nhập viện, có 50% trẻ chưa tiêm vaccine phòng bệnh" - TS Cao Việt Tùng chỉ rõ.
Nhân viên y tế tiếm vaccine cho trẻ dưới 9 tháng tuổi tại Trạm Y tế Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, dịch sởi bùng phát theo chu kỳ mỗi 5 năm và thời điểm này đã đúng vào chu kỳ dịch. Tỷ lệ tiêm chủng giảm có thể khiến cho số người nguy cơ mắc bệnh tích lũy rất lớn, dẫn đến khả năng cao bùng phát dịch.
Đề cập đến vấn đề này, TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục phòng bệnh, Bộ Y tế cảnh báo, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong.
Đáng lo ngại, bệnh sởi đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng và có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn Covid-19. 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng "anti vaccine" gia tăng; tốc độ tiêm chủng chậm hơn tốc độ của dịch. Hiện, có 7-8 tỉnh mới phê duyệt kế hoạch tiêm chủng.
"Để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát cần bao phủ vaccine từ trên 95% với 2 liều vaccine phòng sởi trong cộng đồng. Do đó, các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để tăng miễn dịch cộng đồng. Ngoài ra, các địa phương giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế và cộng đồng, kịp thời xử lý, không để dịch lây lan rộng". - TS Hoàng Minh Đức lưu ý.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để ngăn chặn nguy cơ từ bệnh sởi, phụ huynh cần tiêm phòng đầy đủ hai mũi vaccine sởi cho trẻ theo lịch. Phụ nữ trước khi mang thai cũng nên tiêm phòng để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời.
Ngoài ra, khi trẻ có các dấu hiệu: sốt cao, ho, tiêu chảy hoặc phát ban, phụ huynh nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đồng thời, cách ly bệnh nhân sởi, vệ sinh môi trường sống và rửa tay thường xuyên là các biện pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hà Nội triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi đã chính thức được triển khai tại Hà Nội. Trong ngày đầu tiên, hai địa phương là quận Hai Bà Trưng và thị xã Sơn Tây đã tổ chức tiêm chủng cho trẻ. Các quận, huyện khác sẽ tiếp tục triển khai trong những ngày tới. Tiêm phòng sởi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Bổ sung chất béo thế nào có lợi cho cơ thể?

Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân

Cẩn trọng với viêm màng não ở trẻ

Tăng huyết áp diễn biến âm thầm, để lại biến chứng, hậu quả nặng nề

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

5 hành động đơn giản để gan thải độc tự nhiên

Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

Hạn chế thức uống này bạn có thể sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơn
Có thể bạn quan tâm

Tử vi tài chính 3 tháng tới: 3 con giáp có vận làm giàu Đã đến lúc chủ động xoay chuyển cuộc sống
Trắc nghiệm
11:30:27 28/04/2025
Chàng trai Gen Z và hành trình phục dựng gần 7.000 di ảnh liệt sĩ: Vì mỗi bức ảnh là một linh hồn, một cuộc đời, một phần máu thịt của Tổ quốc
Netizen
11:30:07 28/04/2025
Xe ga 110cc giá 46 triệu đồng của Honda gần giống Vision có gì đặc biệt?
Xe máy
11:22:32 28/04/2025
Lexus ES 2025: Thiết kế thể thao độc đáo, giá niêm yết khoảng 3 tỷ đồng
Uncat
11:18:58 28/04/2025
Chi tiết Porsche 911 Spirit 70 bản giới hạn 1.500 chiếc
Ôtô
11:16:07 28/04/2025
McTominay rực sáng, Napoli chiếm ngôi đầu Serie A
Sao thể thao
11:11:12 28/04/2025
Đến 40 tuổi tôi mới biết 5 món này chính là "thủ phạm" khiến ví tiền hao hụt mà cuộc sống chẳng khá hơn!
Sáng tạo
11:10:33 28/04/2025
Kim "siêu vòng 3" thật đáng thương!
Sao âu mỹ
11:03:05 28/04/2025
Vũ Thảo Giang và cầu nối quảng bá du lịch Việt Nam qua áo dài
Thời trang
10:38:04 28/04/2025
Nga tuyên bố thẳng thừng về số phận nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu
Thế giới
10:35:06 28/04/2025