Tác hại của sở thích ăn cay bị nhiều người coi nhẹ
Ăn quá nhiều đồ cay trong thời gian dài gây bỏng, lở miệng, nổi mụn nhọt, đi tiêu có cảm giác nóng hậu môn, nóng rát vùng dạ dày… Thậm chí chúng có thể dẫn đến tình trạng mất vị giác.
Vị cay luôn kích thích vị giác của mỗi người và giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn, mang lại cảm giác thú vị khi ăn, thậm chí gây nghiện ở nhiều người. Những người thường xuyên ăn các đồ cay có thể bị mất đi khả năng phân biệt các mùi vị của đồ ăn. Người ăn cay quá nhiều và trong thời gian dài có thể phải hứng chịu những tác hại ảnh hưởng sức khỏe.
Nhiều người nghiện ăn cay vì vị cay làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn, mang lại cảm giác thú vị khi ăn. Ảnh: Internet
Với đặc tính cay nóng, khi ăn nhiều ớt, tiêu… có thể sẽ gặp phải tình trạng nóng, nhiệt trong người, cùng các biểu hiện nhiệt, bỏng miệng, môi khô nứt, nóng rát nhiều vùng thượng vị.
Thường xuyên ăn đồ cay vào buổi tối, dễ dẫn đến tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra ăn đồ chua cay nhiều có thể gây viêm, tệ hơn là loét dạ dày.
Ăn cay gây nóng nhiệt trong người, bỏng miệng, môi khô nứt, nóng rát nhiều vùng thượng vị. Ảnh: Internet
Tính cay, nóng của ớt, tiêu… khi ăn nhiều gây tổn thương đến dạ dày do trong bột ớt có chứa các aflatoxin và các hợp chất N-nitroso, cùng hàm lượng vitamin C, betacarotene tốt cho sức khỏe nhưng có thể kích thích các chứng bệnh đại tràng, gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
Một số nghiên cứu khoa học cho biết ăn nhiều chất cay và kéo dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày, nhất là đối với các loại ớt bột có thuốc nhuộm màu chứa Sudan. Ngoài ra, ớt khi bị mốc chứa chất alfatoxin cũng có khả năng gây ngộ độc và ung thư.
Video đang HOT
Vị cay nóng trong ớt, tiêu có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Ảnh: Internet
Người có bệnh tim mạch và mạch máu não, cao huyết áp, viêm phế quản mãn tính không nên ăn cay, bởi capsaicin trong ớt sẽ làm nhịp tim và tuần hoàn máu tăng nhanh.
Người mắc bệnh về dạ dày khi ăn cay sẽ cản trở quá trình phục hồi chức năng tiêu hóa. Người có bệnh trĩ và viêm túi mật cũng không nên ăn cay.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ vừa phải, các loại ớt, tương ớt, sa tế cay có vitamin A, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất. Capsaicin trong ớt cũng được chứng minh có tác dụng làm cho việc quan hệ “chăn gối” được tốt hơn.
8 dấu hiệu trên khuôn mặt để lộ sức khỏe của bạn
Các nốt ruồi mới xuất hiện có thể là biểu hiện của ung thư hay khi da bỗng ám vàng, bạn nên đi kiểm tra gan của mình.
Chỉ cần nhìn vào gương mặt, các bác sĩ có thể dự đoán ban đầu về sức khỏe của bệnh nhân.
1. Da hoặc môi khô, bong tróc
Đây là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu nước. Nó cũng có thể báo hiệu một vấn đề khác nghiêm trọng hơn như bệnh suy giáp, tiểu đường.
Các triệu chứng khác của bệnh suy giáp là cảm thấy lạnh, tăng cân, mỏi mệt. Trong khi đó, bệnh nhân tiểu đường hay khát, đi tiểu thường xuyên, mắt mờ.
2. Nốt ruồi mới
Bạn nên cẩn thận với các nốt ruồi mới mọc. Ảnh: Solomonfacial
Đa số các nốt ruồi không phải là lý do khiến bạn lo ngại. Nhưng để an toàn, nếu thấy có những nốt ruồi mới trên da, bạn nên đi kiểm tra. Chúng có thể là dấu hiệu của ung thư da, bệnh nội khoa hay một chứng bệnh di truyền nào đó.
3. Lông mọc nhiều
Những khoảng lông không mong muốn ở cằm, trên môi có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Đó là tình trạng mất cân bằng hormone ở nữ giới với nồng độ hormone nam tăng cao. Căn bệnh này có thể khiến việc sinh nở khó khăn. Tuy nhiên, đôi khi lông mọc nhiều cũng chỉ là một yếu tố di truyền.
4. Điểm màu vàng trên mí mắt
Xanthelasma còn gọi là ban vàng quanh mắt là hiện tượng có các đốm, mảng màu vàng ở mí mắt. Những người có triệu chứng này có thể có chỉ số cholesterol cao hơn. Do đó, họ dễ mắc phải các bệnh liên quan tới tim.
5. Mặt không đối xứng
Đây có thể là một trong những dấu hiệu sớm của đột quỵ. Khi nhìn vào gương, bệnh nhân đột nhiên thấy gương mặt mình trông khác lạ. Một bên mặt cũng có vẻ bị xệ xuống, khó cười nói.
Nếu có thêm các triệu chứng như song thị hoặc tay chân mệt mỏi, bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao.
Ngoài ra, mặt không đối xứng còn có thể liên quan tới bệnh tê liệt thần kinh mặt.
6. Bọng mắt
Bạn có bọng mắt có thể do thiếu ngủ hoặc mắc bệnh suy giáp, dị ứng. Ảnh: Draxe
Những đôi mắt mệt mỏi cảnh báo dị ứng mạn tính, làm giãn mạch máu. Điều đó sẽ khiến cho khu vực da nhạy cảm dưới mắt bạn bị sưng, có những khoảng xanh tím. Ngoài ra, bọng mắt cũng có thể là biểu hiện của bệnh suy giáp, rối loạn giấc ngủ.
7. Da đổi màu
Bất cứ một thay đổi nhỏ bất thường nào cũng là dấu hiệu của một điều gì đó. Da xanh nhợt nhạt có thể do thiếu máu, da màu vàng do bệnh gan. Thoáng xanh ở môi đôi lúc liên quan tới bệnh tim hoặc phổi.
8. Phát ban, mụn nhọt
Một số vấn đề tiêu hóa sẽ biểu hiện trên da của bạn. Nhiều mụn đỏ mọc trên mặt có thể do bạn không dung nạp được gluten có trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch... Dị ứng, chàm, chứng đỏ mặt và một số bệnh nhiễm trùng cũng khiến mặt có mụn.
4 tình trạng sức khỏe tuyệt đối không được tập thể dục Khi bị sốt cao, ho mãn tính lâu ngày không khỏi hay các bệnh dạ dày biểu hiện nặng như xuất huyết,... thì bạn tuyệt đối không được tập thể dục dù là các bài tập nặng hay nhẹ. 1. Không được tập thể dục khi đang sốt cao Khi cơ thể của bạn bị sốt sẽ làm cho nhiệt độ tăng lên...