Tác hại của những bệnh liên quan ăn uống
Khi ăn thức ăn nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…, các mầm bệnh này có thể gây ra những căn bệnh kinh khủng cho người nhiễm phải.
Những dịch bệnh bùng phát liên quan đến ăn uống vẫn xảy ra. Dưới đây là một số bệnh đáng sợ có thể nhiễm từ thức ăn hằng ngày.
Siêu rệp gà đẩy tế bào “tự tử”
Được gọi là vi khuẩn kháng kháng sinh, loại vi khuẩn này có ở khắp nơi trên con gà, nó là một “siêu rệp” – một phiên bản khác của khuẩn E.Coli. Vi khuẩn này khiến con người phải đề phòng vì nó chiếm tỷ lệ cao của việc gây ra hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS). HUS làm kích hoạt hành vi “tự vẫn” của các tế bào hồng cầu. Phần lớn các tế bào trong cơ thể được lập trình để có thể tự hủy khi cần thiết. Hội chứng này còn có tên gọi khác là “chết rụng tế bào”. Nhưng khuẩn E.Coli còn chứa thứ độc chất Shiga. Thứ độc này chém vào các tế bào hồng cầu được lập trình và khiến chúng đi đến tự sát, kết quả là suy thận gần như toàn bộ.
Siêu rệp gà gây ra hội chứng huyết tán tăng ure máu.
Vi khuẩn “xé toạc” tủy sống
Các chứng sốt Malta và bệnh Bang’s đều có điểm chung: Chúng bị lây bệnh bởi loại khuẩn Brucella mà vốn thường tìm thấy trong phô mai mềm và sữa thô. Bệnh Brucellosis khá hiếm gặp và chỉ mắc bệnh này nếu như uống loại sữa chưa được tiệt trùng. Một trong những biến chứng chính của bệnh Brucellosis là một tình trạng cột sống được gọi là “viêm màng nhện”. Sự kết hợp của Brucellosis và chứng viêm màng nhện có thể đi đến thứ biến chứng gọi là “rỗng tủy sống” – một tình trạng như sâu răng phát triển dọc theo cột sống. Chứng bệnh này ngày càng mở rộng theo từng năm, làm tách rời các đĩa cột sống và phá vỡ cột sống.
Ký sinh trùng “thiêu cháy” các mô
Video đang HOT
Cùng với thịt lợn, mực có chứa một loại giun tròn ký sinh nguy hiểm. Chúng lây sang cơ thể con người nếu như thức ăn nhiễm giun không được nấu chín. Loài giun có tên là Anisakis simplex thường sống trong đường tiêu hóa. Giun tròn A. simplex không gây tác hại khủng khiếp cho người nhiễm phải, ngoại trừ người đó dị ứng với nó gây ra chứng tăng bạch cầu ái toan. Bạch cầu ái toan là một dạng bạch cầu chuyên chịu trách nhiệm đối phó với các ký sinh trùng. Khi cơ thể nhiễm ký sinnh trùng, bạch cầu ái toan sẽ tăng xung quanh tuyến trùng và phóng độc tính vào chúng. Độc tố này không tấn công được vỏ của giun tròn mà làm tổn thương nặng nề các mô xung quanh và kêu gọi “cứu viện”. Bạch cầu ái toan lầm tưởng và tiếp tục tăng cường phóng độc tính mạnh tạo ra một cuộc tấn công tổng lực. Khi đó, các mô trong đường ruột như bị thiêu cháy và cơ hội chữa khỏi là rất thấp.
Giun tròn định cư trong lưỡi
Trichinella là một loại giun tròn sống ký sinh trong cơ thể các loài ăn tạp, đặc biệt là lợn. Vì lợn là thực phẩm thường xuyên nên người cũng dễ nhiễm giun Trichinella nếu ăn thức ăn chứa ấu trùng chưa được nấu chín. Khi người nhiễm ấu trùng, nó bám vào niêm mạc ruột non và bắt đầu nở ra giun. Trong vòng 4 tuần, giun Trichinella trưởng thành và có thể đẻ ra hơn 1.000 ấu trùng. Các ấu trùng sẽ bơi vào mạch máu. Nơi sống lý tưởng của ấu trùng con là những mô cơ mềm. Và lưỡi là nơi thích hợp nhất. Đôi khi mỗi 1gr mô sẽ có hơn 1.500 con giun trú ngụ.
Nấm mốc tấn công não người
Rửa trái cây và rau củ trước khi ăn là cách làm để loại bỏ bớt loại nấm mốc Cryptococcus neoformans – loại nấm có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Khi Cryptococcus xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, phát tán các đám mây bào tử vào phổi và đường mũi. Ban đầu, bệnh nhân cảm thấy cổ họng nghèn nghẹn, sau đó là một cơn ho. Khi nấm mốc đã lan khắp phổi và phóng độc tố vào máu, sau 1 hoặc 2 tuần, nấm sẽ lan tới hệ thần kinh trung ương và lan rộng thành một lớp mô mỏng phủ lên não. Bệnh nhân sẽ bắt đầu bị ảo giác, tổn thương thần kinh vĩnh viễn khiến bệnh nhân bị đau đầu kinh niên suốt đời.
Salmonella làm tan xương
Thông thường, vi khuẩn Salmonella ngụ ở khu vực tiêu hóa, gây ra tiêu chảy và co thắt dạ dày. Nhưng vi khuẩn Salmonella còn có thể di chuyển đến xương mà thường là xương chân – nơi có nguồn cung cấp máu mạnh. Vi khuẩn bơi trong dòng máu và chạm đến tủy rồi gây nhiễm trùng tại đó – gọi là chứng viêm tủy xương. Các tế bào bạch cầu chạy đến nơi có hiện tượng viêm và làm giải phóng các enzyme có tác dụng phá vỡ các tế bào thành chất dịch. Kết quả là các túi mủ nơi từng hiện diện xương đặc sẽ trở thành nhà tù nhốt Salmonella – nơi cuối cùng chúng sẽ bị hoại tử và chết nhưng hậu quả kéo theo là làm tan xương tại vị trí đó.
Độc tố thủy sản khiến cơ thể nóng, lạnh bất thường
Độc tố thủy sản (ciguatoxin) là chất độc nguy hiểm nhất trong việc ăn cá. Nó được tạo ra từ một loại sinh vật phù du gọi là tảo đơn bào 2 roi (Dinoflagellate). Chất độc này bám lên san hô và sau đó là cá ăn cỏ, cá ăn thịt sẽ bị nhiễm chúng. Cuối cùng là độc tố này có mặt trên đĩa ăn của con người. Sau khi ăn phải thủy sản bị nhiễm độc, người ăn sẽ có dấu hiệu bị ngộ độc khoảng 2 giờ sau đó, bao gồm chứng khó tiêu, buồn nôn và chuột rút. Nếu người ăn bị dị ứng với độc tố thủy sản thì độc tố sẽ tấn công vào hệ thần kinh với các triệu chứng như lâng lâng, khó thở, tim đập nhanh, môi tê liệt. Kỳ lạ hơn là cơ thể bỗng nhiên có cảm giác nóng, lạnh bất tử. Đặt đá lên người lại cảm thấy nóng rát, ngược lại ngồi gần đống lửa lại cảm thấy lạnh.
NGUYỄN THANH HẢI
Theo listverse/SKĐS
Kháng kháng sinh và nguy cơ từ chính mâm cơm người Việt
Hiện nay ở các quốc gia có thu nhập cao khoảng 2,4 triệu người có thể chết trong giai đoạn 2015 đến 2050 nếu không nỗ lực lâu dài để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
Các chuyên gia trả lời về việc kháng kháng sinh.
Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi hãy hành động ngay từ hôm nay kẻo ngày mai không còn thuốc chữa. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh do thầy thuốc lạm dụng, người dân tự ý mua thuốc và đặc biệt nguyên nhân tiềm ẩn đó là tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi còn rất cao.
Tại buổi họp báo về quản lý sử dụng kháng sinh cho tương lai, không lạm dụng, không dùng sai cách, ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng tình trạng kháng kháng sinh trong y tế của Việt Nam đang hết sức đáng lo ngại.
Hiện các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tiên phong trong việc cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, Mỹ cũng đang giảm dần, Hàn Quốc thì đã cấm hàng chục loại kháng sinh trước đây từng cho phép trong chăn nuôi...
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo hạn chế sử dụng kháng sinh nói chung, kể cả bên y tế hay nông nghiệp, chỉ sử dụng khi cần thiết và có kiểm soát. "Ngành y tế sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp rà soát, cân nhắc lại danh mục các loại kháng sinh cấm trong chăn nuôi, thủy sản theo hướng giảm nguy cơ kháng thuốc đối với ngành y tế, có lộ trình kiểm soát cho từng loại kháng sinh, trên từng loại vật nuôi. Đồng thời có nghiên cứu song song với các loại chế phẩm thay thế trong chăn nuôi. Đối với kháng sinh trong thú y, cũng cần có chương trình giám sát tồn dư kháng sinh sau khi tiến hành phòng trị bệnh tại các cơ sở chăn nuôi để có sự điều chỉnh phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng việc cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản, nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng trừ dịch bệnh nhiều năm qua chính là nguyên nhân làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc.
Đáng ngại nhất là tình trạng bán kháng sinh không theo đơn, trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi một cách bừa bãi. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Trên mâm cơm thịt, cá, tôm, cua đều có nguy cơ tồn dư kháng sinh.
Hiện nay Cục Thú y tuyên truyền hướng dẫn người dân không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành văn bản ngừng sử dụng kháng sinh cho kháng sinh và chăn nuôi.
Bên cạnh đó, thời gian qua cục đã giám sát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để đánh giá đồng bộ từng khu vực, tình trạng kháng thuốc như thế nào trên cơ sở đó có khuyến cáo với người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Cục giám sát các cơ sở thu mua thủy sản, thực phẩm từ chăn nuôi cần lấy mẫu xét nghiệm tồn dư của kháng sinh đặc biệt là kháng sinh nguy hiểm có khả năng dẫn tới kháng kháng sinh. Nếu lô sản phẩm không còn dư lượng kháng sinh mới được đưa ra tiêu dùng và xuất khẩu. Ông Long cho rằng phải giám sát kỹ kháng sinh trong chăn nuôi mới giảm được tình trạng kháng kháng sinh.
Với thực phẩm, thủy sản nhập khẩu về Việt Nam cũng được các cơ quan lấy mẫu kiểm tra. Ngoài giám sát tình hình dịch bệnh thì kiểm soát tồn dư kháng sinh cũng được ưu tiên.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng cục Quản lý khám chữa bệnh cảnh báo, kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế cũng như trong chăn nuôi. Việc đầu tư, nghiên cứu cho ra đời các kháng sinh mới đã giảm trong nhiều thập kỷ nay, dẫn đến sự thiếu hụt các kháng sinh có hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng.
Kháng thuốc ngày nay không chỉ của riêng quốc gia nào mà là vấn đề y tế toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng chục ngàn người tử vong do kháng thuốc và phải chi phí hàng chục tỷ đô la cho kháng thuốc.
Tới đây, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các bệnh viện có khảo sát đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp chống kháng kháng sinh. Đồng thời kêu gọi các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng cùng chung tay chấm dứt tình trạng lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai mục đích.
Theo infonet
Smartphone đang 'hại chết' cơ thể bạn như thế nào? Smartphone đang ngày càng phổ biến và trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần trong thời gian dài như: Mất ngủ, trầm cảm, lo âu,...