Suýt tử vong sau khi truyền chất làm trắng da
Sau khi truyền chất làm trắng da bằng tế bào noãn thực vật không rõ nguồn gốc có giá 50 triệu đồng, một phụ nữ ở Hà Nội đã bị sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ tử vong được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện E.
Sáng 5/7, Bệnh viện E cho biết, nữ bệnh nhân 46 tuổi (Hà Nội) được đưa vào nhập viện trong nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ tử vong… sau khi sử dụng phương pháp truyền chất làm trắng da bằng tế bào noãn thực vật nhưng không rõ thành phần tại một spa ở Hà Nôi.
Theo ThS.BS nội trú Nguyễn Thị Thu Lan – Khoa Dị ứng miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E, lúc nhập viện, bệnh nhân có hiện tượng co giật toàn thân, khó thở, kích thích, tụt huyết áp nghiêm trọng gây trụy mạch và có nguy cơ tử vong cao.
Các bác sĩ nhanh chóng chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết… Kết quả chỉ số men gan tăng cao gấp 4 – 5 lần so với bình thường, nguyên nhân nghi ngờ do tác dụng phụ của chất làm trắng này gây ra, gây nguy cơ suy gan…
Các bác sĩ đã xử lý theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây tử vong chỉ sau vài phút.
Nữ bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện E cứu sống sau khi bị sốc phản vệ nặng do truyền chất làm trắng da trôi nổi.
“Đây là trường hợp rất nguy hiểm, có biểu hiện sốc phản vệ ở mức độ nguy kịch, có nguy cơ tử vong rất cao. May mắn là người bệnh đã được đưa đến bệnh viện trong “giờ vàng” và được cấp cứu theo phác đồ điều trị sốc phản vệ nên qua cơn nguy kịch”, BS Lan cho biết.
Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng dị ứng cấp tính nguy hiểm, xảy ra sau vài giây đến vài phút khi tiếp xúc với dị nguyên. Tùy cơ địa nhạy cảm ở mỗi người mà cơ thể sẽ phản ứng với những chất gây dị ứng nhất định.
Video đang HOT
Sốc phản vệ gây ra những tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể như hệ thống miễn dịch, hệ hô hấp, da, hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hóa, hệ thống thần kinh trung ương nên các triệu chứng cũng phân bố khắp cơ thể, phổ biến với các triệu chứng như ngứa da, môi bị sưng vù, hắt hơi, chảy nước mắt, nôn mửa, tiêu chảy…
Qua khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh có cơ địa dị ứng với mạt bụi nhà và một số loại thức ăn như tôm, cua, cá, khoai tây, lòng trắng trứng… Nhưng lại lựa chọn cách làm đẹp với chất làm trắng không rõ nguồn gốc, thành phần tại một spa ở Hà Nội, khiến chị phải đối mặt với nguy cơ tử vong do sốc phản vệ.
Theo người nhà, bệnh nhân đã được tư vấn sử dụng dịch vụ truyền trắng da bằng tế bào noãn thực vật tại một spa ở Hà Nội với liệu trình 10 buổi và tổng số tiền gần 50 triệu đồng. Bệnh nhân đã sử dụng dịch vụ được 6 buổi, nhưng chưa xuất hiện triệu chứng khác lạ nào. Đến buổi thứ 7, khi đang truyền chất làm trắng được 30 phút, chị bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như khó thở đột ngột, co giật toàn thân, mê man…
Lo sợ người bệnh có thể tử vong tại spa, nhân viên đã liên hệ cấp cứu 115 và người bệnh được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện E.
Trung tâm cấp cứu 115 đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhằm đảm bảo duy trì ổn định hô hấp, tuần hoàn… trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện nhằm tận dụng thời gian vàng cấp cứu.
Đánh giá mức độ nguy hiểm của các chất làm đẹp, làm trắng không rõ nguồn gốc được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch đều có thể gây ra phản ứng nguy hiểm, BS Lan nhấn mạnh, người bệnh cần cẩn trọng với bất kỳ phương pháp tiêm truyền trắng da được quảng cáo trên thị trường, chất truyền trắng da trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng…, đặc biệt là đối với những người có tiền sử dị ứng như trường hợp người bệnh này.
“Khi rơi vào tình trạng sốc phản vệ, người bệnh phải nhanh chóng được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu khẩn, tránh những biến chứng không kiểm soát, đe dọa tính mạng. Đặc biệt, sau khi đã xử lý sốc phản vệ và điều trị kịp thời vẫn có thể tái diễn sau 8 – 72h tiếp theo. Do đó, bệnh nhân cần phải được theo dõi kĩ bằng các thiết bị máy móc hiện đại và các chuyên gia giàu kinh nghiệm để tầm soát những biến chứng gây nguy hiểm”, BS Lan cho biết thêm.
Qua trường hợp này, cơ quan chức năng cần tăng cường thanh, kiểm tra những spa, thẩm mỹ viện tiêm, truyền chất làm trắng da nói riêng và các dịch vụ làm đẹp trái phép nói chung để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân. Người dân khi có nhu cầu làm đẹp cần đến các cơ sở được cấp phép, tránh các spa, thẩm mỹ viện tiêm, truyền trái phép để rước hoạ vào thân.
Người đàn ông tử vong vì vết thương mèo cắn 4 năm trước
Anh Henrik Kriegbaum Plettner ở Đan Mạch bị con mèo cắn vào năm 2018. Vết thương khiến sức khỏe anh suy yếu dần.
Sau 4 năm, anh Henrik qua đời vì nhiễm trùng.
Vào năm 2018, anh Henrik Kriegbaum Plettner tình cờ thấy một con mèo cái và 4 đứa con nhỏ của nó đang sống hoang ngoài đường. Anh quyết định mang chúng về nuôi, theo trang tin Daily Mail (Anh).
Anh Henrik Kriegbaum Plettner đã tử vong 4 năm sau khi bị mèo cắn. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, một điều không mong muốn đã xảy ra. Trong lúc cố đưa 1 trong số 4 con mèo con về nhà, anh Henrik đã bị mèo mẹ cắn vào ngón tay trỏ của bàn tay phải.
Lúc đó, anh không nghĩ ngợi gì nhiều về vết thương. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài giờ ngón tay anh đã sưng lên gấp đôi.
Anh Henrik gọi điện cho bác sĩ gia đình và được yêu cầu đến kiểm tra ngay vào hôm sau. Sau khi xem xét, bác sĩ yêu cầu anh phải đến Bệnh viện Kolding ở thành phố Kolding (Đan Mạch) ngay lập tức.
Người đàn ông đã phải nhập viện điều trị suốt 1 tháng do nhiễm trùng. Loại vi khuẩn gây nhiễm trùng là Pasteurella multocida. Vi khuẩn này thường có trong miệng và đường hô hấp của nhiều loài động vật, đặc biệt là mèo.
Do anh Henrik có hệ miễn dịch bị suy yếu nên vi khuẩn đã gây nhiễm trùng ngón tay. Trong khoảng thời gian 1 tháng ở bệnh viện, anh phải trải qua 15 ca phẫu thuật để kiểm soát nhiễm trùng.
Thế nhưng, 4 tháng sau, ngón tay trỏ của anh vẫn không hồi phục. Để ngăn nhiễm trùng lan rộng, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt bỏ ngón tay.
Dù nhiễm trùng ở ngón tay đã được xử lý, da cũng đã lành lại sau ca phẫu thuật nhưng sức khỏe của anh Henrik bắt đầu suy giảm. Hệ miễn dịch yếu đã khiến anh vất vả chống chịu với viêm phổi, gout và tiểu đường.
Không những vậy, vết cắn của con mèo đã khiến vi khuẩn lây nhiễm vào tĩnh mạch. Cộng với hệ miễn dịch yếu và cơ thể mắc nhiều bệnh, vi khuẩn đã tấn công vào cơ thể anh.
Cuối cùng, đến tháng 10.2022, anh Henrik đã qua đời vì bệnh nặng. "Gia đình biết là vết cắn có thể chuyển biến xấu nhưng không ngờ anh ấy lại bị nặng như vậy", cô Desirée, vợ của anh Henrik, kể lại.
Người nhà anh Henrik đã chia sẻ câu chuyện này với truyền thông với mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người về nguy cơ từ vết mèo cắn. Đó có thể là vết thương nhỏ nhưng trong một số tình huống lại có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, theo Daily Mail.
Những mẹo giảm cân hiệu quả sau tuổi 60 Bạn có thể yên tâm khi biết rằng bất kể tuổi tác, bạn có thể cải thiện thể lực và biến đổi cơ thể của mình. Ngoài ra, việc giữ cân nặng của bạn ở mức bình thường là điều cần thiết để lão hóa khỏe mạnh, theo Viện Lão hóa Quốc gia (Mỹ). Thừa cân, đặc biệt là ở người lớn tuổi,...