Suýt chết vì ngộ độc sau khi ăn đồ xiên que nướng
Hai thanh niên thành phố Chiết Giang, Trung Quốc, sau khi ăn đồ nướng, xiên que lúc nửa đêm có dấu hiệu khó thở, môi tím tái, móng tay dần chuyển màu đen.
Đồ nướng, xiên que luôn là món ăn đêm các bạn trẻ rất ưa thích và được bày bán rất nhiều trên các con phố, chợ đêm. Thậm chí, nó còn là nét văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng an toàn thậm chí còn có thể đe dọa tính mạng của chính thực khách.
Theo TVBS, hai thanh niên ở thành phố Chiết Giang, sau khi đi chơi đói bụng đã gọi đồ nướng thông qua một ứng dụng chuyên gọi món trên Internet. Khi thưởng thức xong bữa ăn không bao lâu, các chàng trai này xuất hiện dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, môi tím tái, các móng tay dần chuyển màu đen và có dấu hiệu trụy hô hấp cấp.
Cả hai được đưa đến bệnh viện, nhân viên y tế không quên đem cả các mẫu thức ăn còn sót của hai thanh niên bao gồm thịt heo, mực, bạch tuộc đưa đi kiểm nghiệm.
Đồ nướng, xiên que – một món ăn được nhiều người ưa thích. Ảnh: TVBS
Kết quả cả hai bị ngộ độc cấp tính do muối Nitrit có trong thức ăn. Muối Nitrit có trong thức ăn sau khi được hấp thu qua dạ dày vào máu sẽ kết hợp và bám chắc vào tế bào hồng cầu dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu oxy ngắn hạn.
Nếu lượng Nitrit quá lớn, nó có thể nhanh chóng làm trụy tim mạch, ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan nội tạng như phổi, gan, thận, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. Rất may, hai thanh niên được cấp cứu kịp thời và đã dần hồi phục.
Video đang HOT
Trên thực tế muối Nitrit được sử dụng khá rộng rãi trong công nghệ thực phẩm và dược phẩm. Trường hợp trên Nitrit được sử dụng để ướp các loại thực phẩm, thịt cá để nướng cho các thực khách. Khi nền nhiệt độ đã tăng, vi khuẩn phát triển mạnh làm tăng sinh Nitrit trong thực phẩm, kết hợp với nhiệt độ cao khi chiên nướng khiến hàm lượng của chất này tăng, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều thực phẩm chiên nướng. Bởi muối Nitrit trong thực phẩm có thể hình thành chất gây ung thư Nitrosamine khi bị nướng cháy hoặc quá chín.
Theo Zing
Dấu hiệu và sơ cứu ngộ độc thực phẩm đặc biệt trong dịp Tết
Ngộ độc thực phẩm là nỗi lo thường trực của nhiều người nhất là trong dịp lễ Tết. Làm thế nào để nhận biết ngộ độc thực phẩm được bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Ngộ độc thực phẩm nặng thì có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh.
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu... Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1 - 2 ngày sau khi ăn.
Ngộ độc thực phẩm nặng thì có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Vì vậy, tự bảo vệ mình là biện pháp thiết thực đầu tiên cần nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc làm cần thiết.
Ngộ độc thực phẩm là tất cả các đồ ăn, thức uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến.
Ngộ độc thực phẩm thường do ba nguyên nhân chính như thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn), hoặc thực phẩm bị nhiễm hóa chất, hoặc bản thân thực phẩm có độc (chất độc có tự nhiên trong thực phẩm là thực vật, động vật).
Theo thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - phụ trách trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn và được coi là ngộ độc thực phẩm khi có hai người trở lên có biểu hiện bệnh tương tự nhau sau khi cùng cùng ăn một loại thực phẩm, người không ăn thì không bị bệnh.
Các triệu chứng gợi ý: đau bụng, nôn, ỉa chảy. Người bệnh chỉ có biểu hiện bệnh ở đường tiêu hóa (đau bụng, nôn, ỉa chảy) có thể có các biểu hiện của mất nước (thường có khát nước), nhiễm trùng có biểu hiện sốt những triệu chứng này thường do vi sinh vật.
Các biểu hiện bệnh phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hóa mà ở các cơ quan khác ví dụ thần kinh, tim mạch,..., thực phẩm được biết là loại không có chất độc tự nhiên: nguyên nhân thường do hóa chất.
Bệnh xuất hiện sau khi ăn loại thực phẩm nhất định trong tự nhiên được biết có thể có độc tố: ví dụ sắn, măng, cá nóc, cóc,...: do chính các loại thực phẩm này vốn có độc tố.
Khi người bệnh có các biểu hiện bệnh nặng ở đường tiêu hóa hoặc mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện triệu chứng thần kinh: đặc biệt nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nói ngọng, tê, liệt cơ, co giật, đau đầu. Người bệnh tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.
Có máu hoặc chất nhày trong phân, đái ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm), đau họng. Lúc này cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế.
Đặc biệt những người có sức đề kháng của cơ thể kém như trẻ dưới 2 tuổi, người cao tuổi, đang dùng các thuốc gây giảm miễn dịch (thường dùng trong bệnh khớp, ung thư, dị ứng), suy dinh dưỡng, bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.
Sơ cứu như thế nào?
Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, theo bác sĩ Nguyên có thể sơ cấp cứu bệnh nhân bằng nhiều cách và tùy theo từng tình trạng của người bệnh.
Trong trường hợp này, người xung quanh cần lưu ý tới các biểu hiện bệnh nặng và sơ cấp cứu tùy theo từng tình trạng: ví dụ bất tỉnh, thở yếu, ngừng thở, khó thở, co giật (xin xem phần sơ cấp cứu chung).
Có thể uống nước gây nôn nếu: người bệnh từ 2 tuổi trở lên, còn tỉnh táo, mới ăn trong vòng 1 vài giờ và chưa nôn.
Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất hoặc người hỗ trợ nếu bệnh nặng, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Ngoài ra, người thân có thể giữ lại thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả nhãn mác, thậm chí chất nôn của người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây nguyên nhân ngộ độc thực phẩm.
Trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm thông báo cho cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đủ nhân lực đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có thể ngăn chặn kịp thời ngộ độc thực phẩm tiếp diễn.
Theo infonet
13 món gây hại thai nhi, mẹ tuyệt đối kiêng cữ suốt thai kỳ Với những món gây hại thai nhi, dù thèm đến mấy, mẹ cũng đừng bao giờ động đến, vì có thể mẹ sẽ mất con, hại thai nhi trong bụng phải chịu đau đớn. Mang thai là thời điểm mẹ cần chăm sóc sức khỏe thật tốt. Để con ra đời khỏe mạnh, không chỉ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, mẹ bầu...