Suýt cắt gan do nhầm sán là ung thư
Người đàn ông quê Thái Bình đi khám ở nhiều nơi, phát hiện gan có khối dịch nghi ngờ ung thư, đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng mới biết mắc sán lá gan.
Anh Trịnh Đình Nam (45 tuổi) xuất hiện triệu chứng đau vùng bụng liên tục trong 2 tháng. Lo lắng cho sức khỏe của chồng, vợ anh đưa đi khám tại một bệnh viện ngoại khoa, ở đây người đàn ông được chẩn đoán mắc ung thư gan, chỉ định mổ để cắt bỏ khối u.
“Nghe thấy ung thư tôi nghĩ mình chết chắc rồi“, người đàn ông nói và cho biết trong khi trở về nhà chuẩn bị giấy tờ và tiền bạc để vào viện mổ, anh được một hàng xóm giới thiệu đến Viện Sốt rét – K ý sinh trùng – Côn trùng Trung ương thăm khám. Bởi có nhiều người được chẩn đoán u gan như anh, khi đi khám mới biết ký sinh trùng làm tổ ở gan.
Mang hi vọng, anh Nam cùng vợ lập tức trở lên Hà Nội vào ngày hôm sau. Chờ ở viện từ 5h sáng để thăm khám, sau nhiều loại xét nghiệm, siêu âm anh Nam được chẩn đoán mắc sán lá gan lớn.
“Suýt nữa thì tôi đã phải cắt bỏ một phần gan của mình”, anh Nam vui vẻ cho biết đây là kỷ niệm đáng nhớ với anh.
Người đàn ông 45 tuổi chia sẻ, nguyên nhân khiến anh mắc sán lá gan lớn là do sở thích ăn rau sống và ăn gỏi.
Sán lá gan lớn làm tổn thương gan, dễ bị nhầm lẫn với ung thư. (Ảnh minh họa)
TS.BS Trần Huy Thọ – Phó giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) cho biết, bệnh nhân đến viện ngày cận Tết trong tâm trạng hoang mang, lo lắng, đau nhiều vùng bụng.
“Anh ấy liên tục nói bác sĩ cứu tôi với”, bác sĩ Thọ nhớ lại ca khám bệnh hôm đấy. Sau nhiều xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu, bác sĩ cho biết phát hiện ổ tổn thương ở gan là do sán lá gan lớn tạo thành.
Video đang HOT
Nhận kết quả không phải ung thư, cặp vợ chồng người Thái Bình ôm nhau khóc ở viện, liên tục nói cảm ơn bác sĩ. Anh Nam sau đó nhập viện 1 tuần để dùng thuốc tẩy sán, các bác sĩ hẹn thăm khám lại sau 1 tháng để kiểm tra ổn tổn thương.
Theo TS Thọ, bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ gây áp xe gan khá phổ biến ở Việt Nam. Nguyên nhân do ăn uống dính phải trứng hoặc ấu trùng nang có trong nước lã, gỏi cá, tôm sống chấm mù tạt, rau mọc dưới nước chưa rửa sạch…
Khi ấu trùng xâm nhập vào mô gan, sán non phát triển thành sán trưởng thành, đẻ trứng trong ống dẫn mật. Trứng được bài xuất theo phân ra ngoài, gặp môi trường nước ngọt ở sông suối, ao hồ… sinh trưởng theo chu kỳ mới.
Bệnh nhân sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc mật, ứ mật, vàng da. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ xuất hiện trạng thái thiếu máu, gan bị xơ hóa, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa và suy kiệt dần.
“Phần lớn bệnh nhân nhiễm giun sán thông qua con đường ăn uống. Không ít bệnh nhân nhiễm giun sán 10-15 năm thường gặp triệu chứng “ngứa điên, ngứa dại” nhưng đi khám không đúng chuyên khoa nên mãi không bắt được bệnh“, TS Thọ nhấn mạnh.
Bác sĩ Thọ cho biết, có rất nhiều trường hợp như anh Nam, bị chẩn đoán nhầm là ung thư, có người khi mổ cắt gan rồi mới tìm thấy sán lá gan, được chuyển lên Viện Sốt rét – Ký sinh trùng điều trị.
Bác sĩ Thọ thăm khám cho bệnh nhân nhiễm sán lá gan. (Ảnh minh họa)
Để đề phòng các bệnh lý do giun sán nói chung và sán lá gan nói riêng, TS Thọ khuyến cáo:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, đặc biệt không nên ăn các loại cá, ốc chưa được nấu chín kĩ dưới mọi hình thức, không ăn các loại rau sống mọc dưới nước.
- Thực hiện rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải…
- Quản lý phân người và phân động vật, không dùng phân tươi để bón rau.
- Sử dụng nước sạch để ăn uống.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, người bệnh phải đến cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trời rét, bác sĩ cảnh báo căn bệnh khiến nhiều người không thể thở
Vào những ngày trời rét, nguy cơ chuyển nặng của các bệnh lý hô hấp đều gia tăng trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet, tại Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong những ngày trời rét đậm, số bệnh nhân cấp cứu tăng cao, chủ yếu là nhóm người cao tuổi.
Ông Trần Viết Tị (72 tuổi, trú tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) mắc phổi tắc nghẽn từ năm 2012, mỗi năm phải vào viện 3-4 lần nhất là mùa đông. Trước khi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, ông đã phải điều trị tại Bệnh viện tỉnh Hòa Bình 9 ngày. Sáng 22/1, trời trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp đột ngột, ông không thể thở được.
"Tôi cảm giác như không hít thở lấy oxy được nữa, lồng ngực như có người bóp nghẹt nên gia đình đưa tôi xuống Bệnh viện Bạch Mai ngay. Khi được cấp cứu tại đây, tôi có cảm giác như con cá mắc cạn đã có nước hồi sinh", ông nói.
Ông Tị được gia đình đưa đi cấp cứu ngay khi trời rét vì khó thở. Ảnh: Phương Thúy
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Hiếu - Trung tâm Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ông Tị bị viêm phổi tắc nghẽn kéo dài hơn 10 năm. Khi vào viện, bác sĩ nhanh chóng cho thở oxy gọng và tiếp tục điều trị triệu chứng, thêm thuốc giãn cơ. Sau đó, bệnh nhân sẽ về Trung tâm Hô hấp tiếp tục điều trị theo phác đồ COPD.
Bệnh nhân T.V.T (65 tuổi) được đưa vào cấp cứu vào sáng 22/1 tại Trung tâm A9 trong tình trạng khó thở, tắc nghẽn phổi cấp tính. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành đặt máy thở để cấp cứu hồi sức tích cực.
Người bệnh bị tắc nghẽn phổi mạn tính đã lâu, trong đợt không khí lạnh này bất ngờ khó thở, suy hô hấp.
Bác sĩ Hiếu chia sẻ, đây là một trong nhiều trường hợp nguy kịch vì viêm phổi trên nền COPD. Khi bệnh nhân COPD trở nặng vào cấp cứu, bác sĩ phải nhanh chóng đặt ống nội khí quản, thở máy. Trong vài ngày tới, bệnh nhân bình phục sẽ được rút máy thở.
Theo bác sĩ Hiếu, khi thời tiết lạnh sâu, bệnh nhân cấp cứu vì biến chứng do COPD tăng đột biến. Trung bình, Trung tâm cấp cứu A9, tiếp nhận 20 - 30 ca/ngày trong đó 10% phải thở máy.
Phó giáo sư Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9, thông tin, hiện nay có xu hướng gia tăng các bệnh lý không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Số ca cấp cứu nội khoa tại Trung tâm Cấp cứu A9 trong thời gian này chủ yếu là các bệnh lý xuất huyết tiêu hóa (do uống rượu, xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản), COPD, đột quỵ, bệnh lý tim mạch (cơn tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim)... Đặc biệt, khi thời tiết lạnh sâu, số ca bệnh liên quan tới đột quỵ, huyết áp, hô hấp tăng lên đáng kể.
Theo Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang là gánh nặng lên sức khỏe, kinh tế và xã hội. Đây là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam, ước tính tỷ lệ mắc bệnh này là 9% dân số, cao nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở những người có độ tuổi trên 40 tuổi. Các dấu hiệu thường gặp gồm: ho nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có kèm khạc đờm hoặc không. Đờm nhầy, trong, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì đờm màu trắng đục, màu xanh và màu vàng. Ở giai đoạn đầu, người bệnh khó thở nếu gắng sức như khi leo dốc, leo cầu thang, làm việc nặng. Ở giai đoạn sau, tình trạng khó thở nặng dần lên theo thời gian. Ở giai đoạn muộn, người bệnh thường khó thở liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi.
Một trong những biện pháp phòng tránh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiễm khuẩn là tiêm phòng vắc xin. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tiêm phòng vắc xin phòng cúm, phế cầu, ho gà, Covid-19, virus hợp bào hô hấp và zona.
Khi thời tiết lạnh, người có bệnh nền sẵn cần tuân thủ điều trị, giữ ấm cơ thể. Nếu người bệnh có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị.
Liệu pháp mRNA đem lại tiềm năng điều trị ung thư buồng trứng Trang Interesting Engineering cho biết giới khoa học đang được nhiều đột phá ở lĩnh vực nghiên cứu về ung thư, một trong số đó là sử dụng liệu pháp RNA thông tin (mRNA) cho điều trị. Một nhóm nghiên cứu Đại học Tel Aviv (Israel) tìm ra cách tiêu diệt có chọn lọc tế bào ung thư trong cơ thể người bằng...