Súp rắn Trung Quốc khiến du khách toát mồ hôi vì sợ
Súp rắn luôn được xem là một trong những món ăn đặc biệt nhất ở Trung Quốc. Tuy không phù hợp với mọi du khách, nhưng nhiều người đã thử và ấn tượng với hương vị của nó.
Súp rắn Trung Quốc khiến du khách toát mồ hôi vì sợ
Súp rắn được chuộng ở vùng Đông Nam của Trung Quốc. Người dân ở đây sống gần biển. Gió biển khiến họ thường bị đau nửa đầu, viêm khớp. Súp rắn hay những món ăn từ rắn khác giúp bồi bổ cơ thể, ngừa cảm cúm và kéo dài tuổi thọ. Nó đã xuất hiện và được lưu truyền hàng thế kỷ.
Rắn hổ mang Trung Quốc được giữ trong các hộp gỗ ở nhà hàng. Ảnh: Zolima.
Trong tiếng Quảng Đông, súp rắn có tên là “se gang”. Một bát súp rắn có chứa tới 5 loại thịt rắn khác nhau, gồm rắn hổ mang Trung Quốc, rắn cạp nia, rắn ráo, rắn sọc dưa và rắn lục mũi hếch. Hai loài đầu tiên có độc, còn ba loài còn lại không có. Món súp rắn rất phổ biến vào mùa thu, đông.
Bát súp rắn. Ảnh: Time Out.
Video đang HOT
Về súp rắn, món này ngon nhất khi được làm tại chỗ. Khi du khách tới kêu món thì người chủ mới làm thịt rắn để bát súp luôn tươi, ngon. Thông thường, các nhà hàng sẽ giữ chúng trong hộp gỗ vì đây là môi trường khô ráo, lý tưởng nhất. Một điều lưu ý là không được đặt rắn hổ mang Trung Quốc chung với những con khác. Rắn hổ mang Trung Quốc được xem như vua và nó sẽ ăn các con khác.
Ảnh: Time Out.
Đầu bếp sẽ gỡ xương của nó ra. Rắn có từ 200 đến 400 đốt sống với nhiều xương sườn. Sau khi bỏ xương, người ta xé thịt thành từng miếng mỏng. Bên cạnh thịt rắn, món súp phải có thêm nấm đông cô, thịt gà và măng (đôi khi có thêm bong bóng cá). Không chỉ thịt, mọi phần của con rắn đều được sử dụng để tránh lãng phí. Theo những đầu bếp Trung Quốc, mọi bộ phận của rắn đều bổ dưỡng. Phần tốt nhất là túi mật – thứ được dùng để làm rượu. Vào trước những năm 1980, thịt rắn là thứ xa xỉ không phải ai cũng có thể ăn. Thời điểm này, các thầy kinh kịch Quảng Đông thường ăn mật rắn trước buổi diễn để tăng cường năng lượng, cải thiện giọng nói.
Ảnh: No Joe.
Món súp rắn truyền thống được làm từ hỗn hợp 2 loại súp. Đầu tiên là loại nước dùng cơ bản làm từ dăm bông, thịt gà, ninh trong 6 giờ. Loại súp còn lại gồm xương rắn, vỏ quýt phơi khô, cùi nhãn, chà là, mía, gừng – nấu trong 4 giờ. Cuối cùng, họ thêm đậu phụ lên men và lá chanh khô để tăng độ giòn, loại bỏ mùi tanh của rắn.
Ảnh: Yum Cook.
Công thức để làm nên súp rắn được xem là quá cầu kì nhưng một số nhà hàng cao cấp vẫn làm theo công thức này. Bình quân doanh số bán hàng súp rắn trong mùa đông rất cao. Một số nhà hàng có thể bán tới 700-1.000 bát/ngày.
Món trứng luộc nước tiểu nghe đáng sợ lại là di sản văn hóa phi vật thể
Dù cho có là "di sản văn hóa phi vật thể" đi chăng nữa, không phải ai cũng đủ can đảm để thử món trứng luộc nước tiểu lạ lùng này.
Do được thịnh hành từ thời cổ đại trong nhiều ghi chép lịch sử có thật nên món "trứng luộc nước tiểu" đã được chính thức công nhận là một phần trong những di sản văn hóa phi vật thể của vùng Đông Dương - một thị xã thuộc địa cấp thị Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, vào năm 2008.
Món trứng luộc nước tiểu ở Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Tương tự món trứng luộc nước trà, nhưng có thêm một nguyên liệu đặc biệt là được ngâm, luộc và hầm trong nước tiểu của bé trai. Món ăn này được xem như một cái thú thanh tao của người Trung Quốc, nên trứng luộc nước tiểu còn được gọi với cái tên khá "mỹ miều" là trứng luộc nước tiểu đồng tử, hoặc trứng luộc nước tiểu đồng nam.
Cận cảnh trái trứng được luộc bằng nước tiểu đồng tử. (Ảnh minh họa)
Món "trứng luộc nước tiểu" có công thức khá đơn giản, chỉ gồm trứng, thời gian và nước tiểu đồng tử. Hằng ngày, người ta thu gom nước tiểu của các cậu bé dưới 10 tuổi từ các trường tiểu học tại địa phương.
Trước tiên, trứng được đem ngâm trong nước tiểu, rồi luộc chín. Một khi trứng đã săn lại, người ta đập dập vỏ để nước tiểu ngấm vào bên trong trứng, rồi tiếp tục đem xối bằng nước tiểu ở nhiệt độ thường để trứng không bị chín quá.
Người phụ nữ rưới nước tiểu lên trên trứng. (Ảnh minh họa)
Từ thời xưa, Đông y đã cho "nước giải của tiểu đồng" là một vị thuốc, có thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Do vậy, tương truyền trứng luộc nước tiểu cũng có công dụng tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường sinh lực, và thậm chí còn ngăn ngừa đột quỵ.
Chính vì những công dụng còn khá "huyền ảo" đó, món trứng luộc nước tiểu đồng tử có giá cao gấp bốn lần so với giá trứng luộc thông thường.
Trứng luộc nước tiểu có giá cao hơn hẳn trứng luộc thông thường. (Ảnh minh họa)
Ấy thế, dù cho có là di sản văn hóa phi vật thể hay là một loại thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe đi chăng nữa, không phải ai cũng đủ can đảm để thử món ăn lạ lùng và có vẻ mất vệ sinh này.
Thậm chí hiện nay, các chuyên gia y tế Trung Quốc và dư luận quốc tế vẫn hoài nghi, tranh luận khá gay gắt về công dụng cũng như là vấn đề vệ sinh thực phẩm của món trứng luộc nước tiểu đồng tử.
Dù là di sản văn hóa phi vật thể song không phải ai cũng dám thử món ăn này. (Ảnh minh họa)
Nhưng hai chữ "tinh hoa" trong ngành ẩm thực và yếu tố thời gian vốn không thể tách rời. Nói gì thì nói, trứng luộc nước tiểu đã tồn tại cả thế kỷ và trở thành một nét văn hóa đặc trưng không thể chối cãi trong ẩm thực vùng Đông Dương nói riêng, và Trung Quốc nói chung.
8 món ăn kinh dị nhất Trung Quốc, thách thức thực khách dũng cảm Trung Quốc nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng và phong phú. Cùng tìm hiểu 8 món ăn đáng sợ nhất tại nơi đây. Dương vật cừu: Người Trung Quốc cho rằng, ăn món dương vật cừu sẽ giúp tăng cường sinh lý nam. Dương vật cừu, cùng với dương vật và tinh hoàn của một số động vật khác được coi...