Súng ngắn của mọi thời đại
Browning High Power súng ngắn của mọi thời đại
Đó là nhận xét của tờ Wearethemighty (Mỹ) vừa cập nhật trong số ra cuối tháng 3 vừa qua.
Súng ngắn được quân đội nhiều nước sử dụng nhất
BPH là viết tắt của cụm từ tiếng Anh, Browning Hi-Power, hoặc Browning High-Power, là súng ngắn hay súng lục 9 ly bán tự động, được thiết kế bởi hai chuyên gia người Mỹ và Bỉ, John Browning và Dieudonné Saive. Nó được thai nghén từ năm 1914 nhưng mãi đến năm 1935 nó có sản phẩm hữu hình.
BHP còn có nhiều tên gọi khác như Browning HP, P35, GP hay BAP (Browning Automatic Pistol). Đặc thù nổi trội của BHP là có độ chính xác cao kể cả phiên bản giảm thanh lẫn không giảm thanh. Bởi vậy hơn 7 thập kỷ qua, kể từ khi được đưa vào sử dụng nó vẫn được nhiều quân đội trên thế giới ngưỡng mộ.
Súng ngắn BHP
BHP nổi tiếng từ Thế chiến thứ II, nhờ tính năng gắn giảm thanh, đặc biệt dùng cho mục đích ám sát các sỹ quan Đức Quốc xã và có mặt trên hầu hết các mặt trận, ở cả hai phía. Và ngày nay khi súng ngắn được làm từ polyme và vật liệu kim loại mới, BHP vẫn còn nguyên trong bao da của nhiều thế hệ chiến binh.
Cựu tổng thống Iraq, Saddam Hussein hay cựu đại tá, tổng thống Libya Muammar Gaddafi là hai người hùng đã từng sở hữu rất nhiều khẩu BHP mạ vàng, luôn mang trong người, coi là thần hộ mệnh kiêm trang sức, thậm chí khi hứng còn bắt liên tục vào không gian để chứng tỏ “sức mạnh quyền năng” trước đám đông dư luận.
BHP từng được NATO coi là vũ khí tiêu chuẩn, có mặt trong kho khí tài của trên 90 quốc gia và hiện tại, có ít nhất 50 quốc gia đang sử dụng.
Video đang HOT
Súng ngắn BHP
“Quân đội các nước vẫn tiếp tục sử dụng và phải đối mặt với BHP như trong Thế chiến II, trong chiến tranh Falklands, đến nay giá trị vẫn còn nguyên vẹn, chưa hề bị xô đổ”, Doug Wicklund, chuyên viên cao cấp của Viện Bảo tàng Vũ khí Quốc gia NRA, Mỹ khẳng định.
Năm 1923, Browning nộp bằng sáng chế cho nguyên mẫu, tiền thân của BHP ngày nay. Tuy nhiên, ông qua đời vào năm 1926 trước khi giấc mơ trở thành hiện thực.
Người kế tục dự án của Browning là Dieudonné Saive, đến từ công ty vũ khí Fabrique Nationale Herstal của Bỉ (FN). Năm 1934, FN bắt đầu sản xuất BHP một cách bài bản nhưng cũng trong thời gian này một người Pháp cũng tham gia phát triển loại súng nói trên.
Súng ngắn BHP được quân đội Anh sử dụng tại Basra, Iraq.
Quân đội Bỉ nắm lấy cơ hội và cho ra đời phiên bản ưu việt, dùng 13 viên đạn Parabellum 9 mm, hoặc 14 viên nếu là súng Inglis của Canada.
Sau khi chiếm được Bỉ năm 1940, Đức Quốc xã đã tiếp quản nhà máy FN. Lính Đức và SS sử dụng BHP được sản xuất dưới sự kiểm soát của Đức. Từ đây loại súng này có tên mới Pistole 640 (b) ( “b” có nghĩa là belgisch, tức Bỉ) và được đánh giá cao nếu bộ sưu tập nào vẫn giữ được loại súng này.
Một số nhà thiết kế lẫn kỹ sư của FN đã trốn khỏi Bỉ trước khi Đức chiếm đóng Bỉ và đầu quân cho hãng Canada John Inglis and Co. tại Toronto, tái phát triển nhà máy để sản xuất súng bán cho quân Anh.
Súng ngắn BHP được quân đội Anh sử dụng tại Basra, Iraq.
Có một số lô súng BHP do Inglis sản xuất để dùng cho những mục đích đặc biệt, được mệnh danh là “vũ khí vô trùng”, không có số serial hoặc ký hiệu khác, dùng cho mục đích bí mật, đặc biệt là hạ thủ các nhân vật cộm cán, thế lực.
Còn các nhân vật này lại sợ bị ám sát nên thường xuyên manh theo BHP bên người. Đến năm 1980 người ta vẫn còn tìm thấy nhiều khẩu “vũ khí vô trùng”, trong kho khí tài của Anh.
5 điều ít biết về BHP
Nếu đánh dấu “Fabrique Nationale”, có nghĩa High-Power, hay sức mạnh cao hay công suất lớn. Thông thường, súng được ghi nhãn là “Browning Company” chứ ít khi ghi Hi-Power.
Khẩu BHP của cựu đại tá, tổng thống Libi Gaddafi
Danh pháp Hi-Power được giới thiệu bởi Browning trong những năm 50 để tránh nhầm với súng Browning High-Power Rifle (Súng trường Browning). Những khẩu súng ngắn nguyên thủy, giới thiệu vào năm 1935, và tất cả các biến thể tiếp theo được thương phẩm bởi FN, đều ghi nhãn Hi-Power.
Theo_Báo Đất Việt
Sự thật gây sốc về vị vua giàu có nhất mọi thời đại
Vua Mansa Musa I của đất nước Mali ở châu Phi là vị vua giàu có nhất thế giới khi sở hữu khối tài sản khổng lồ.
Theo báo cáo của Time, Vua Mansa Musa I là vị vua giàu có nhất thế giới. Đây cũng là người giàu nhất mọi thời đại. Vị vua này đã sở hữu khối tài sản lớn từ công việc sản xuất vàng và muối.
Vua Mansa Musa I giàu có nhất thế giới đã lên nắm quyền từ năm 1312. Vị vua này tên thật là Musa Keita I. Khi lên ngôi, ông lấy tên Mansa có nghĩa là vua. Vào thời điểm đó, đa số châu Âu rơi vào tình cảnh đói khát và ở trong các cuộc chiến tranh nhưng nhiều quốc gia châu Âu phát triển mạnh.
Trong thời gian nắm quyền, Vua Mansa Musa I đã mở rộng khá nhiều lãnh thổ. Ông sáp nhập thành phố Timbuktu và tái xác lập quyền lực ở Gao. Chính vì vậy, đế chế của ông trải dài trên diện tích khoảng 2.000 dặm. Vị vua này đã cai trị những quốc gia hoặc một phần lãnh thổ Mauritania, Senegal, Gambia, Guinea, Burkina Faso, Mali, Niger, Nigeria và Chad ngày nay.
Trong thời gian ở Cairo, Vua Mansa Musa I đã tặng nhiều tiền, vàng cho người nghèo và đã gây ra lạm phát. Điều này khiến thành phố Cairo mất nhiều năm để hồi phục sau cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Theo ước tính, giá trị tài sản ròng đã được điều chỉnh theo lạm phát của Vua Mansa Musa I là hơn 410 tỷ USD.
Giàu có không phải là mối quan tâm duy nhất của Vua Mansa Musa I. Là một người Hồi giáo mộ đạo, Vua Mansa Musa I rất quan tâm đến Timbuktu. Ông đã đô thị hóa thành phố này bằng cách xây dựng trường học, nhà thờ Hồi giáo và một trường đại học lớn.
Vua Mansa Musa I đã cho xây dựng nhà thờ hồi giáo huyền thoại Djinguereber ở Timbuktu cho đến nay vẫn còn tồn tại.
Sau khi trị vì đất nước trong 25 năm, Vua Mansa Musa I của Mali qua đời năm 1337. Nhiều di sản để đời của Vua Mansa Musa I vẫn còn đến ngày nay như lăng tẩm, thư viện, nhà thờ Hồi giáo là những bằng chứng cho thời kỳ vàng son của Mali dưới sự trị vì của vị vua này.
Theo_Kiến Thức
ĐH Texas cho phép sinh viên mang súng vào lớp học Đại học Texas tại thành phố Austin (Mỹ) ngày 17.2 buộc phải cho phép sinh viên mang súng vào trong lớp học, sau nhiều tháng chính quyền bang Texas hủy bỏ lệnh cấm súng tại các đại học công lập. Súng ngắn được bày bán trong một cửa hàng bán súng đạn ở Mỹ - Ảnh: Reuters "Tôi tin rằng sinh viên có...