Sung mãn hơn nhờ 4 bài rượu thuốc
Có rất nhiều bài thuốc được truyền miệng “ông uống bà khen”, nhiều người tò mò tìm mua nhưng không biết được chế biến từ công thức nào mà lại thần kỳ đến thế.
Ảnh minh họa
Y học cổ truyền sau nhiều nghiên cứu đã đưa ra những bài thuốc, công thức đặc sắc đem đến những hiệu quả bất ngờ cho những lần “gặp gỡ” của các cặp vợ chồng. Mời bạn đọc tham khảo.
Bài 1 – Rượu tắc kè với các công năng chính như bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Công thức: tắc kè 1 đôi, hà thủ ô đỏ 200g, ba kích 200g, nhục thung dung 100g, đảng sâm 200g, huyết giác 20g, đại hồi hoặc tiểu hồi 10g, trần bì 10g, đường trắng 200g, rượu trắng (35-40o) 4 lít. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Bài 2 – Rượu ba kích (Ba kích thiên tửu) với công năng bổ thận tráng dương, hoạt huyết, thông kinh, mạnh gân cốt, trị bụng ứ kết, bụng đau do lạnh, lưng đau gối mỏi, hai chân yếu, khớp xương đau, thận hư, liệt dương. Công thức: ba kích 18g, ngưu tất 18g, đương quy 20g, khương hoạt 27g, hạt tiêu 2g, thạch hộc 18g, sinh khương 27g. Các vị thuốc giã nát, cho vào bình, thêm 2 lít rượu, đậy kín, bắc lên bếp nấu trong 1 giờ sau đó ngâm vào nước lạnh cho nguội. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20ml.
Video đang HOT
Bài 3 – Rượu tỏa dương có công năng chữa tư thận hư tảo tiết, liệt dương. Công thức: củ tỏa dương thái mỏng với tỷ lệ 1 tỏa dương 5 rượu (40o). Ngâm 1 tháng. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát, có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Bài 4 – Rượu bìm bịp: Đây là rượu quý trị nhức mỏi và cứng gân cốt. Ở nơi có bìm bịp làm tổ người ta thường đến tổ bìm bịp mới sinh con, có chim non bị thương, sau đó chờ cho mẹ chúng tha những cây thuốc về trị bệnh để bắt chim non về ngâm rượu, vì cho rằng trong con bìm bịp non đó chứa những cây thuốc có đặc tính tiếp cốt vừa được bìm bịp mẹ mớm cho. Cách ngâm: bìm bịp 2 con (để nguyên) tiểu hồi 6g, rượu trắng 2 lít. Ngâm trong 3 tháng là có thể dùng được.
Rượu thuốc bổ khí huyết tuổi trung niên
Theo quan niệm Đông y, các vị thuốc thường được sử dụng để ngâm rượu được phân làm 2 nhóm chính là rượu ngâm động vật (các bộ phận của động vật) hoặc rượu ngâm dược liệu.
Hoặc có thể sử dụng hoa, quả, hạt,... để ngâm rượu. Rượu là một vị thuốc, nhất thiết phải dùng đúng liều lượng, không được dùng quá liều, vì trong rượu vẫn có độc tính gây hại cho sức khỏe con người.
Rượu có vị cay nóng, hơi đắng, ngọt, tính ôn, đi vào 12 kinh lạc có tác dụng điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, dẫn thuốc đi vào một số tạng phủ để chữa bệnh, dùng ngoài để xoa bóp tiêu sưng giảm đau...
Rượu được nấu bằng gạo nếp với men rượu là thứ rượu tốt có nhiều chất bổ dưỡng. Để bồi bổ sức khỏe cho người đang ở lứa tuổi trung niên thận dương hư, thận khí kém... có thể dùng rượu ngâm với một số bài thuốc Đông y như sau
Bài Thập bổ hoàn: Lộc nhung loại tốt 1 cặp, câu kỷ tử 160g, đỗ trọng (sao muối) 160g, mạch môn 80g, ngũ vị tử 40g, ngưu tất 160g, hoài sơn 160g, sơn thù 160g, thỏ ty tử 160g, thục địa 320g. Lộc nhung tươi đã bào chế thái lát ngâm với 3 lít rượu (ngâm riêng); thuốc Đông y ngâm với 5 lít rượu (ngâm riêng). Sau 60 ngày lấy 2/3 rượu thuốc, 1/3 rượu nhung trộn lẫn với nhau. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20- 30ml lúc ăn trưa và ăn tối (không uống vào buổi sáng).
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng, người mắc chứng cường dương không được dùng. Người gan nóng, huyết nhiệt thì không được ngâm rượu mà làm viên hoàn mật ong dùng (uống liên tục trong cả mùa đông và mùa xuân).
Thục địa trong bài Thập bổ hoàn ngâm rượu, vị thuốc bổ thận dưỡng huyết.
Bài Thập toàn đại bổ còn gọi là Bát trân thang gia vị, Thiên kim tán: Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, chích hoàng kỳ 12g, đương quy 16g, nhục quế 4 g, phục linh 12g, thục địa 16g, xuyên khung 8g, đại táo 12g. Bài thuốc có tác dụng tiêu thực, bồi bổ khí huyết. Cách dùng: Mỗi lần dùng 3 thang ngâm với 3 lít rượu, ngâm sau 30 ngày là dùng được. Ngày uống 30 ml vào buổi tối trước khi ăn.
Kiêng kỵ: Người gan nóng hay mẩn ngứa, người huyết nhiệt, huyết áp cao không được dùng. Người không có bệnh uống để bồi bổ sức khỏe có thể uống đều trong năm.
Bài Thập tinh hoàn: Lộc nhung 1 bộ, ba kích 60g, bá tử nhân 30g, nhân sâm 100g (nên dùng sâm cao ly để đảm bảo an toàn), thạch hộc 60g, bạch truật 80g, cúc hoa 20g, ngũ gia bì 60g, nhục thung dung 80g, thỏ ty tử 80g. Bài thuốc có tác dụng: bổ thận tráng dương sinh tinh ích khí bổ huyết, dùng điều trị chứng thận khí hư, tâm huyết và can huyết kém, chứng mỏi mệt ăn ngủ kém, dương sự yếu, di tinh hoạt tinh, kinh nguyệt không đều, tinh huyết suy sinh ra chứng hoa mắt...
Lộc nhung tươi sau khi bào chế ngâm với 2 lít rượu. Bài thuốc ngâm với 3 lít rượu sau 30 ngày rót ra trộn lẫn 1/3 rượu nhung, 2/3 rượu thuốc, uống trước khi ăn hoặc uống trong bữa ăn mỗi lần 10-15ml. Đối với phụ nữ và người không uống được rượu thì tán bột làm viên hoàn mật ong mỗi viên 5g, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng và ăn tối.
Bài Thập cửu vị hoàn gia giảm: Nhân sâm 12g, chỉ thực 8g, đại hoàng 8g, đan sâm 12g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g, khương hoạt 8g, mạch môn (bỏ lõi) 8g, mộc hương 6g, ngưu tất 8g, ngũ gia bì 12g, phục thần 12g, quế tâm 8g, bạch thược 12g, tùng tử nhân 12g, ý dĩ 12g, từ thạch 8g, binh lang 12g. Bài thuốc có tác dụng điều trị người mắc chứng phong hàn đau khắp mình mẩy, đau nhức các khớp, cơ thể nặng nề mệt mỏi, ăn ngủ kém, hay đi tiểu ban đêm.
Các vị thuốc ngâm với 2 lít rượu, sau 30 ngày là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Kiêng kỵ: Người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, người gan nóng hay nổi mụn ngứa, người cơ thể kém, gầy yếu suy nhược không được dùng.
Có nên tự ngâm rượu bằng thảo dược? "Khi chúng ta uống rượu ngâm thảo dược, dù là thuốc thực sự, được các bác sĩ y học cổ truyền chính thống kê đơn, rủi ro vẫn rất lớn", bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo. Hiện trên thị trường, đặc biệt ở các khu du lịch, xuất hiện khá nhiều sản phẩm được những người trong trang phục dân tộc giới...