Sự thay đổi ngoạn mục của cô bé bật khóc nức nở khi nhìn sách vở ướt nhẹp trong dòng nước lũ cách đây 10 năm
Cô bạn năm nào đã ra dáng thiếu nữ xinh xắn, trở thành một sinh viên ngành Y của Đại học Y khoa Vinh.
Vào những ngày thiên tai, bão lũ, mưa lớn kéo dài trên diện rộng, nhiều bạn học sinh, sinh viên ở “khúc ruột miền Trung” dường như đã quá quen thuộc với cảnh tượng: nhà cửa ngập lênh láng, sách vở quần áo lấm lem ướt nhẹp,…
Nhớ lại trận lũ lịch sử năm 2010, có lẽ chúng ta vẫn ám ảnh bởi hình ảnh một cô bé bật khóc nức nở khi nhìn sách vở lấm lem trong dòng nước lũ cách đây 10 năm.
Bé gái bật khóc nức nở khi nhìn sách vở lấm lem trong dòng nước lũ cách đây 10 năm (Ảnh: Internet)
Nhân vật chính trong bức ảnh 10 năm trước là Mai Thị Kim Dung, nữ sinh một lẫn nữa xuất hiện tại chương trình Gala Việc Tử Tế – Việt Nam Tử Tế của Đài truyền hình Việt Nam. Cô bạn năm nào giờ đây đã ra dáng thiếu nữ xinh xắn, trở thành một sinh viên ngành Y của Đại học Y khoa Vinh.
Chia sẻ về thời điểm trận lũ lịch sử xảy ra, Dung không khỏi xúc động. Nữ sinh cho biết: “Ngày hôm đó, cô thầy động viên tụi em, có phát sách vở vì lúc trước khi chưa lũ mỗi môn sẽ viết một quyển nhưng sau lũ thì nhiều môn viết một quyển; các bạn cũng dọn lũ rồi nhặt rác”.
Sau khi trận lũ diễn ra khoảng tầm một tháng, đã có bưu phẩm gửi tới cho Dung, trong thư viết tay đính kèm bức ảnh cô bạn ngồi khóc nức nở vì nhìn sách vở lấm lem trong dòng nước lũ. Dung cũng nhận được sự giúp đỡ của nhiều tấm lòng hảo tâm. Một người đồng trang lứa còn trích tiền tiêu vặt, tiền nuôi heo đất để gửi vào miền Trung giúp đỡ Dung.
Video đang HOT
“Khó khăn thì chắc chắn ai cũng sẽ phải trải qua, cho nên đối diện với khó khăn, đương đầu với nó và vượt qua nó mới là vượt qua chính mình, để tiếp tục sống, tiếp tục làm việc và tiếp tục trở thành người có ích”, nữ sinh tâm sự.
Mai Thị Kim Dung giờ đây đã trở thành một sinh viên ngành Y của Đại học Y khoa Vinh
Ảnh: Chụp màn hình/ Gala Việc Tử Tế – Việt Nam Tử Tế
Cô gái Việt duy nhất được ĐH Sydney tuyển thẳng thạc sĩ ngành Y
Đạt điểm tuyệt đối A Level, giành giải Olympics tại Anh, Triều Anh được Đại học Sydney nhận vào ngành Y lộ trình đảm bảo, điều chưa có tiền lệ với học sinh Việt.
Giữa tháng 1, trong lúc đang đợi xe bus, Lê Triều Anh, 19 tuổi, cựu học sinh trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM, nhận được email kết quả xét học bổng của Đại học Sydney, Australia. Nhìn thấy dòng thông báo chúc mừng sau gần bốn tháng chờ đợi, Triều Anh vui sướng, quên cả lên xe bus.
Theo thông báo của Đại học Sydney, Triều Anh giành học bổng hơn 2 tỷ đồng để vào lớp tài năng. Ngoài ra, em vượt qua hơn 2.000 hồ sơ trên khắp thế giới trở thành một trong 10 sinh viên quốc tế được nhận vào ngành Y lộ trình đảm bảo của trường, trở thành học sinh Việt Nam đầu tiên nhận đặc cách này trong hơn 150 năm từ khi Đại học Sydney thành lập.
Với ưu tiên này, sau khi hoàn thành ba năm học bậc cử nhân tại Đại học Sydney, Triều Anh sẽ được học thẳng lên thạc sĩ ngành Y mà không phải trải qua kỳ thi GAMSAT và nhiều vòng phỏng vấn khác.
Theo QS , Đại học Sydney đứng thứ hai tại Australia và 40 thế giới. Nếu xét theo chất lượng đào tạo ngành Y, Đại học Sydney đứng thứ 24 thế giới, top 2 tại Australia. "Em rất bất ngờ với kết quả này. Nếu gặp em hơn hai năm trước, một học sinh bình thường, không có thành tích hay hoạt động xã hội nổi bật, chính em cũng khó tin về những gì mình đạt được hôm nay", Triều Anh chia sẻ.
Triều Anh, cựu học sinh trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Triều Anh sinh ra và lớn lên tại TP HCM, gia đình không ai theo ngành y. Từ nhỏ đến cuối cấp 2, em gần như không tham gia bất kỳ cuộc thi, hoạt động xã hội nào và cũng không biết mình thực sự yêu thích gì. Là học sinh của trường THCS Trần Đại Nghĩa, ngôi trường với bề dày thành tích và nhiều học sinh tài năng, nữ sinh tự nhận mình không có gì nổi trội hay đặc biệt hứng thú với môn học nào.
Đến năm lớp 9, khi bạn bè xác định chắc chắn môn học mũi nhọn để đầu tư thi vào các trường chuyên, Triều Anh mới chọn môn Sinh. Cô học trò sinh năm 2001 lý giải, lúc đó được bạn rủ chọn môn này vì thường ít người thi, tỷ lệ chọi thấp nên khả năng đỗ chuyên sẽ cao. "Mục tiêu của em khi đó rất ngô nghê, hoàn toàn không tính xa hay dựa trên sở thích", nữ sinh nói.
Khi dành nhiều thời gian tìm hiểu, Triều Anh nhận ra mình hứng thú khi được học về cơ thể người, các đặc tính của gene. Em chủ động tìm đọc các bài báo quốc tế, công trình nghiên cứu và thấy Sinh học hữu ích, hấp dẫn. Dấu ấn đầu tiên của nữ sinh trong môn học này là giành suất trong đội tuyển học sinh giỏi sinh cấp thành phố, sau đó đạt giải nhì chỉ sau vài tháng ôn tập.
Triều Anh đỗ vào lớp chuyên Sinh, trường Phổ thông năng khiếu TP HCM. Dù là hướng nội, lại khá hiền lành, em được bầu làm lớp trưởng ngay trong ngày nhận lớp. Thời gian đầu trong cương vị mới, dù được bạn bè hỗ trợ, Triều Anh gặp khó khăn vì giọng mình quá nhỏ để hô hào hay thu hút sự chú ý.
Nữ sinh tâm sự, dù giữ chức lớp trưởng, em vẫn không tham gia bất kỳ hoạt động, cuộc thi hay câu lạc bộ nào. Trong khi đó, ở xung quanh Triều Anh, bạn bè rất năng động và không ít người thể hiện tài năng. Nhiều lần, nữ sinh đã tự hỏi chính mình, liệu khả năng đặc biệt của mình là gì và có thể làm được những gì, nhưng chưa tìm được câu trả lời.
Triều Anh (ngoài cùng, bên phải hàng hai từ trên xuống) cùng bạn bè và giáo viên lớp 12 Sinh, trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thấy bạn bè chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị bên xứ người, Triều Anh cũng đặt mục tiêu du học. Với nền tảng tiếng Anh được đầu tư từ bé, điểm học tập tương đối tốt, Triều Anh giành học bổng 60% của trường Abbey College Cambridge, lên đường đến Anh du học khi bắt đầu vào lớp 12. Tại đây, em theo học chương trình A Level với bốn môn Toán, Hóa, Sinh và Tâm lý, kéo dài hai năm.
Trước khi du học, Triều Anh nghĩ chương trình phổ thông tại Việt Nam vốn đã rất nặng lý thuyết, tính toán, sang nước ngoài sẽ dễ thở hơn nhưng không phải. So sánh cách học giữa hai đất nước, nữ sinh nhận thấy ở Việt Nam, mỗi lần thi sẽ có đề cương ôn tập, dạng đề nhiều tính toán. Tuy nhiên, tại Anh, Triều Anh phải học lý thuyết rất nặng, hoàn toàn không có chỉ dẫn ôn tập.
Để không bị tụt lại, thay vì "nước đến chân mới nhảy" như hồi ở Việt Nam, nữ sinh phải làm bài tập, luyện thêm đề hàng ngày. Sau khi học trên trường, em sẽ lên thư viện học đến giờ ăn, tối tự học tiếp. Sau mỗi bài kiểm tra, Triều Anh nghiên cứu rất kỹ biểu điểm, cách chấm để biết với đề bài như này, nội dung nào phải có để lấy điểm. "Em nghĩ đây là phần mình làm tốt hơn các bạn. Việc này giúp em biết cách lấy điểm trọn vẹn trong những bài kiểm tra sau", Triều Anh nói.
Để khắc phục tình trạng "không danh hiệu" như lúc còn học Phổ thông Năng khiếu, đồng thời muốn tăng tỷ lệ cạnh tranh cho hồ sơ vào đại học, Triều Anh quyết định tham gia các kỳ thi Olympics tại Anh, tương đương kỳ thi học sinh giỏi quốc gia của Việt Nam. Vì thầy cô không tổ chức lớp học thêm, nữ sinh hoàn toàn tự học và đăng ký thi cả ba môn Toán, Hóa, Sinh.
Các kỳ thi chỉ cách nhau gần một tháng, Triều Anh chọn cách ôn "cuốn chiếu", xong môn này mới học tiếp môn sau, mỗi môn ôn trong 2-3 tuần. Tham gia với tinh thần cọ xát là chính, Triều Anh sửng sốt khi giáo viên thông báo em giành huy chương vàng Hóa và Toán, huy chương bạc môn Sinh. Ngoài ra, khi kết thúc hai năm A Level, nữ sinh đạt điểm tuyệt đối A* cho cả bốn môn.
Triều Anh đi du lịch cùng bạn bè. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Khi cân nhắc các trường để học cử nhân, Triều Anh quan tâm đặc biệt cho Đại học Sydney, Australia, vì bề dày thành tích, sự đang dạng về văn hóa, chất lượng đào tạo y khoa cùng nhiều hỗ trợ cho sinh viên. Ngoài nộp hồ sơ xin học bổng, nữ sinh đăng ký cả ngành Y lộ trình đảm bảo. Để xin phỏng vấn chương trình này, thí sinh cần đạt một trong các điều kiện: Điểm A* mọi môn của A Level, ACT 36/36, IB 45/45, điểm học tập lớp 12 tại các trường THPT chuyên 10/10...
Lúc đầu khá tự tin vì thành tích học tập tốt, nhưng sau khi thấy số hồ sơ lên tới hơn 2.000 mà trường chỉ nhận 10 người, Triều Anh bắt đầu lo lắng. Hoàn thiện hồ sơ từ đầu tháng 9/2020 nhưng bốn tháng sau, em mới được gọi phỏng vấn. Trong khoảng thời gian đó, cô gái TP HCM thừa nhận đã rất stress vì bạn bè sang năm hai đại học, bắt đầu đi làm thêm, còn em vẫn "chưa biết đi đâu". "Lúc đó, em còn thấy mình thất bại, vô dụng vì chỉ quanh quẩn làm việc nhà", Triều Anh kể.
Để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn, Triều Anh lên mạng tìm kiếm những câu hỏi phổ biến, chuẩn bị kỹ nhưng những gì diễn ra lại rất khác. Lúc đó, dù thấy mình thể hiện không đến mức tệ, em vẫn lo lắng. Đến khi nhận kết quả trúng tuyển vào cuối tháng 1, Triều Anh dường như không tin vào mắt mình. "So với Triều Anh khi còn ở Phổ thông Năng khiếu, luôn cảm thấy mình rất bình thường vì xung quanh toàn siêu nhân, em đã có bước tiến rất xa", Triều Anh nói.
Đại diện bộ phận tuyển sinh Đại học Sydney cho biết, Triều Anh được các giáo sư đánh giá cao về năng lực học tập và tố chất để trở thành bác sĩ. Trước khi biết kết quả ngành Y, Triều Anh đã đỗ vào ngành Dược của Đại học Sydney nhưng quyết tâm đợi phản hồi từ ngành yêu thích. "Ngoài thành tích học tập xuất sắc, Triều Anh là thí sinh chủ động, kiên trì và hoàn toàn xứng đáng với đặc cách nhận được", đại diện trường chia sẻ.
Tháng 3 này, Triều Anh sẽ trở thành sinh viên Đại học Sydney, đặt mục tiêu ra trường vừa trở thành bác sĩ, vừa nghiên cứu về công nghệ sinh học và cống hiến cho y học Việt Nam. Nhớ lại câu hỏi em tự nói với mình trước kia, rằng liệu mình có thể làm được những gì, Triều Anh đã tìm được câu trả lời.
"Em nghĩ mỗi người sẽ có thế mạnh riêng và em may mắn tìm được điều mình yêu thích, phù hợp. Chúng ta không cần cảm thấy sợ hãi và tự so sánh mình với người khác. Mỗi người sẽ tỏa sáng và thành công trên con đường phù hợp với mình", Triều Anh nói.
Cô gái dân tộc Nùng và ước mơ trở thành bác sĩ Với số điểm thi 3 môn đạt 28,6, cô gái dân tộc Nùng Nguyễn Thu Phương đã tiến gần đến ước mơ trở thành bác sĩ, mang tri thức phục vụ quê hương, đất nước. Sinh ra ở thành phố Thái Nguyên, trong gia đình có ông ngoại, bố và mẹ đều làm trong ngành Y, ngay từ nhỏ Nguyễn Thu Phương đã...