Sự thật về ‘lớp học kỳ lạ’ ở Hà Nội đang xôn xao trên Tik Tok
Đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải khẳng định thông tin ‘thiết kế lớp học có chỗ ngồi cho sinh viên cá biệt’ mà một nữ sinh đăng lên mạng là sai sự thật.
Mới đây, một nữ sinh đã đăng tải lên mạng xã hội Tiktok hình ảnh thiết kế lớp học khá “lạ lùng” khi ở cuối lớp có một bức tường ngăn, tạo nên một góc nhỏ khá riêng tư với câu hỏi: “Đi học mà tưởng như chơi trốn tìm. Nhà trường cho em hỏi tên của loại thiết kế này với ạ?”.
Được biết, hình ảnh chụp tại Trường ĐH Giao thông vận tải.
Thực tế đúng là lớp học này có một bức tường chắn ở phía cuối lớp. Tuy nhiên, theo giải thích của nhà trường, nó là phần sót lại của việc sửa các phòng cũ thành giảng đường lớn, không thể phá bỏ để đảm bảo kết cấu chịu lực.
Bức tường này cũng tạo nên một khoảng không tách biệt bên trong lớp học.
Theo hình ảnh trong đoạn clip, phòng học trông khá rộng rãi, điều kiện ánh sáng đảm bảo. Tuy nhiên, khi góc máy quay về phía góc lớp thì thấy một bức tường chắn ngang và tạo nên một không gian nhỏ, trong đó đặt vừa một bộ bàn ghế học. Trong đoạn clip, có 2 sinh viên ngồi ở khu vực này và tầm nhìn về phía bảng bị bức tường che khuất.
Video đang HOT
Đoạn clip thu hút hàng triệu lượt quan tâm. Đáng chú ý, một số bình luận suy diễn rằng trường “thiết kế hẳn chỗ ngồi cho sinh viên cá biệt”.
Tuy nhiên, đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải khẳng định nhà trường không kê bàn ghế ở khu vực này. Trong ảnh là các sinh viên đã tự kê bàn ghế vào để phục vụ việc quay clip.
Trao đổi với VietNamNet, TS Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Công tác chính trị và sinh viên của Trường ĐH Giao thông vận tải cho hay, đây là một clip “câu like”, thiếu suy nghĩ.
“Hình ảnh mà nữ sinh này ghi lại rồi đăng tải lên mạng xã hội thực tế là một góc trống của phòng học 702 thuộc khu giảng đường A2. Góc này tồn tại do khi sửa các phòng cũ thành giảng đường lớn có một bức tường chịu lực, song do đảm bảo kết cấu không phá đi được đành để lại như vậy. Tuy nhiên, chỗ đó trước nay chỉ để trống, nhà trường không hề bố trí bàn học ở khu vực này. Các sinh viên đã tự ý kéo bàn vào chỗ này để quay clip”.
Ông Hải cho hay, đoạn clip này ảnh hưởng đến uy tín của trường với những ai không hiểu rõ nguyên nhân.
Ông Hải cho biết, nhà trường sẽ liên hệ tới sinh viên này để nhắc nhở. Qua sự việc, Trường ĐH Giao thông vận tải cũng mong muốn các sinh viên khác rút kinh nghiệm, không chia sẻ những thông tin sai sự thật.
Cô giáo Trần Thúy Nga - Người đồng nghiệp tâm huyết, gương mẫu
Đối với cô giáo Trần Thúy Nga - giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn - Lịch sử, tổ trưởng tổ Xã hội trường THCS Mai Động (Hoàng Mai - Hà Nội), nghề giáo như một cơ duyên...!
"Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà mang lại cho Đời đầy trái ngọt hoa tươi"!
Đối với cô giáo Trần Thúy Nga - giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn - Lịch sử, tổ trưởng tổ Xã hội trường THCS Mai Động (Hoàng Mai - Hà Nội), nghề giáo như một cơ duyên vậy. Ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học, cô sinh viên ngày ấy đã ý thức được cái cao cả, cái thiêng liêng của nghề.
Cô tâm sự: Nhìn thấy sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ của học trò mình, cộng với sự tin tưởng, ủng hộ, yêu thương của phụ huynh, học sinh, cô biết mình phải có trách nhiệm dạy dỗ những đứa trẻ ấy, không chỉ về kiến thức mà còn là đạo đức, là nhân cách để chúng nên người. Điều đó đã biến thành động lực để cô vượt qua khó khăn trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ và gắn bó với nghề cầm phấn.
Cô giáo Trần Thúy Nga
Là tổ trưởng tổ Xã hội, cô không chỉ chuyên môn vững vàng mà còn nhiệt huyết, say mê, chỉn chu trong từng tiết dạy, luôn cầu thị, sẵn sàng góp ý chân thành, thẳng thắn. Nếu ai đã từng dự qua tiết Ngữ văn hoặc Lịch sử của cô, chắn chắn rằng sẽ nhớ mãi. Những văn bản dài dằng dặc, những cột mốc lịch sử khô khan, khó nhớ trở nên dễ dàng, gần gũi với học sinh.
Đó là nhờ cô đã ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào giảng dạy, hướng dẫn, tổ chức nhiều hoạt động đố vui, vẽ tranh, thảo luận, sân khấu hoá, hùng biện, ... để tăng tính chủ động, tích cực của học sinh. Bởi lẽ, cô quan niệm " học tập là cả một quá trình dài, không nên áp đặt, gây áp lực cho học sinh, không khí thoải mái, cởi mở, vui tươi mới giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả, học rồi lần sau vẫn có thể học tiếp được ". Trong các giờ chuyên đề, hội giảng của Tổ, nhóm chuyên môn, cô đều tham gia và góp ý chân thành trên tinh thần xây dựng, hỗ trợ hết mình.
Mỗi một kì cuộc thi thố của Tổ, nhóm, cô luôn lăn xả, " kề vai sát cánh " cùng anh chị em, là người kết nối các đồng nghiệp trong tổ để cùng xây dựng những bài giảng hay, chất lượng. Rất nhiều tiết giảng dạy hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, thành công của tổ, nhóm, trường đều có sự đóng góp, tham mưu ý tưởng của cô.
Cô giáo Trần Thúy Nga (áo đỏ) bên cạnh các em học sinh lớp mình chủ nhiệm
Ngoài công tác chính giảng dạy, cô Thúy Nga còn đảm nhận nhiều vai trò, nhiệm vụ khác trong nhà trường. Và ở vị trí, nhiệm vụ nào, cô cũng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhận được sự yêu mến, ủng hộ của đồng nghiệp. Là Nguyên tổng phụ trách Đội, cô đã có nhiều đóng góp cho phong trào Thiếu nhi, Đội TNTP của trường. Là Thư ký hội đồng sư phạm, cô nhanh nhẹn, nhạy bén, hoàn thành tốt công việc Ban giám hiệu phân công.
Là Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn, cô quan tâm đến đời sống, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên công đoàn, luôn động viên giúp đỡ những đoàn viên có khó khăn hoặc sẻ chia khi các gia đình có việc hiếu - hỉ. Với vai trò cố vấn cho Chi đoàn - Ban Thiếu niên, cô luôn đề xuất những ý tưởng mới trong việc tổ chức hoạt động rèn nếp - giáo dục học sinh... Chính sự năng nổ, tích cực đó của cô đã truyền kinh nghiệm, cảm hứng cho nhiều bạn đoàn viên trẻ.
Với những cống hiến đó, nhiều năm liền, cô Thúy Nga đạt danh hiệu " Lao động tiên tiến cấp Quận ", đạt danh hiệu " Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở " (năm học 2013 - 2014) và vinh dự được xét gia đình CBVC Lao động tiêu biểu quận Hoàng Mai năm học 2020 - 2021.
Như Brad Henry từng nói: " Một giáo viên giỏi là người biết khơi gợi hy vọng, thổi bùng trí tưởng tượng và thấm nhuần niềm đam mê học hỏi". Và, ở cô Thuý Nga đã hội tụ đầy đủ những tố chất mà một người giáo viên cần có./.
Hà Nội bảo đảm tiến độ xây dựng 85 trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2021 Ngoài xây dựng 85 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng chú trọng công tác phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo an toàn cho học sinh. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong năm 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phấn đấu xây dựng 85 trường công lập...