Sự thật phũ phàng phía sau ánh hào quang của Singapore?
Chúng tôi dùng đồng đôla để đo đếm mọi thứ, từ bản thân mình, lòng tự tôn, niềm vui, cho đến giá trị của bản thân. Nhưng chỉ có vài phần trăm người dân kiếm được rất nhiều tiền, những người còn lại đều cảm thấy vô giá trị và trở nên vô cảm.
Bài viết của phóng viên người Anh Charlotte Ashton
Lúc đó là Giáng Sinh, tôi và chồng đang đợi lấy hành lý ở sảnh đến sáng bóng tại sân bay Changi. Tôi kiểm tra tin tức trên mạng, và thú thực là không có tin vui nào cả.
“Xem này”, một người bạn đăng đường dẫn trên Facebook của tôi tới một khảo sát về 148 quốc gia, trong đó người Singapore được cho là thiếu lạc quan nhất thế giới.
Họ đội sổ cùng với người Iraq, Armenia và Serbia. “Chúc may mắn ở thành phố bất hạnh này nhé!” anh ta viết.
Trong vài tháng tiếp đó, một chiến dịch hạnh phúc bắt đầu ở đây. Chính trị gia Singapore khẳng định cam kết về hạnh phúc và công ty cung cấp dịch vụ di động Starhub tung ra chương trình quảng cáo “hạnh phúc ở khắp nơi”, gồm đầy hình ảnh người Singapore tươi cười, nhảy múa theo nhịp guitar rộn ràng.
Mặt dù vậy trên internet, vẫn có nhiều người tỏ ý đồng tình với bản khảo sát, vì nó trùng khớp cảm giác của họ về cuộc sống khó khăn hơn, đắt đỏ hơn cùng lúc khi Singapore giàu có hơn.
Tôi chọn cách làm ngơ sự phóng đại của tâm lý quần chúng và tập trung nhiều hơn vào những trải nghiệm cá nhân. Và chắc chắn là tôi đã có nhiều trải nghiệm hạnh phúc.
Chẳng hạn như ở khu cắm trại ngoài trời tại những công viên gọn gàng của Singapore, lúc nào cũng đầy các gia đình và nhóm bạn vui vẻ, thưởng ngoạn cái nóng của đêm nhiệt đới bên thùng bia lạnh.
Và bà lão hàng ngày vẫn bán dứa tươi ngon lành cho tôi ở quầy thực phẩm gần nhà, đã ở độ tuổi 70, lúc nào cũng cười tươi rói dù không còn răng.
Ăn tối với những người bạn Singapore của tôi, không thấy họ kêu ca nhiều hơn người Anh.
Họ cũng phải vật lộn với giá nhà đất cao ngất ngưởng và phải nỗ lực tiến thân cao hơn trong công ty. Với người đến từ London, những việc đó không có gì là quá xa lạ.
Video đang HOT
Chúng tôi cũng quen dần cuộc sống trên hòn đảo nhỏ bé này, nơi có những tòa nhà cộng đồng trông như thành phố đồ chơi, tội phạm hầu như không có, và với chưa đầy 3 đôla Mỹ là có một tô mỳ ngon miệng.
Nếu đây là thủ đô bất hạnh của thế giới thì rõ ràng là nó không ảnh hưởng nhiều hạnh phúc của chúng tôi.
Cho tới khi tôi mang bầu.
Mười tuần ốm nghén liên tục khiến việc đi lại hàng ngày của tôi trở thành một cuộc tra tấn dài 45 phút.
Một buổi sáng, tôi chóng mặt kinh khủng ngay khi vừa bước vào toa tàu đông chật người. Sợ mình sẽ ngất lịm đi, tôi ngồi sụp xuống sàn, ôm lấy đầu.
Và tôi cứ ngồi thế, hoàn toàn bị bỏ mặc trong suốt 15 phút cho tới khi đến bến cần xuống. Không một ai nhường ghế cho tôi hay hỏi han xem tôi có làm sao không.
Lần đầu tiên Singapore khiến tôi thấy buồn. Tôi thấy mình mong manh, hoàn toàn dựa vào lòng tốt của người lạ. Người Singapore làm tôi thất vọng.
Khi ngồi nghỉ ở sân ga, tôi tự hỏi liệu đây có phải là lý do đằng sau kết quả khảo sát tiêu cực của Gallup hay không.
Bấy giờ đã có bản cập nhật kết quả khảo sát Gallup, và theo số liệu này, Singapore đã vui lên rất nhiều.
Nhưng tất cả những gì tôi trải qua là khoảng trống khổng lồ về lòng trắc ẩn. Hay những người đi cùng toa tàu với tôi hôm đó bỗng nhiên vô cảm?
“Ôi không, tôi chẳng ngạc nhiên chút nào”, một người bạn Singapore nói với tôi sau đó. “Chị tôi mang bầu bảy tháng và bị ngã trên bậc cầu thang cuốn hôm nọ, nhưng phải bò tới chỗ tay vịn gần nhất để đứng dậy. Không ai giúp cả”.
Một người bạn khác cũng chia sẻ cảm giác đó. “Năm trước tôi bị trượt xuống cống và bị thương ở chân”, cô nói. “Máu chảy rất nhiều nhưng không ai dừng lại để giúp. Có lẽ họ đều đang vội”.
Người bạn Marcus của tôi đưa ra lý giải sâu sắc hơn trong bữa trưa ở một quán cà phê hiện đại. Đó không phải là tên thật của cậu ấy. Trong một xã hội dân chủ nhưng hơi hướng chuyên quyền, người ta thường ngại đưa ra ý kiến tiêu cực về đất nước.
“Chúng tôi được lập trình để chỉ nghĩ cho bản thân”, Marcus nói. “Điều quan trọng duy nhất là tiền. Không ai quan tâm đến việc giúp đỡ người khác”.
Marcus là người Singapore gốc Hoa nhưng đi học ở Canada. Sau 5 năm trở về, anh lại muốn ra đi, bởi Singapore khiến anh không hạnh phúc.
“Ở Canada mọi người đều rất thân thiện, giúp đỡ và tôn trọng nhau bất kể bạn là giám đốc hay người lái xe bus.
“Vấn đề là ở đây chúng tôi dùng đồng đôla để đo đếm mọi thứ, từ bản thân mình, lòng tự tôn, niềm vui, cho đến giá trị của bản thân. Nhưng chỉ có vài phần trăm người dân kiếm được rất nhiều tiền, những người còn lại đều cảm thấy vô giá trị và trở nên vô cảm”.
Chúng tôi tiếp tục bàn về các giả thuyết khác nhau như liệu có phải chủ nghĩa vật chất khiến người Singapore thấy bất hạnh và vô tâm, hay là do hệ thống giáo dục đầy cạnh tranh, đạo Khổng, hay là vì chính quyền quá coi trọng phát triển kinh tế hơn các yếu tố khác.
Cuộc tranh luận đó rõ ràng là vẫn còn nguyên giá trị, dù cho kết quả khảo sát tích cực hơn mới được công bố.
May mắn là tôi đã khỏe lại sau buổi sáng nọ. Nhưng dù giờ đây họ có thể dễ dàng biết được là tôi mang bầu, vẫn không ai nhường ghế cho tôi trên tàu điện ngầm nếu tôi không hỏi.
Tôi không biết là liệu tôi có hạnh phúc hơn nếu ở London hay không, nhưng trong cuộc sống xô đẩy ở đây, chắc chắn tôi chỉ biết dựa vào chính mình. Một kết luận bi quan từ một thành phố bất hạnh.
Theo BBC
Báo chí châu Á viết gì về Lý Quang Diệu?
Các hãng tin lớn trong khu vực đã đồng loạt bày tỏ sự kính trọng đối với cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu ngay sau khi ông qua đời ở tuổi 91.
Hãng Straits Times của Singapore viết: Ông Lý Quang Diệu "được đông đảo người dân coi là người có công lao lớn nhất trong việc định hình Singapore, từ thời ông và các đồng nghiệp trong Đảng Nhân dân Hành động thúc đẩy một chính phủ độc lập trong thập niên 1950, đòi tách khỏi Malaysia vào những năm 1960, và những nỗ lực của họ nhằm đảm bảo đất nước tồn tại sau tuyên bố độc lập vào ngày 9/8/1965.
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. (Ảnh: EPA)
Báo Today gọi ông Lý Quang Diệu là "một người không sợ hãi khi thách thức các ý thức hệ phổ thông của thời đại; ông không dính dáng đến các tín điều. Ngay khi đã cuối đời, Lý Quang Diệu vẫn tin vào sự thích nghi liên tục với những thực tại khắt khe của một thế giới đang thay đổi, và làm mới "bản đồ trí tuệ" của mình, ông không ngừng tìm kiếm đánh giá của các chuyên gia, viện sĩ, các nhà lãnh đạo chính trị, công nghiệp, các nhà báo và con người trên đường phố".
Tờ Lianhe Zaobao Hoa ngữ của Singapore nhận định, ông Lý Quang Diệu "đã để lại một di sản chính trị quý báu". "Các thế hệ mới sẽ tiếp tục từ nền tảng mà ông đã dựng lên và tạo được thành công sáng chói". Nhắc lại các chính sách và biện pháp mạnh tay của Lý Quang Diệu trong cuộc chiến chống tham nhũng mà thỉnh thoảng vẫn bị truyền thông nước ngoài lên án, tờ báo này dẫn lời ông từng nói rằng "người Singapore sẽ có tiếng cười sau cùng".
Ở Trung Quốc, hãng tin Tân Hoa ca ngợi "sự can đảm" của cố Thủ tướng Singapore trong "đấu tranh chống truyền thông nước ngoài". "Các giá trị chính trị của ông Lý Quang Diệu chưa từng bị lung lay dù vấp phải sự chỉ trích và bêu xấu của báo chí nước ngoài", BBC trích dẫn một bài viết trên Tân Hoa xã.
Một số cổng thông tin trực tuyến của Trung Quốc phán ảnh mối quan hệ thân thiết giữa ông Lý Quang Diệu và các lãnh đạo trước kia của nước này. Tờ Nhật báo Trung Quốc đề cao "chủ nghĩa thực dụng ngoại giao" của ông Lý, ca ngợi ông "truyền cảm ứng cho những cải cách, mở cửa của Bắc Kinh".
"Nhìn chung, Trung Quốc kính trọng ông... Hai bên có thể còn khác biệt ở một số vấn đề, bởi vì Singapore là một nước khác, nhưng sau tất cả... cũng là điều hoàn toàn tự nhiên khi ông Lý Quang Diệu hành động ngoài lợi ích đất nước và đưa ra một số quan điểm khác biệt".Jin Canrong, một giáo sư về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Renmin ở Bắc Kinh bình luận với Nhật báo Trung Quốc rằng đóng góp to lớn của ông Lý Quang Diệu cho Trung Quốc là nỗ lực của ông muốn "chia sẻ những trải nghiệm thành công của Singapore về quản trị".
Ở Đài Loan, đài Taiwan International đề cập đến "40 năm tình bạn" của ông Lý Quang Diệu. Bài viết nhấn mạnh ông là một nhân vật chủ chốt trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai bờ eo biển.
Ở Malaysia, một số trang web dành không gian trang nhất đưa tin ông Lý Quang Diệu từ trần. Báo Malaymail Online đăng lời chia buồn của Thủ tướng Najib Razak gửi tới chính phủ và nhân dân Singapore. Báo cũng gợi lại "các mối quan hệ gập ghềnh giữa hai nước trong phần lớn lịch sử, kể từ khi ông Lý Quang Diệu đưa Singapore tới độc lập năm 1965 sau một cuộc đoàn tụ ngắn nhưng đầy bão tố với Malaysia".
"Mặc dù vậy, các mối quan hệ bền vững vẫn quan trọng đối với cả hai bên, đặc biệt là các mối quan hệ thương mại gắn bó, và đã được cải thiện trong những năm gần đây dưới thời con trai ông Lý Quang Diệu, đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long, và ông Razak", tờ báo viết.
Nhiều trang web trên toàn châu Á cũng nhớ đến nhà lãnh đạo quá cố của Singapore. Carlton Tan viết trên Asian Correspondent rằng Singapore rồi sẽ không còn như cũ.
"Những người yêu quý ông sẽ khóc thương ông qua đời và ca ngợi cuộc đời ông. Nhưng người không ưa ông sẽ mừng về sự kiện này... nhưng ở đâu đó tận sâu trong đáy lòng, tất cả chúng ta đều biết rằng mọi thứ sẽ không như cũ nữa ở Singapoer sau thời Lý Quang Diệu", ông viết.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Người đưa Singapore lên 'Thế giới thứ nhất' - Kỳ 2: Bảo vệ nền cộng hòa non trẻ Đột ngột tách khỏi liên bang Malaysia năm 1965 trở thành một nền Cộng hòa độc lập, Singapore đứng trước nguy cơ bị xóa sổ bởi thù trong giặc ngoài. Ông Lý Quang Diệu (trái) gặp Thủ tướng Pháp Jacques Chirac khi thăm Paris năm 1974 - Ảnh: AFP Tháng 9.1963, hòn đảo tự trị Singapore quyết định nhập với bán đảo Malaya...