Sự thật ‘chết chóc’ về vật thể làm khoa học hoang mang 18 năm
PM 1-322 – một vật thể vũ trụ trông như con mắt ma quái màu tím – xanh nhìn thẳng vào người Trái Đất – được phát hiện từ năm 2005 nhưng đến nay các nhà khoa học mới biết nó là gì.
Theo tờ Space, PM 1-322 là vật thể nằm cách chúng ta 6.800 năm ánh sáng, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2005, với ánh sáng thay đổi trong thời gian dài và một thứ gì đó giống như đang phun trào.
Nó hoàn toàn khiến các nhà thiên văn bối rối trong những năm qua, với nhiều giả thuyết được đưa ra và bác bỏ.
Mới đây, huy động “mắt thần” từ nhiều đài quan sát khắp thế giới, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi TS Ernst Paunzen từ Đại học Masaryk (Cộng hòa Czech) cuối cùng đã tìm ra câu trả lời.
Các hình ảnh khác nhau về tinh vân hành tinh PM 1-322 – Ảnh: NASA/CXC/RIT
Video đang HOT
PM 1-322, bất chấp những đặc điểm kỳ lạ và không điển hình, nó vẫn là một thứ được quan sát khá nhiều từ trước đến nay: Tinh vân hành tinh.
Nó còn có một ngôi sao đồng hành, chính là thứ gây nhiễu các dữ liệu, khiến ánh sáng từ tinh vân này thay đổi kỳ lạ và khiến các nhà khoa học “lạc đường” trong 18 năm.
Ngoài ra, một lý do khiến PM 1-322 thay đổi là từ khi được phát hiện đến nay, tinh vân này tiếp tục phát triển, chứng tỏ chúng ta đã quan sát được khoảnh khắc mà nó mới hình thành.
Tinh vân hành tinh vốn là cách gọi sai lầm nhưng vì quá lâu đời nên vẫn được sử dụng chính thống như để chỉ “xác chết” cuối cùng của những ngôi sao cổ xưa, chứ không phải được tạo ra bởi các hành tinh.
Các ngôi sao – bao gồm Mặt Trời trong tương lai – sẽ trải qua cái chết theo các bước: Bùng lên thành sao khổng lồ đỏ và nuốt vài hành tinh gần nó, sụp đổ thành sao lùn trắng, cuối cùng phát nổ.
Ngôi sao nổ – gọi là siêu tân tinh – sau một thời gian sẽ chỉ còn như một “bóng ma” giữa vũ trụ, một quầng vật chất sáng, nhiều lớp, hư ảo xung quanh vị trí nó từng tồn tại. Nó chính là “tinh vân hành tinh”.
Tinh vân hành tinh phơi bày rõ ràng những nguyên tố đã tạo nên ngôi sao đã chết. Trong vũ trụ, mỗi thế hệ sao lại tôi luyện thêm vật chất phức tạp hơn bên trong lõi và giải phóng chúng vào vũ trụ sau khi chết, cung cấp vật liệu cho thế hệ sao mới “cao cấp” hơn.
Vì vậy, tìm hiểu về các tinh vân này cũng góp phần giải thích cách mà hệ Mặt Trời – Trái Đất đã hình thành như thế nào.
PM 1-332 cũng cung cấp một hình ảnh tương lai cho chính thế giới của chúng ta, vì Mặt Trời dự kiến cũng sẽ phát nổ như thế trong vòng 5 tỉ năm tới. Vật liệu của tinh vân Mặt Trời sẽ bao hàm cả Trái Đất, một trong các hành tinh sẽ bị Mặt Trời nuốt mất trong giai đoạn sao khổng lồ đỏ.
Thiên thạch trên sa mạc Sahara xuất phát từ một vụ nổ siêu tân tinh hiếm
Một thiên thạch lạ được tìm thấy ở sa mạc Sahara nhiều khả năng là chứng cứ đầu tiên được tìm thấy trên trái đất về một vụ nổ siêu tân tinh hiếm ở bên ngoài hệ mặt trời.
Một mẩu của thiên thạch Hypatia LIVESCIENCE
Năm 1996, trong lúc làm việc ở sa mạc Sahara, một nhà nghiên cứu tìm thấy một hòn đá cuội mà sau đó được xác định là xuất phát từ một địa điểm bên ngoài Thái Dương hệ. Giới khoa học đặt tên cho nó là thiên thạch Hypatia.
Trong báo cáo mới, các chuyên gia của Đại học Johannesburg (Nam Phi) cho rằng thiên thạch trên nhiều khả năng là chứng cứ xác thực đầu tiên về vụ nổ siêu thanh Type Ia, một trong những hiện tượng bùng phát năng lượng lớn nhất của vũ trụ.
Đội ngũ khoa học gia đã dựa trên kết quả nhiều năm nghiên cứu của các nhóm khác, bao gồm báo cáo được công bố năm 2013, 2015 và 2018, cho thấy thiên thạch Hypatia không có nguồn gốc từ trái đất, tiểu hành tinh, sao chổi, hoặc bất kỳ nơi nào khác của hệ mặt trời.
Các chuyên gia Nam Phi đã dùng chùm tia năng lượng cao proton, tạo ra bên trong cỗ máy gia tốc hạt, và xác định được 15 nguyên tố với mức độ chi tiết chưa từng có. Dựa trên những manh mối này, họ lần lượt đưa ra các giả thuyết về nguồn gốc có thể của thiên thạch Hypatia, sử dụng phương pháp loại trừ.
Đội ngũ nghiên cứu lần lượt loại trừ các nguồn gốc bên trong hệ mặt trời, sau đó là những nơi khác bên ngoài Thái Dương hệ, từ dải bụi liên sao của Dải Ngân hà, một sao khổng lồ đỏ, một vụ nổ siêu tân tinh Type II. Trong đó, vụ nổ Type II xảy ra khi một ngôi sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu, sụp đổ và nổ tung. Tuy nhiên, cấu tạo của thiên thạch Hypatia đã loại bỏ tất cả những khả năng trên.
Kế đến, nhóm chuyên gia đặt giả thuyết liên quan đến vụ nổ siêu tân tinh Type Ia, xảy ra khi một sao lùn trắng trong một hệ đôi nổ tung và sao lùn trắng bị thu nhỏ ở kích thước nguyên tử. Khi những nguyên tử này kết hợp với bụi từ tinh vân của sao lùn trắng, vật liệu đá sản sinh sẽ mang theo những đặc điểm hóa học cụ thể.
Kết quả cho thấy dấu vết hóa học ở thiên thạch Hypatia tương đồng với manh mối của vụ nổ siêu tân tinh Type Ia.
Xuất hiện vật thể lớn có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất Theo NASA, độ lớn và khoảng cách của vật thể mang tên 2022 SF98 đủ để xếp nó vào danh sách vật thể có nguy cơ đe dọa Trái Đất. Theo Live Science, một kỹ thuật mới phát triển bởi giáo sư Mario Jurric, Giám đốc Viện Nghiên cứu chuyên sâu về dữ liệu thiên văn và vũ trụ học (thuộc Đại học...