Xuất hiện hành tinh ‘quái vật’ khiến giới khoa học chao đảo
Sự xuất hiện của TOI-4860 b – một hành tinh quái vật quay quanh một ngôi sao lùn đỏ nhỏ, nhẹ – đã cùng lúc thách thức nhiều lý thuyết thiên văn.
TOI-4860 b là một hành tinh khí khổng lồ, được phân vào nhóm “ Sao Mộc ấm áp”, bởi nó to, nặng giống Sao Mộc nhưng vì quay quá gần ngôi sao mẹ nên có nhiệt độ ấm nóng.
“Mẹ” của nó là một ngôi sao lùn đỏ khối lượng thấp – dạng sao nhỏ và “lạnh” nhất trong tất cả các loại sao – mang tên TOI-4860, thuộc chòm sao Ô Nha.
Sao lùn đỏ TOI-4860 và “đứa con” khổng lồ TOI-4860 b – Ảnh đồ họa: Robert Lea
Đáng nói, một ngôi sao lùn đỏ như thể không thể tạo nên một hành tinh lớn như TOI-4860 b, có đường kính khoảng 3/4 Sao Mộc.
Video đang HOT
Càng vô lý hơn khi TOI-4860 b được làm giàu với tỉ lệ kim loại cao.
“Theo mô hình hình thành hành tinh “chuẩn”, một ngôi sao có khối lượng càng nhỏ thì đĩa vật chất xung quanh ngôi so đó càng ít khối lượng. Vì các hành tinh ra đời từ đĩa đó, các hành tinh khối lượng lớn kiểu Sao Mộc được cho là không thể hình thành” – tờ Space dẫn lời TS George Dransfield từ Đại học Birmingham (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu.
TOI-4860 là ngôi sao khối lượng thấp nhất có “đứa con” khổng lồ mà khoa học từng biết đến.
Hành tinh TOI-4860 b được phát hiện lần đầu bởi tàu vũ trụ TESS của NASA, một “thợ săn ngoại hành tinh” lẫy lừng.
Sử dụng thêm dữ liệu từ Đài quan sát SPECULOOS thuộc hệ thống Đài quan sát Paranal đặt tại sa mạc Atacama – Chile và Kính thiên văn Subaru đặt tại Hawaii các nhà khoa học đã tìm hiểu sâu hơn về hành tinh bí ẩn này, đưa ra các kịch bản khả dĩ về nguồn gốc của nó.
“Một gợi ý được ẩn giấu trong các đặc tính của hành tinh, vốn đặc biệt giàu nguyên tố nặng. Chúng tôi cũng phát hiện điều gì đó tương tự ở ngôi sao mẹ” – GS Amaury Triaud từ Đại học Birmingham, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Lượng nguyên tố nặng dồi dào này có thể là chất xúc tác quá trình hình thành hành tinh đặc biệt.
Chu kỳ quỹ đạo ngắn của TOI-4860 b, kết hợp với các đặc tính của ngôi sao mẹ chẳng hạn như tính kim loại cao của nó đã khiến nó có một đứa con ngoại cỡ hơn những gì các ngôi sao cùng loại có thể làm.
Tuy vậy đó chỉ là giả thuyết, câu trả lời cuối cùng vẫn nằm trong vùng bí ẩn. Nhóm nghiên cứu cho biết họ dự định sử dụng dữ liệu của một siêu kính viễn vọng mặt đất khác là Very Large (VLT) đặt tại sa mạc Atacama – Chile để tìm thêm các cặp đôi tương tự, từ đó tìm ra lời giải thích cụ thể.
Tìm thấy hành tinh xếp thứ hai trong danh sách hứa hẹn có sự sống
Hai hành tinh đá có khả năng dung dưỡng sự sống được phát hiện cách trái đất khoảng 100 năm ánh sáng, trong số này, một hành tinh có lẽ xếp thứ hai trong danh sách cho phép sự sống sinh sôi tính đến hiện tại.
Tháng 3, NASA xác nhận sự tồn tại của khoảng 5.000 hành tinh ngoài trái đất NASA
Bộ đôi hành tinh đang xoay quanh một sao lùn đỏ tên LP 890-9 (tên khác là Speculoos-2), và lần lượt gọi là LP 890-9b và LP 890-9c (hay Speculoos-2c), theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics do chuyên gia Amaury Triaud (Đại học Birmingham, Anh) và đồng sự thực hiện.
LP 890-9b có kích thước lớn hơn trái đất khoảng 30% và mất 2,7 ngày để hoàn tất vòng xoay quanh sao trung tâm.
Còn Speculoos-2c có bán kính lớn hơn từ 30 đến 40% so với trái đất và chỉ mất khoảng 8,4 ngày để hoàn tất vòng quay quanh sao trung tâm. Một mặt của nó cũng bị khóa chặt về hướng Speculoos-2, có nghĩa là một bên của hành tinh luôn là ngày, và phần còn lại chìm trong bóng tối vĩnh cửu.
Bất chấp tình trạng trên, đội ngũ chuyên gia cho rằng đây có thể là ứng viên xếp thứ hai trong danh sách những hành tinh có khả năng dung dưỡng sự sống trên toàn vũ trụ, tính đến thời điểm này. Ứng viên số một là Trappist-1e.
Năm 2016, cũng chính ông Triaud và đồng sự đã công bố sự phát hiện của TRAPPIST-1e, xoay quanh một sao lùn đỏ tên Trappist-1. Trong những năm tiếp tục, đội ngũ cũng tìm thêm các hành tinh khác của hệ Trappist-1, với ít nhất 3 hành tinh nằm ở khoảng cách có thể cho phép sự sống sinh sôi.
Năm 2021, kính viễn vọng TESS trên không gian của NASA đã công bố danh sách những ứng viên tiềm năng là hành tinh. Một trong số này là LP 890-9b thu hút sự chú ý của đội ngũ ông Triaud. Vì thế họ tiếp tục rà soát và kiểm tra dữ liệu với các kính viễn vọng khác ở khắp nơi trên trái đất.
Sau hơn 600 giờ quan sát, họ không những xác nhận sự tồn tại của LP 890-9b mà còn tìm thấy hành tinh thứ hai đầy triển vọng là Speculoos-2c.
Phát hiện về hai hành tinh có cùng quỹ đạo Các nhà thiên văn học đã sử dụng một kính thiên văn khổng lồ ở Chile phát hiện ra một ngôi sao có 2 hành tinh quay cùng quỹ đạo. Cặp hành tinh này trước đó chỉ tồn tại trên lý thuyết nhưng đây là lần đầu tiên bằng chứng về chúng được tìm thấy, các nhà thiên văn học cho hay. "Ai...