Công bố hình ảnh vật thể không gian ‘ngàn năm có một’
Đang dõi theo một ngôi sao trong chòm Kỳ Lân, các nhà khoa học đã bị lóa mắt bởi ánh sáng bất ngờ tăng lên đến 20 lần do sự xuất hiện của các vật thể độc đáo.
Theo Sci-News, một nhóm khoa học gia quốc tế đang theo dõi ngôi sao mang tên V960 Mon thuộc chòm Kỳ Lân, cách Trái Đất 5.000 năm ánh sáng thì gặp phải sự kiện “lóa mắt” nói trên vào năm 2014.
Tin rằng mình đã nắm bắt được thứ gì lạ, họ huy động sức mạnh của các đài thiên văn hàng đầu thế giới tiếp tục theo dõi vật thể trong nhiều năm để cố tìm ra câu trả lời.
Thứ kỳ quái, hỗn loạn mà 2 đài thiên văn quan sát được chính là các hành tinh đang trong khoảnh khắc chào đời – Ảnh: ESO/ALMA
Sử dụng công cụ SPHERE đặt trên Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), họ phát hiện ra quanh V960 Mon đang có sự tập hợp bí ẩn của các nhánh xoắn ốc phức tạp, kéo dài trên khoảng cách lớn hơn cả đường kính hệ Mặt Trời.
“Cầu cứu” thêm ALMA, mảng kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất thế giới đặt tại sa mạc Atacama của Chile, họ nhận thấy các nhánh xoắn ốc này đang trong quá trình phân mảnh dẫn đến sự hình thành các khối lạ.
Chỉ có một đáp án duy nhất trùng khớp với tất cả dữ kiện. Và nó là khoảnh khắc “ngàn năm có một” trong quan sát thiên văn.
“Khám phá này thực sự hấp dẫn vì nó đánh dấu lần phát hiện đầu tiên về các khối xung quanh một ngôi sao trẻ có khả năng hình thành các hành tinh khổng lồ” – PGS Alice Zurlo từ Trường Đại học Diego Portales (Chile) nói.
Tác giả chính Philipp Weber, cũng từ Trường Đại học Diego Portales, cho biết đó còn là quan sát đầu tiên về sự bất ổn định hấp dẫn ở quy mô hành tinh.
Điều đó có nghĩa vật thể mà các nhà thiên văn đang thấy chính tiền hành tinh đang ở đúng ngay khoảnh khắc chào đời: Vật chất quanh ngôi sao trẻ đến một lúc nào đó sẽ co lại và sụp đổ; từ đó, một hành tinh dần được bồi tụ.
“Kích thước các khối lờ mờ vẫn đang dần tụ lại này cho thấy các hành tinh tương lai phải lớn cỡ Sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời” – bài công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters nhận định .
Lão nông vào hang bắt cáo, tìm được bảo vật nghìn năm có một
Vào hang để bắt con cáo, lão nông này không ngờ có thể tìm thấy bảo vật quốc gia quý hiếm.
Video đang HOT
Từ một cuộc đuổi bắt thông thường lại có thể tìm thấy bảo vật quý giá. Đây là câu chuyện có thật ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Theo đó, vào tháng 7 năm 1991, lão nông Trần Hải Quý ở làng Long Trung, thị trấn Sa Điền, thành phố Hạ Châu (tỉnh Quảng Tây), rất giận vì phát hiện những cây lạc sắp thu hoạch trên ruộng lại bị động vật tàn phá. Dù đã thử nhiều cách, nhưng tình hình ruộng lạc bị phá hoại vẫn không khá hơn.
Trong một đêm nọ, ông Trần cuối cùng cũng nhìn ra "thủ phạm" phá hoại ruộng lạc của nhà mình. Đó chính là một bầy cáo.
Bầy cáo chính là "'thủ phạm" phá hoại ruộng lạc của nhà ông Trần.
Lão Trần không hiểu vì sao những con cáo này lại ăn lạc của ông. Lúc đó, ông cầm cuốc xông tới, bầy cáo thấy người nên sợ hãi quay đầu bỏ chạy. Chúng rất nhanh đã biến mất và cuối cùng chỉ còn lại dấu vết của một con cáo. Ông Trần đuổi theo nhưng vì trời đã khuya nên không dám chạy sâu vào rừng núi. Tuy nhiên, người nông dân này trông thấy con cáo chui vào trong một cái hang trên vách đá rồi biến mất. Khi đuổi tới nơi, ông Trần lấy đá chặn cửa hang, đánh dấu và sau đó quyết định xuống núi.
Vào ngày hôm sau, Trần Hải Quý gọi con trai mình và một người dân trong làng, đi theo dấu vết đêm hôm trước đến sườn núi để tìm lại hang cáo. Ba người mang theo đèn pin và một số dụng cụ khác.
Đến nơi, bên trong hang đá tối om, vách đá trơn trượt và mặt đất gồ ghề. May thay cả ba người đều mang theo đèn pin nên có thể sử dụng để di chuyển vào trong hang. Trên bức tường đá của hang đá này có dấu vết nhân tạo. Hang đá này dường như không được hình thành một cách tự nhiên.
Ông Trần cùng con trai và một người dân trong làng đi tìm bắt cáo trong hang đá bí ẩn. Ảnh minh họa
Khi ông Trần chiếu đèn pin vào sâu bên trong hang, ông bất ngờ nhìn thấy có một thứ kỳ lạ. Ban đầu, ông Trần cho rằng đó là một con cáo và định lấy cuốc để dạy cho con vật này một bài học. Thế nhưng, sau khi đến gần hơn, ông nhận ra rằng đó không phải là con cáo hay một sinh vật sống. Thay vào đó là một chiếc bình lớn cũ kỹ bằng đồng.
Chiếc bình cổ này rất kỳ lạ khi có một cái đầu có sừng, trông rất kỳ lạ.
Chiếc bình làm bằng đồng có hình thù kỳ dị được tìm thấy trong hang cáo.
Do đó, ba người không dám đi sâu vào trong hang nữa. Tuy nhiên, ông Trần cảm thấy chiếc bình trong hang cáo có thể là một bảo vật, nên ông đã mang nó trở về ngôi làng ở dưới chân núi.
Việc ông Trần tìm thấy chiếc bình kỳ lạ trong hang cáo đã nhanh chóng tới tai nhiều người trong làng, Vào lúc này, có một nhóm buôn bán di vật, cổ vật đã tìm đến ông và nói thẳng vào vấn đề: " 800.000 NDT, ông có bán không?".
Vào đầu những năm 1990, 800.000 NDT (khoảng hơn 2,6 tỷ đồng) là một số tiền lớn. Trước lời đề nghị hấp dẫn này, ông Trần vẫn lưỡng lự không muốn bán. Sau đó, lại có một nhóm người đến hỏi mua chiếc bình. Lúc này, ông Trần cho rằng chiếc bình mà ông tìm thấy trong hang cáo có thể là một bảo vật quý giá, bởi vì nó thu hút được nhiều người buôn bán cổ vật đến như vậy. Do đó, người nông dân này quyết định không bán chiếc bình.
Trong khi ông Trần không biết phải làm thế nào với chiếc bình cổ, thông tin về ông và vụ việc đã lan rộng và thu hút sự chú ý của các cán bộ, chuyên gia về di vật văn hóa.
Dưới sự hướng dẫn của dân làng, các chuyên gia đã tìm thấy ông Trần Hải Quý và làm công tác tư tưởng. Sau khi lắng nghe các chuyên gia, ông Trần đã lấy chiếc bình ra. Khi các chuyên gia trông thấy chiếc bình bằng đồng này, họ rất ngạc nhiên và hỏi ông Trần đã tìm thấy nó ở đâu.
Ông Trần đã thành thật kể lại chi tiết về quá trình tìm thấy món đồ đồng đặc biệt này. Sau khi nghe xong, các chuyên gia bật cười và còn nói đùa rằng: " Vậy chúng ta phải cảm ơn con cáo đó!".
Chủ nhân của chiếc bình cổ là ai?
Hang đá bí ẩn này thực chất là một ngôi mộ cổ có niên đại khoảng 2.500 năm.
Không thể nào một đồ vật bằng đồng như thế này lại tự nhiên xuất hiện trong hang động được. Các chuyên gia khảo cổ phán đoán rằng trong hang động này nhất định có ẩn chứa bí mật gì đó.
Dưới sự chỉ dẫn của ông Trần Hải Quý và những người khác, các chuyên gia đã tìm thấy hang đá bí ẩn. Không tìm thấy bầy cáo, nhưng tại nơi ông Trần tìm thấy chiếc bình bằng đồng, sau khi điều tra, các chuyên gia phát hiện đây thực chất là một ngôi mộ cổ từ thời Chiến Quốc, có lịch sử khoảng 2.500 năm.
Các chuyên gia đã ngay lập tức tiến hành khai quật trong hang đá. Kết quả, họ đã tìm thấy 33 di vật văn hóa quý giá, bao gồm nhiều món đồ vật được làm bằng đồng, đồ gốm và tiền vỏ sò.
Tuy nhiên, đồ vật quý giá nhất trong hang cáo này lại chính là chiếc bình có hình thù kỳ dị do ông Trần tìm thấy.
Chiếc bình cổ này được coi là kiệt tác hiếm có trong thế giới khảo cổ.
Mặc dù bên ngoài chiếc bình có một lớp gỉ sét, nhưng vẫn không che giấu được hình dáng tuy đơn giản nhưng uy nghiêm, tinh xảo. Đặc biệt, các chuyên gia nhận thấy nghệ thuật chạm khắc trên thân bình cực kỳ điêu luyện, hoa văn cũng rất tinh xảo và sống động.
Chiếc bình cổ bằng đồng này cao khoảng 53,7 cm, dài 28 cm, nặng 21,5 kg, có đầu hình kỳ lân, lựng chạm nổi hình ngọa long (rồng nằm), đuôi gắn một con chim phượng hoàng, thân có nhiều hoa văn tinh xảo, độc đáo. Những chi tiết này cho thấy tay nghề thủ công tuyệt đỉnh của những người thợ thời xưa.
Việc kết hợp ba linh vật huyền thoại như rồng, phượng và kỳ lân trong một chiếc bình cho thấy đây là một kiệt tác hiếm có trong thế giới khảo cổ.
Hầu hết các chuyên gia đều thừa nhận rằng đây là lần đầu tiên ba linh vật rồng, phượng, lân lại được kết hợp trên cùng một chiếc bình như thế này. Việc được trang trí với những linh vật như rồng, phượng, hay kỳ lân, cho thấy thân phận của chủ nhân chiếc bình cổ này là cực cao.
Với sự trợ giúp của các chuyên gia từ Bảo tàng Quốc gia, các chuyên gia đều thống nhất cho rằng chủ nhân của chiếc bình hình kỳ lân này là một vị vương hầu thời Chiến Quốc.
Chiếc bình hình kỳ lân này được dùng làm bình đựng rượu ngon. Ngoài ra, theo người phụ trách Bảo tàng Hạ Châu, chiếc bình bằng đồng này còn là một đồ vật nghi lễ được dùng trong các dịp tế lễ lớn. Cho đến nay, đây là chiếc bình bằng đồng duy nhất có kết hợp các linh vật rồng, phượng và kỳ lân được tìm thấy ở Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, việc tìm thấy chiếc bình được chế tác tinh xảo như này ở Hạ Châu cho thấy nơi đây có sự giao lưu văn hóa rộng rãi.
Chiếc bình cổ trở thành bảo vật quốc gia
Nhờ chiếc bình cổ, các chuyên gia đã tìm thấy nhiều di vật văn hóa ở thành phố Hạ Châu.
Ngoài ra, việc tìm thấy chiếc bình này giống như một chiếc chìa khóa giúp các chuyên gia mở ra kho tàng di vật văn hóa ẩn dưới lòng đất hàng nghìn năm ở Hạ Châu. Cụ thể, sau khi mở rộng phạm vi điều tra và khai quật, chỉ trong vài tháng, Bảo tàng Hạ Châu đã thu giữ được tới hơn 30.000 di vật văn hóa.
Mặc dù ông Trần và những người dân khác trong làng đã tự nguyện giao nộp di vật văn hóa mà không yêu cầu bất kỳ phần thưởng nào, nhưng cơ quan di sản văn hóa tại địa phương đã trao giấy khen và tiền thưởng 200 NDT cho mỗi người.
Chiếc bình hình kỳ lân hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.
Chiếc bình cổ bằng đồng hình kỳ lân đã được công nhận là quốc bảo của Trung Quốc. Bảo vật này cũng đã được trưng bày ở nhiều nơi ở đất nước này từ năm 1993. Ngoài ra, chiếc bình có vẻ ngoài kỳ lạ còn được mang đến nhiều quốc gia trên thế giới như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và nhiều quốc gia ở châu Âu. Hiện nay, chiếc bình cổ đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.
Kính viễn vọng Chile chụp được "bóng ma" khiến cả một ngôi sao "lạc lối" Các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra thứ bí ẩn đang bóp méo cả quỹ đạo của một ngôi sao trẻ thuộc chòm sao Thiên Thố. Đó là một "bóng ma" nặng gấp 1.272 - 1.908 lần Trái Đất. Theo tờ Space, bóng ma đó là một hành tinh khổng lồ và là thành công đột phá của Kính viễn vọng...