‘Bức tranh ma’ sớm nhất được tìm thấy trên tấm bảng trừ tà ở Babylon
Người phụ trách bảo tàng phát hiện ra hình vẽ ma hơn 3.500 năm tuổi trên phiến đá cổ kèm theo cách hướng dẫn cách trừ tà.
Vài ngày trước, một người phụ trách bảo tàng đã tìm thấy hình vẽ ma lâu đời nhất cho đến nay trên một tấm bia đá 3.500 năm tuổi của người Babylon, thậm chí bên trên còn có cả hướng dẫn cách trừ tà.
Hình vẽ mô tả một con ma nam bộ râu ria xồm xoàm trông hung dữ bị một người phụ nữ dùng dây thừng kéo xuống âm phủ, kèm theo ghi chú – cách tiêu diệt con ma nam khó ưa là cho anh ta một người tình.
Phiến đá có hình vẽ ma lâu đời nhất được tìm thấy ở Babylon
Irving Finkel, người phụ trách cấp cao tại bộ phận Trung Đông của Bảo tàng Anh (London) khi kiểm tra các hiện vật liên quan đến ma ở đây đã phát hiện ra phiến đá và dịch văn bản được khắc bên trên.
Vào thế kỷ XIX, bảo tàng này mua lại tấm đá và hàng nghìn tấm đá khác nhau từ Babylon, một thành phố cổ cách Baghdad ngày nay khoảng 100 km về phía Nam, để giúp các nhà khảo cổ học hiểu rõ hơn về điều kiện sống của cư dân cổ đại ở Babylon và Lưỡng Hà.
Phiến đá nhỏ vừa lòng bàn tay và chữ viết hình nêm trên đó là một hệ thống chữ cổ từ Trung Đông miêu tả nghi lễ của con người có liên quan đến ma. Khi quan sát kỹ, Finkel phát hiện ra một bức tranh tinh xảo mà mắt thường gần như không thể nhìn thấy, đồng thời nhận ra bóng ma và người phụ nữ trong bức tranh, đây là công cụ hỗ trợ cho một số loại nghi lễ trừ tà, được thực hiện bởi người trừ tà.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, nghi lễ trừ tà ở thời Babylon cổ đại rất đặc biệt, người trừ tà sẽ làm một bức vẽ bằng đá về một người đàn ông và một người phụ nữ, đồng thời chuẩn bị cho họ những nhu yếu phẩm hàng ngày, sau đó những tấm bia đá này sẽ được chôn vùi vào lúc mặt trời mọc.
Đồng thời, thầy trừ tà sẽ niệm chú, nhưng câu thần chú được khắc trên tấm bia đá này chưa hoàn chỉnh, bắt đầu từ việc triệu hồi thần mặt trời Shamash của người Babylon cổ đại. Đây là vị thần chịu trách nhiệm chuyển những hồn ma con người xuống cõi âm trong thần thoại.
Finkel nói: “Đó không phải là một nghi lễ tượng trưng, người trừ tà biến hồn ma thành hình ảnh trên một tấm bia đá để người quá cố qua đời với sự ban phước của thần mặt trời Shamash”, dòng chữ cuối cùng của nghi thức trừ ta là: ‘Đừng quay đầu lại!’, được đưa ra như một lời cảnh báo cho những hồn ma khi đi vào một thế giới khác”.
Năm 1982, tìm thấy 17 phiến đá lạ, 30 năm sau chuyên gia khóc lớn vì sự thật bất ngờ
Các chuyên gia phải mất tới 30 năm để tìm ra sự thật đằng sau 17 phiến đá kỳ lạ được tìm thấy năm 1982.
Không phải phát hiện khảo cổ nào cũng được giải mã một cách nhanh chóng và chính xác. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.
Vào năm 1982, các công nhân xây dựng một công trình thủy lợi ở tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ. Ngay sau khi phát hiện, họ đã báo cáo cho ban quản lý dự án và cơ quan chức năng.
Sau khi tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 17 phiến đá kỳ lạ hay chính xác là 17 tấm bình phong. Qua kiểm tra sơ bộ, ngôi mộ cổ, nơi tìm thấy 17 phiến đá được xếp vào mộ của các quý tộc trong triều đại nhà Tùy và nhà Đường. Nhưng những phiến đá này chỉ được coi như những di vật văn hóa thông thường. Thay vì có cơ hội trưng bày, chúng chỉ được cất giữ trong suốt một thời gian dài trong các kho di vật văn hóa của viện bảo tàng ở tỉnh Cam Túc.
Di vật văn hóa bằng đá được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ ở tỉnh Cam Túc vào năm 1982.
Tưởng rằng sự quan tâm về đợt khai quật năm 1982 ở tỉnh Cam Túc sẽ chấm dứt, nhưng không ngờ nhiều chiếc quách và bình phong bằng đá liên tiếp được khai quật ở nhiều nơi. Từ đó, mạng lưới thông tin khảo cổ dần được thiết lập và điều này khiến các nhà khảo cổ nhận ra rằng những cổ vật, di vật văn hóa được tìm thấy ở Cam Túc không hề đơn giản như phán đoán ban đầu.
Theo đó, vào năm 2010, Bảo tàng thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc, đã tái phát hiện những phiến đá này, khôi phục di vật văn hóa, đồng thời củng cố thêm nhiều thông tin khác nhau về các ngôi mộ được khai quật vào thời điểm này.
Sự thật về 17 phiến đá sau 30 năm
Những hình ảnh được chạm khắc trên các phiến đá cổ tiết lộ về người Sogdian.
Hóa ra, 17 phiến đá được khai quật vào năm 1982 lại không phải là của người Hán. Thay vào đó, chúng thuộc về người Sogdian, tộc người với dân số ít ở Trung Á. Vào thời nhà Hán, người Sogdian từ Trung Á di cư đến. Họ di cư tới vùng tây bắc của Trung Quốc. Đến triều đại nhà Tùy và nhà Đường, nhiều người Sogdian xuất hiện ở khu vực Tân Cương và tỉnh Cam Túc. Ngay cả sau khi qua đời, hậu thế của người Sogdian cũng quyết định để xương cốt của tổ tiên ở Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, trên 17 phiến đá được tìm thấy có hình ảnh điêu khắc về người Sogdian. Thật may là những phiến đá này vẫn được bảo tồn rất tốt. Ngay sau khi tìm được nguồn gốc thực sự đến từ người Sogdian, 17 phiến đá trên được công nhận là bảo vật quốc gia. Đáng tiếc là phải mất tới gần 30 năm sau, các nhà khảo cổ mới có lời giải chính xác.
Sau khoảng 30 năm bị lãng quên, 17 phiến đá được tìm thấy năm 1982 đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Sau khi xác nhận chính xác sự thật, Ủy ban thẩm định di tích văn hóa quốc gia đã bác bỏ quyết định trước đó xếp loại 17 phiến đá trên vào loại di vật thuộc thời nhà Tùy (581 - 619) và nhà Đường (618 - 907).
Theo các chuyên gia, sai sót trong công tác khảo cổ là không thể tránh khỏi và điều quan trọng là sự thật đã được tìm ra.
Nếu thông tin về những tấm bình phong bằng đá có thể được phát hiện sớm hơn thì khó khăn trong việc nghiên cứu những di vật văn hóa khác có thể giảm đi rất nhiều. Những hình vẽ điêu khắc trên các phiến đá này có thể giúp các chuyên gia hiểu rõ hơn về phong tục và văn hóa của người Sogdian vào thời điểm đó.
Sau khi phát hiện ra sự thật về 17 phiến đá, các nhà khảo cổ học ở tỉnh Cam Túc cảm thấy rất buồn và thừa nhận trước truyền thông rằng họ đã mắc phải một sai lầm lớn khi suýt nữa bỏ lỡ những thông tin quan trọng về tộc người Sogdian. Phán đoán ban đầu đã sai lầm và làm chôn vùi giá trị của những di vật văn hóa này trong nhiều năm.
17 phiến đá này hóa ra lại là bảo vật quốc gia. Điều này khiến các chuyên gia phải "bật khóc" sau 30 năm và nói rằng: " Chúng tôi đã phạm sai lầm lớn".
Sogdia hoặc Sogdiana là một nền văn minh cổ xưa của người Iran và một tỉnh của Đế chế Achaemenes, còn được gọi là Đế quốc Ba Tư thứ nhất. Vào giai đoạn đỉnh cao, đế quốc này trải dài từ khu vực Balkan ở phía Tây cho tới khu vực thuộc thung lũng sống ở phía đông, với diện tích lên tới 5,5 triệu km2. Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, tộc người Sogdian ban đầu sống tại khu vực thuộc tỉnh Cam Túc và sau đó bị người Hung Nô tấn công nên buộc phải di chuyển về phía tây.
Khai quật mộ cổ gần 2.200 năm tuổi, chuyên gia bất ngờ tìm thấy 'điện thoại iPhone' Phải chăng 'chiếc điện thoại iPhone' đã xuyên không về thời điểm 2.200 năm trước? Vật thể lạ giống iPhone trong mộ cổ Theo tờ Siberian Times đưa tin, vào năm 2016, một nhóm khảo cổ học đang thực hiện nghiên cứu ở vùng núi Tuva, giáp biên giới với Mông Cổ đã tìm thấy một vật thể lạ. Địa điểm tìm thấy...