Sứ mệnh của người thầy thời số hóa
Thực hiện chương trình mới không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định. Nhưng với vai trò cốt lõi trong sự thành công của đổi mới chương trình, các nhà giáo đã nỗ lực để bắt nhịp.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Phạm Văn Chính, Quận 9, TPHCM trong giờ Toán. Ảnh minh họa: Q.Nguyên
Nỗ lực bắt nhịp đổi mới
Theo cô Đỗ Ánh Tuyết, giáo viên tiểu học tại Quận 5 (TPHCM), thời gian đầu triển khai dạy học theo chương trình mới cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Ví dụ trong môn Tiếng Việt, có nhiều bài chứa 3 âm cần giảng dạy trong 1 tiết, khiến giáo viên khó sắp xếp được thời gian khi giảng dạy. Từ tuần 5 trở đi, số lượng chữ trong câu ứng dụng khá dài làm cho học sinh khó khăn trong việc ghi nhớ đọc lại. Một số từ còn mang tính trừu tượng cao, khiến giáo viên khó diễn giải.
“Điều này đòi hỏi giáo viên phải chủ động, nỗ lực tìm hiểu, tham khảo các đồng nghiệp và đổi mới trong dạy học, đánh giá học sinh. Nếu… chỉ “đứng yên” sẽ thụt lùi và khó đáp ứng đổi mới”, cô Ánh Tuyết nói.
Tuy nhiên, tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường đã sâu sát và cùng “gỡ khó”. Bản thân giáo viên cũng phải tìm hiểu thêm các tài liệu, tham gia hội nhóm dạy học lớp 1 để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học cũng được tận dụng tối đa giúp học sinh tiếp thu bài, đăng nhập vào trang web của bộ sách để tải hình ảnh về sử dụng.
Với những từ ngữ khó diễn tả, có thể dùng vật thật, hình ảnh để minh họa cho trẻ. Ví dụ như như cây mía, quả sung, rau cải… hoàn toàn có thể đưa vào lớp học để dạy học sinh, giúp các em dễ hiểu. Tiết học về đồ dùng trong nhà, có thể mang tới các vật dụng gọn nhẹ, quen thuộc để hướng dẫn các em gọi tên, cách sử dụng… Đặc biệt, phải linh hoạt, không rập khuôn, gò bó mà mỗi tiết dạy đều có thể có nhiều hoạt động khác nhau.
Thầy Vũ Hoàng Sơn, giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa, quận Bình Thạnh (TPHCM) cho hay: Để bắt kịp xu thế đổi mới luôn thôi thúc giáo viên chủ động trong tự học, tìm kiếm tài liệu, nâng cao chuyên môn. Theo thầy Sơn, nhiều năm trước, bản thân thầy cũng chưa có kỹ năng về ứng dụng CNTT, làm clip, mã hóa bài dạy để thành mã code, dạy học trực tuyến…
Tuy nhiên, trước đòi hỏi của chương trình, nhu cầu của HS, thầy đã chủ động tìm tòi, đăng kí qua các lớp ngắn hạn trực tuyến, trực tiếp để học. Thậm chí còn theo học văn bằng 2 sư phạm Tin học. Sau này, thầy là một trong những giáo viên tiểu học đi đầu trong ứng dụng CNTT và là “cha đẻ” của phần mềm dạy học Lịch sử lớp 4 trực tuyến.
“Sự nhiệt huyết với nghề là động lực để tôi vượt qua những rào cản của bản thân, tích cực đổi mới ứng dụng CNTT trong dạy học. Việc đổi mới trong dạy học giúp tiết học thoải mái, hiệu quả hơn, thầy trò cũng cảm thấy hạnh phúc… Đó là sứ mệnh mà cũng là vai trò của người thầy – nhà giáo dục. Tôi cứ nghĩ, mình là một người thầy, nếu không tiên phong, vậy ai sẽ là người “gánh vác” giúp”, thầy Sơn nói.
Thầy Sơn cũng cho rằng, trước những đổi mới của nền giáo dục để tiệm cận với thế giới, nếu giáo viên không thay đổi, những câu như “đổi mới sáng tạo dạy học, tích cực ứng dụng CNTT, giáo viên thời đại 4.0… ” sẽ trở nên sáo rỗng, chỉ mang tính hô hào. “Chương trình dù có hay, có tốt đến bao nhiêu, nhưng nhà giáo “đứng im” chắc chắn sẽ rất khó thành công”.
Video đang HOT
Tình yêu là động lực
ThS Cao Cang (Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục miền Nam) cho rằng: Sư phạm – “nghề của mọi nghề”, được xã hội tôn vinh, quan tâm, hơn nữa “sản phẩm” của họ vô cùng đặc biệt là học trò, là con người… Chính vì vậy, tự bản thân mỗi nhà giáo, khi đã lựa chọn nghề “gõ đầu trẻ”, với tình yêu nghề luôn nỗ lực để vượt qua những khó khăn, tự biến khó khăn, rào cản thành động lực của đổi mới, để khẳng định vị thế của mình.
Tuy nhiên, theo ThS Cao Cang, để đồng hành cùng với GV, phát huy được động lực tự bên trong của họ rất cần sự quan tâm, sâu sát của các cấp lãnh đạo, sự chia sẻ của phụ huynh, toàn xã hội. Đó là đầu tư về cơ sở vật chất, chăm lo, hỗ trợ, động viên về mặt tinh thần, vật chất và quan tâm trong mọi chính sách để nhà giáo có thể dành trọn đam mê với nghề…
Đồng quan điểm này, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM chia sẻ: Với mỗi nhà giáo, khi đã lựa chọn theo nghề, họ đều có những đam mê, nhiệt huyết và hiểu được nghề “gõ đầu trẻ” sẽ như thế nào, cần gì và làm gì.
Chình vì vậy, dù ở trong hoàn cảnh nào họ cũng đều tâm huyết, tận tụy với học trò và sẵn sàng tâm thế để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Người ta gọi là “trong cái khó, ló cái khôn”, chính những khó khăn ấy trở thành động lực để họ khẳng định mình.
Theo nhà giáo Nguyễn Văn Ngai, thập niên 80 thế kỷ trước, khi ông còn tham gia giảng dạy, sau đó làm công tác quản lý ở huyện Hóc Môn, việc dạy, học ở ngoại thành còn nhiều khó khăn, nhưng thầy trò vẫn hồ hởi, thi đua dạy – học tốt.
Nói như thế để thấy rằng, khi đã lựa chọn nghề giáo, dấn thân vào nghiệp “trồng người”, kỹ năng sư phạm, tình yêu nghề sẽ là động lực để họ vượt qua. Song song với nỗ lực của GV, để tạo động lực cho thầy cô trong công cuộc đổi mới cần phải có cơ chế đặc biệt cho nhà giáo. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, sự đồng hành của các nhà quản lý, của phụ huynh và xã hội.
Theo các chuyên gia, nhà quản lý, để đổi mới không tránh khỏi những khó khăn. Tuy nhiên, khi xác định được khó khăn do đâu, qua thời gian, đội ngũ GV giảng lớp 1 đã bắt kịp được đổi mới. Các thầy cô đã tự tin, linh hoạt và chủ động trong việc thay đổi phương pháp dạy học để hướng đến phát huy phẩm chất, năng lực của HS. Có được sự bắt nhịp nhanh chóng này cũng phải kể đến việc ngành GD-ĐT đã cầu thị, lắng nghe và có những điều chỉnh kịp thời để tạo thuận lợi nhất cho GV thực hiện.
Động lực để họ vượt qua những rào cản, chủ động đổi mới, sáng tạo chính là sự trân quý, tình yêu, đam mê với nghề, trách nhiệm với học trò, nền GD nước nhà, xã hội. – ThS Cao Cang
Chấm Văn học trò, thầy buồn vô hạn
Những lỗi sai trong cách hành văn có tính hệ thống đã trở thành những thói quen khó sửa của học trò, nhưng biết trách ai bây giờ...?
Nếu chúng ta chỉ nhìn vào điểm số tổng kết qua từng năm, thậm chí nhìn vào điểm thi tuyển sinh 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông của học sinh thì điểm trung bình môn Văn thường rất cao. Nhưng, thực tế học sinh học Văn ở nhà trường phổ thông bây giờ ra sao thì chỉ có giáo viên Ngữ văn rõ hơn ai hết.
Một bài văn học trò chữ xấu, ảnh minh họa: tác giả.
Mặc dù vẫn có nhiều em đam mê môn Văn, các em vẫn ham đọc và viết các bài văn rất hay, rất sáng nhưng cũng có một bộ phận học sinh không có động lực học tập, mất hết kiến thức cơ bản môn học. Trong đó, có những em học lớp 7, lớp 8 thua học sinh tiểu học về chữ viết, về cách trình bày một bài văn thông thường.
Khi ngồi chấm bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ cho học trò mà nhiều thầy cô cảm thấy buồn vô hạn, không hiểu sao có nhiều em học tập như vậy mà vẫn được lên lớp đều đặn, thậm chí khi xem lại học bạ có nhiều em còn được xếp học lực khá ở các lớp trước!
Có những bài văn của học trò ngô nghê đến... tội nghiệp
Đầu năm học, chúng tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công cho dạy 4 lớp Văn, trong đó có 2 lớp 7. Khi nhận lớp, tham khảo điểm thống kê năm trước mà nhà trường gửi để giáo viên làm kế hoạch cá nhân thì bản thân chúng tôi cảm thấy choáng ngợp vô cùng.
Có những lớp, tỉ lệ học sinh giỏi môn Ngữ văn năm trước lên đến 55%, chỉ có 5% là học sinh xếp loại trung bình.
Nhìn vào những điểm số thống kê đẹp như mơ như vậy nhưng trong lòng chúng tôi không cảm thấy vui mừng gì bởi vì môn Văn bây giờ mà tỉ lệ giỏi nhiều như vậy sẽ là một dấu hỏi rất lớn.
Sự thực, khi bắt đầu vào dạy thì chúng tôi cảm nhận được những con số này không có gì là đáng tin cậy bởi có rất nhiều học sinh đọc chưa lưu loát, viết chữ sai gần hết các từ ngữ trong vở ghi chép.
Chấm văn học trò, thầy cô buồn vô hạn, ảnh minh họa: tác giả.
Những bài kiểm tra thì một số em viết vài chữ vô thưởng vô phạt, không có nội dung, thầy đọc mà nhiều khi không hiểu trò viết cái gì.
Kiểm tra bài cũ thì có những em học sinh cứ lần lữa nói là em chưa thuộc, khi cuối kỳ gọi lên chỉ yêu cầu học sinh đọc lại một vài tên bài học trong suốt học kỳ mà vẫn có những học sinh cũng không đọc được.
Buồn nhất là khi kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, giáo viên trong trường chấm bài chéo với nhau và chúng tôi nhận thấy có nhiều em gần như nộp giấy trắng hoặc viết vài câu ngô nghê, khó hiểu vào bài kiểm tra.
Có những em viết được một số dòng nhưng gạch xóa cẩu thả, chữ thì thầy luận mãi không biết trò viết chữ gì, nghĩa của từ thì không có. Nhưng, bắt buộc giáo viên phải đọc, phải sửa lỗi cho học trò...
Chấm những bài văn như vậy thực sự là thầy cô giáo rất băn khoăn và phải trăn trở nhiều điều. Hạ bút cho học trò 0 điểm hay 1 điểm thì dễ vô cùng nhưng điều quan trọng là sau điểm số như vậy thì học sinh có thay đổi hay không, có tiến bộ hay không?
Môn Văn đang mất dần vị thế trong nhà trường
Môn Tiếng Việt (ở tiểu học) và môn Ngữ văn (cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông) đang được chú trọng trong trường phổ thông bởi đây là môn học được xếp nhiều tiết nhất/ tuần.
Một bài kiểm tra Ngữ văn của học sinh lớp 7, ảnh: tác giả.
Trong các kỳ thi quan trọng của học sinh hiện nay thì môn Ngữ văn cũng là 1 trong những môn thi bắt buộc.
Thế nhưng, chất lượng thực của môn Văn bây giờ có lẽ đã khiến cho nhiều thầy cô dạy Văn phải trăn trở sau mỗi tiết lên lớp, sau mỗi bài kiểm tra của học trò.
Bộ, Sở thì đổi mới liên tục về phương pháp, nội dung tiếp cận nên môn Văn bây giờ không hướng nhiều về cách cảm thụ văn học. Một số giáo viên thì cho điểm quá dễ dãi, ít chú trọng đến việc uốn nắn, sửa lỗi cho học trò.
Hệ quả là học sinh dù yếu vẫn đủ điểm lên lớp, thậm chí còn được khen thưởng đã dẫn đến chủ quan, mất đi động lực học tập qua từng năm. Học sinh mất kiến thức căn bản từ lớp dưới nên càng ngày càng hổng kiến thức lớn hơn.
Hàng năm, các em vẫn được điểm Văn cao, vẫn nhận được những lời nhận xét, những lời phê "đẹp" của giáo viên nhưng cứ nhìn vào những bài kiểm tra của học trò sẽ khiến cho nhiều người ngao ngán, buồn rầu.
Là những giáo viên dạy môn Ngữ văn, chúng tôi cảm thấy buồn khi học trò không biết viết một câu văn hoàn chỉnh, nhiều em viết tên mình cũng chẳng biết viết hoa chữ cái đầu tiên.
Những lỗi sai có tính hệ thống đã trở thành những thói quen khó sửa của học trò nhưng biết trách ai bây giờ? Chỉ biết, mỗi lần chấm bài cho học trò là mỗi lần trăn trở về chất lượng môn học của mình đang giảng dạy mà thôi!
"Ma trận" lớp dạy chữ trước cho trẻ vào lớp 1 năm học 2021-2022 Trong căn phòng rộng khoảng 30 m2 ở tầng 2 của khu tập thể, một bên được kê 6 bộ bàn ghế nhựa và 1 tấm bảng rộng, phần diện tích còn lại được kê thêm bộ ghế sofa. Theo lời của chủ cơ sở ôn luyện, ngoài "công dụng" để tiếp khách thì nếu phụ huynh nào có "nhu cầu" họ có...