Sử dụng dị vật, cụ ông phải mổ cấp cứu
Sáng 2-8, TS-BS-CKII Nguyễn Thế Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện quận 7 (TPHCM) cho biết, đơn vị này vừa cấp cứu phẫu thuật thành công cho bệnh nhân T.H.T. (71 tuổi, ngụ quận 4, TPHCM) bị mắc dị vật là trái bí đao dài trên 10cm trong vùng hậu môn trực tràng.
Bệnh nhân T.H.T. được bác sĩ thăm khám, theo dõi sau phẫu thuật
Theo đó, khuya 1-8, bệnh nhân T.H.T. nhập viện trong tình trạng tỉnh táo. Ông T. kể, do muốn thử cảm giác “lạ” nên đã đưa trái bí đao vào hậu môn, sau đó trượt tay nên kẹt sâu vào bên trong.
Ông T. đã cố gắng đi vệ sinh và tự dùng tay lấy ra nhưng không được nên đến bệnh viện quận 7 nhập cấp cứu.
Tại đây, bệnh viện chỉ định chụp X-quang, xác định trái bí đao nằm sâu trong lòng trực tràng. Do kích thước dị vật quá lớn (6cm X 10cm) nên bác sĩ nội soi đề nghị hội chẩn với Khoa Ngoại.
Video đang HOT
Sau hội chẩn, ông T. nhanh chóng được nội soi trực tràng bằng biện pháp tiền mê, nong vùng hậu môn. Quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã dùng kẹp có móc, kẹp chặt nhẹ nhàng, xoay vòng và kéo dị vật ra ngoài thành công.
Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, tiếp tục nằm viện dưỡng sức và được bác sĩ theo dõi.
Dị vật trong hậu môn của bệnh nhân T. là trái bí đao, kích cỡ 6cmx10cm
ThS-BS Nguyễn Trường Vinh, phụ trách Khoa Ngoại, Bệnh viện quận 7 cho hay, rất may bệnh nhân T. nhập viện xử lý sớm, nếu vì lý do nào đó mà người bệnh cố gắng tự tìm cách lấy dị vật ra tại nhà với thao tác không cẩn trọng sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng như: tắc ruột, thủng ruột, chảy máu thậm chí tử vong.
ThS-BS Nguyễn Trường Vinh lưu ý, khi cơ sở y tế tiếp nhận người bệnh nghi có dị vật trong đường tiêu hóa dưới, điều đầu tiên cần làm là khai thác thông tin bệnh nhân, xác định xem dị vật của đường tiêu hóa là gì. Sau đó tiến hành nội soi trực tràng bằng biện pháp tiền mê (gây mê tĩnh mạch) và nội soi ngược dòng từ đường hậu môn đi lên để xác định hình dáng, kích cỡ của dị vật. Từ đó quyết định dùng biện pháp nội soi hay mổ mở lấy di vật ra ngoài.
Dị vật qua chụp X-quang nằm sâu bên trong hậu môn bệnh nhân T.
“Khi có dị vật ở đường hậu môn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng panh, kẹp hay cho tay vào để tìm cách lấy dị vật ra ngoài. Những động tác này không lấy được dị vật mà càng làm tăng nguy cơ trực tràng bị tổn thương. Cũng không cố gắng rặn. Nếu rặn sẽ làm tăng áp lực của bụng dồn xuống trực tràng khiến dị vật càng bị bóp chặt, tăng nguy cơ cọ sát, chảy máu, gây nhiễm trùng nặng. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, tại đây bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị an toàn cho người bệnh”, ThS-BS Nguyễn Trường Vinh cảnh báo.
Đồng thời, bác sĩ Vinh cũng khuyến cáo: “Người dân không nên thực hiện các hành vi không an toàn và vệ sinh khi thủ dâm, tự kích thích, không chỉ gây tổn thương cho cơ quan tiêu hóa và sinh dục mà còn có thể gây lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà… nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng”.
Gắp dị vật 'găm' vào phế quản cho cụ ông bị viêm phế quản, viêm phổi hậu COVID-19
Trên nền bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi hậu COVID-19, cụ ông 83 tuổi lại nuốt phải dị vật có kích thước khá lớn.
Dị vật nằm tại phế quản trong thời gian dài, gây viêm, áp xe, nguy cơ chảy máu lớn, suy hô hấp.
Dị vật nằm tại phế quản của bệnh nhân đã lâu ngày, gây viêm và áp xe, có thể gây chảy máu nhiều, suy hô hấp - Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Ngày 21-7, TS.BS Nguyễn Hải Công - trưởng khoa lao và bệnh phổi Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) - cho biết vừa gắp thành công một dị vật có kích thước khá lớn cho cụ ông T.Đ.C., 83 tuổi.
Theo chia sẻ của bệnh nhân, suốt 10 tháng nay, cứ sau khi ăn uống thì bệnh nhân bị hít sặc. Bệnh nhân cũng xuất hiện ho nhiều kéo dài, kèm khó thở nhẹ, sốt, gầy sút cân, tức nhẹ ngực phải.
Qua thăm khám, điều trị tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phế quản mạn tính, viêm phổi hậu COVID-19. Dù được điều trị thuốc theo toa bác sĩ nhưng tình trạng bệnh vẫn không đỡ.
Nhập viện tại khoa lao và bệnh phổi, bệnh nhân được làm các xét nghiệm tầm soát. Qua chụp CT ngực có hình ảnh viêm thùy dưới phổi phải, tràn dịch màng phổi phải, cấu trúc cản quang. Các bác sĩ nghi dị vật đậm độ cao tại vị trí ngã ba nhánh phế quản thùy giữa - dưới phổi phải.
Ngày 20-7, bệnh nhân được thực hiện nội soi phế quản ống mềm do TS.BS Nguyễn Hải Công trực tiếp chỉ đạo, phát hiện dị vật lớn khả năng là xương ở vị trí phế quản thùy dưới phổi phải, gây viêm, áp xe hóa mủ, nhiều giả mạc và tổ chức hạt phát triển bao phủ xung quanh, dễ chảy máu.
Kíp nội soi tiến hành gắp dị vật bằng kìm có mấu thành công, thủ thuật an toàn. Dị vật được gắp ra có nhiều cạnh sắc nhọn, khả năng xương lợn, kích thước khoảng 3x2cm. Sau gắp bỏ dị vật, bệnh nhân đỡ khó thở, đỡ tức ngực, còn ho ít.
TS.BS Công cho biết thêm, dị vật đường thở do sặc, hít trong quá trình ăn uống ở người cao tuổi không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, việc lấy dị vật phế quản lớn, đã lâu ngày và trên nền bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi hậu COVID-19, gây viêm, áp xe hóa phổi như trên là hiếm gặp, có nguy cơ chảy máu nhiều và suy hô hấp.
Bé gái 12 tuổi ở Hà Tĩnh bị gián chui vào tai Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa gắp thành công dị vật là côn trùng trong tai bệnh nhi 12 tuổi và bệnh nhân 74 tuổi. Theo lời kể của bệnh nhi N.T.T. (12 tuổi, trú xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ), trong lúc ngủ đột nhiên thấy đau tai dữ dội, ù tai kèm theo đó là nhức...