Sốt xuất huyết tăng tại Ô Môn, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh
Sáng 10-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm soát bệnh tật 6 tháng đầu năm 2020.
Theo báo cáo của CDC Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2020, có một số bệnh truyền nhiễm có số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2019, gồm: lao phổi, thương hàn, uốn ván khác, cúm, tiêu chảy và COVID-19. Riêng bệnh truyền nhiễm thường xuyên lưu hành ở địa phương như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu và sởi có số ca mắc đều giảm.
Cộng tác viên y tế xã Trường Long phát tài liệu tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết cho người dân. Ảnh: Trung tâm Y tế huyện Phong Điền cung cấp
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc CDC Cần Thơ Huỳnh Minh Trúc bày tỏ lo ngại trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường; bệnh sốt xuất huyết tăng ở các quận Ô Môn, Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh; nguy cơ xuất hiện bệnh bạch hầu.
Do đó, với dịch COVID-19, các đơn vị y tế, trung tâm y tế, trạm y tế phải tiếp tục giám sát chặt tại Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ và tại cộng đồng, nhất là các trường hợp đi về bằng đường không chính thức; với bệnh sốt xuất huyết, cần kiểm tra chỉ số lăng quăng, xử lý ca bệnh.
Tiếp tục rà soát đối tượng tiêm chủng để tiêm bổ sung, tăng cường vận động phụ nữ mang thai, người lớn tiêm nhắc bạch hầu và tăng cường thực hiện mô hình phòng, chống bệnh không lây nhiễm, bổ sung thuốc điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường ở các trạm y tế.
Chủ trì hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Huỳnh Văn Nhanh đề nghị các đơn vị y tế tăng cường hướng dẫn, giám sát thực hiện mô hình bác sĩ gia đình kết hợp phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
Ngoài COVID-19, cần cảnh giác với những bệnh nguy hiểm này
Ngoài dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, thời tiết chuyển từ xuân sang hè như hiện nay là thời điểm dễ bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm, thủy đậu, sởi, tay-chân-miệng, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết...
Ảnh minh họa: Internet
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Video đang HOT
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Cúm
Cúm là do vi-rút cúm gây ra và chủ yếu lây truyền trong không khí qua nước mũi, nước bọt và đờm. Nó rất dễ lây và gây bệnh nhanh.
Nhiệt độ của người bị cúm đạt 38C hoặc cao hơn, đi kèm với sổ mũi, ho, đau nhức cơ thể nói chung và đau đầu.
Nếu không điều trị hiệu quả, nguy cơ tử vong có thể xảy ra do suy hô hấp.
Lời khuyên dành cho bạn là luôn luôn lưu thông không khí trong nhà, và mở cửa sổ ít nhất ba lần một ngày trong ít nhất 30 phút mỗi lần.
Không khạc nhổ, chú ý che mũi và miệng bằng khăn hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Sắp xếp hợp lý công việc và thời gian nghỉ ngơi của bạn để đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc và không để cơ thể rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Cố gắng không đến những nơi công cộng đông dân cư và đeo khẩu trang nếu bạn phải đi ra ngoài.
Thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus varicella-zoster gây ra. Nó rất dễ lây lan và thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Triệu chứng chính là sốt và nổi mề đay đỏ hoặc mụn rộp trên cơ thể. Lây lan chủ yếu qua tiếp xúc hoặc giọt bắn. Thủy đậu là một bệnh tự giới hạn, có thể cung cấp miễn dịch suốt đời.
Người nhà có trẻ em nên dạy trẻ phát triển thói quen rửa tay thường xuyên, làm tốt việc ngăn ngừa cảm lạnh và giữ ấm trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thêm hoặc cởi bớt quần áo linh hoạt theo sự thay đổi của thời tiết.
Tiêm văcxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
Bệnh sởi
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được>95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng.
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có nhiễm sởi. Đây là loại bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ bị biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy.... và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh này.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra, do vậy, tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
Bệnh tay chân miệng
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền virus sang cho con ngay trước hoặc trong khi sinh. Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét.
Lao phổi
Bệnh lao chủ yếu lây từ người này sang người khác thông qua hắt hơi, ho hoặc nhỏ giọt bắn. Triệu chứng của người bệnh chủ yếu biểu hiện ở các bất thường xảy ra như có máu trong đờm, sốt với nhiệt độ khá thấp, sụt cân, yếu toàn thân, hay ho và khạc đờm.
Trong trường hợp nghiêm trọng, sẽ có xuất huyết phổi hoặc xuất huyết phức tạp.
Cố gắng đưa con bạn đi tiêm vắc-xin BCG, hình thành thói quen tốt, không nên khạc nhổ bừa bãi vào bất cứ nơi công cộng nào và cố gắng sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường thể lực.
Viêm dạ dày ruột cấp tính
Viêm dạ dày ruột cấp tính do nhiễm norovirus thường xảy ra rất nhanh và phát bệnh nhanh, và đặc trưng chủ yếu là chuột rút bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Trẻ em, người bị suy giảm miễn dịch và người già là nhóm nguy cơ cao có thể nhiễm bệnh. Đây là một bệnh tự giới hạn và không cần điều trị bằng thuốc chống vi trùng.
Nếu dấu hiệu buồn nôn và ói mửa xảy ra, chỉ cần chú ý đường tiêu hóa nên được nghỉ ngơi trong hai giờ (không ăn), sau đó có thể uống nước và ăn cháo với nguyên tắc ăn từng ít một, tránh ăn nhiều cùng lúc.
Trong giai đoạn này, bạn không nên ăn những thực phẩm dễ gây đầy hơi, chẳng hạn như sữa, sữa đậu nành hoặc trứng, và chú ý chế độ ăn uống thanh đạm, thực phẩm mềm lỏng, dễ tiêu hóa.
Bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh.
Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người.
Bệnh thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10%-20%.
Cục Y tế dự phòng cho biết bệnh VNNB đã có vắc xin phòng bệnh nên việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất.
Đau mắt
Thời điểm mùa hè rất dễ bùng phát dịch đau mắt đỏ do virus gây ra, lây lan nhanh, biểu hiện chung là sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch, đỏ mắt, ra ghèn, cộm rát, nhìn mờ. Tuy nhiên, có khi chỉ là đau mắt đỏ lành tính, nhưng dùng thuốc sai gây nhiễm herpes làm mưng mủ gây tai biến mù lòa.
Rất nhiều trường hợp thấy mắt đỏ sau khi bị dị vật đã tự ý mua và nhỏ các thuốc kháng sinh có thành phần corticoid để nhỏ. Việc sử dụng không đúng cách có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc bề mặt, mỏng lớp giác mạc, suy giảm thị lực và những tổn thương này không thể cứu vãn.
Chuyên gia khuyến nghị khi bị đau mắt đỏ, nếu người bệnh ngại đến bệnh viện, đầu tiên cần dùng nước muối thường xuyên để làm sạch mắt hoặc dùng loại kháng sinh phổ rộng. Nếu 3-5 ngày không khỏi, người bệnh nên đến cơ sở y tế ban đầu nếu bệnh ở cấp độ thấp. Nếu mức độ nặng hơn có thể có biến chứng, bắt buộc phải chuyển tuyến y tế cao hơn.
Để phòng tránh dịch đau mắt đỏ, biện pháp tốt nhất là tránh xa khỏi nguồn gây bệnh. Cách phòng bệnh thụ động thứ hai là đeo khẩu trang, đeo kính, không nói chuyện với bệnh nhân ở khoảng cách khoảng 1m để giảm bớt nguy cơ.
Bên cạnh đó, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên là cách phòng bệnh hiệu quả. Đặc biệt, khi có virus tình cờ bám vào mắt, việc dùng nước muối rửa trôi đi là an toàn nhất. Trong môi trường có người bị đau mắt đỏ, tốt nhất nên nhỏ nước muối khoảng 6 giờ/lần để loại bỏ virus lây bệnh.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Hà Nội: Hơn 21.000 trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm Sở Y tế TP. Hà Nội vừa thông báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố trong năm 2019. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019 tại Hà Nội ổn định, không ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh đặc biệt nguy hiểm,...