Sốt xuất huyết bùng phát, số bệnh nhân nhập viện gia tăng
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận khoảng 71.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018 và đã có rất nhiều trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết và đã có trường hợp tử vong.
Từ những tuần đầu tiên của tháng 6, số ca bệnh cần phải điều trị ngoại trú lẫn nhập viện đều gia tăng đáng kể qua từng tuần…
Sốt xuất huyết bùng phát, số bệnh nhân nhập viện gia tăng. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Thời tiết bất thường, sốt xuất huyết tăng mạnh
Từ đầu năm 2019 đến nay, tại 20 tỉnh thuộc khu vực phía Nam đã có gần 50.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết, kể cả số ca mắc sốt xuất huyết ở trẻ em, cao hơn cùng kỳ năm 2018 là 139% (20.707 người) và tính đến nay đã có 6 trường hợp tử vong.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát hiện nhiều ca mắc nhất với 24.768 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 176% so với số ca bệnh của cùng kỳ năm ngoái (8959 ca), Bình Phước ghi nhận hơn 1.700 ca, tăng 142%…
Tỉnh An Giang hiện là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết đứng thứ 7 khu vực phía Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An và Bình Phước.
Tính từ đầu năm đến ngày 4/7/2019, tỉnh An Giang ghi nhận 1.961 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2018, không ghi nhận trường hợp tử vong nào. Địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất là huyện Chợ Mới xuất hiện 641 ca, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018; huyện Tịnh Biên 279 ca, tăng 123%; huyện Tri Tôn 100 ca, tăng 33% so với cùng kỳ… Từ đầu năm đến ngày 4/7, tỉnh An Giang ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết nặng là 72 ca, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2018.
Tại Đắk Lắk, trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận hơn 3.200 trường hợp nhiễm sốt xuất huyết, tăng gấp bảy lần so với cùng kỳ năm 2018. Hiện tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều có bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó tập trung nhiều nhất tại thành phố Buôn Ma Thuột (400 bệnh nhân), huyện Krông Búk (126 bệnh nhân), huyện Krông Năng (110 bệnh nhân)… Sốt xuất huyết đang có dấu hiệu tăng nhanh, nếu không khống chế kịp thời thì bệnh bùng có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay.
Tại phía Bắc, dịch sốt xuất huyết cũng đang diễn biến rất phức tạp và đang có dấu hiệu lan nhanh tại một số quận thuộc phía Tây Hà Nội. Đặc biệt, một số nơi trung bình mỗi nhà đang có ít nhất 1 người mắc bệnh.
Video đang HOT
Thống kê tại thành phố Hà Nội cho thấy, các quận, huyện phía Tây thành phố hiện đang có số trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue ở mức cao như: Hà Đông có 150 ca, Bắc Từ Liêm với 88 ca, Cầu Giấy có 73 ca, Đống Đa với 69 ca và Nam Từ Liêm là 65 ca… Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 820 trường hợp xuất hiện nhiều dấu hiệu bệnh ở vào các cấp độ khác nhau của sốt xuất huyết.
Chỉ riêng trong tuần từ 1-7/7/2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 178 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố có 998 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue và không có tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận huyện, 241/584 xã phường. Hiện tại còn 92 bệnh nhân đang điều trị (chiếm 9,2%).
Chủ động tìm hiểu thông tin để có thái độ đúng đắn về sốt xuất huyết
Lý giải nguyên nhân sốt xuất huyết bùng phát trong thời điểm này, các chuyên gia y tế cho rằng, bắt đầu từ tháng 6, khi những cơn mưa dày đặc hơn, dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực miền Nam bắt đầu gia tăng nhanh.
Bên cạnh đó, việc mưa liên tục vào mỗi buổi chiều, nắng nóng vào sáng sớm và trưa là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển làm lây lan nhanh chóng bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng dân cư.
Cùng với đó, sự chủ quan trong phòng chống bệnh, tình trạng người lao động di cư từ vùng xảy ra bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao đã tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, lây lan ra cộng đồng.
Tại Hà Nội, với tình hình thời tiết trong tuần vẫn được nhận định nhiệt độ duy trì ở mức 26 đến 37 độ C, dự báo có nhiều ngày mưa trong tuần đang là điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và thực tế kết quả giám sát véc tơ các tuần gần đây đều có xu hướng tăng cao.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tiếp tục triển khai các hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân, giám sát tác nhân gây bệnh, giám sát véc tơ và côn trùng truyền bệnh, giám sát vệ sinh môi trường và các yếu tố gây dịch; giám sát công tác xử lý ổ dịch tại các đơn vị quận, huyện, thị xã.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố và các Trung tâm Y tế quận, huyện xác dịnh các trọng điểm nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết để tham mư cho UBND các cấp các biện pháp kiểm soát dịch cụ thể, phù hợp với thực tế của từng địa phương.
Ngành Y tế thành phố cũng đề nghị các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng ching tay hành động để xử lý triệt để các nguy cơ sốt xuất huyết trong cộng đồng; tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức không thực hiện diệt lăng quăng theo hướng dẫn của ngành Y tế và chính quyền địa phương…
Bên cạnh những nỗ lực của ngành Y tế và chính quyền các địa phương nhằm kiểm soát và khống chế tình hình dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát và diễn biến ngày càng nguy hiểm như giám sát bệnh nhân, giám sát tác nhân gây bệnh, vệ sinh môi trường và các yếu tố gây dịch, người dân cần tuân thủ khuyến cáo mà ngành Y tế đưa ra, đồng thời chủ động tìm hiểu thông tin về sốt xuất huyết để có thái độ đúng đắn đối với căn bệnh này.
Nhận định về tình hình số ca mắc bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng, các chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân một phần là do người dân chưa hoàn toàn tuân thủ về nguyên tắc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hoặc chưa thật sự phân biệt được triệu chứng bệnh sốt xuất huyết với các bệnh khác như: Sốt thông thường, sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, người dân khi đã được chẩn đoán bệnh, cần tuyệt đối tuân thủ các khuyến cáo trong việc điều trị sốt xuất huyết tại nhà.
Khi có trẻ em mắc bệnh, phụ huynh cần thực hiện chăm sóc trẻ sốt xuất huyết theo đúng hướng dẫn. Ngoài ra, trường hợp sốt xuất huyết khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người dân cần nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh sốt xuất huyết để điều trị kịp thời Bị sốt xuất huyết trước hết là xuất hiện sốt, kèm theo triệu chứng đau nhức mình mẩy, chán ăn, sốt kéo dài từ 2-5 ngày sau đó bệnh nhân có các nốt phát ban, chảy máu chân răng, nếu bệnh nặng thì có thể dẫn đến chân tay lạnh, đau bụng, trụy mạch, vã mồ hôi, có biểu hiện xuất huyết nội tạng. Để xác định rõ cps bị sốt xuất huyết hay không, người dân cần đi khám để được chẩn đoán sớm và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi bệnh.
Vì sốt xuất huyết bản chất là bệnh do do virus gây ra và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên với sốt xuất huyết thông thường thì chỉ cần theo dõi uống nước, uống oresol, dùng thuốc hạ sốt, trong trường hợp mất nước thì truyền dịch ngày thứ 5 thứ 7 bệnh sẽ sang giai đoạn hồi phục.
Khi bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng kháng sinh bởi dùng kháng sinh không có tác dụng thậm chí còn gây tác dụng phụ.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
TP HCM: Số ca sốt xuất huyết tăng đột biến, 5 trường hợp tử vong
Ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM những ngày qua cho thấy, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị do sốt xuất huyết tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018.
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang được điều trị. Ảnh: TTXVN
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, mùa dịch sốt xuất huyết đã thực sự vào mùa và bắt đầu tăng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn TP đã có 4.768 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 176% so với cùng kỳ năm 2018 (8.959 ca) và có 5 trường hợp tử vong gồm 3 người lớn, 2 thiếu niên.
TTXVN đưa tin, ghi nhận từ Phòng Kế hoạch Tổng hợp của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, tính từ tháng 5/2019 đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 3.788 ca đến khám do mắc sốt xuất huyết và 1.551 ca nhập viện điều trị.
Bác sỹ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh cho biết, tương tự các mùa dịch năm trước, bắt đầu từ tháng 6, khi những cơn mưa dày đặc hơn, dịch bệnh sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực miền Nam nói chung bắt đầu gia tăng nhanh. Chỉ tính riêng tháng 6/2019, Thành phố đã ghi nhận 2.329 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1.384 ca nội trú và 945 ca ngoại trú.
Tuy nhiên, năm nay dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn 1 tháng. Số ca mắc cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018.
Cũng theo bác sĩ Dũng, Trung tâm Y tế TP Hồ Chí Minh đã triển khai xuống tận các quận, huyện, phường, xã những biện pháp phòng chống dịch như: kiểm soát điểm nguy cơ, xác định nhanh ổ dịch, xử lý triệt để từng ổ dịch và khu vực xung quanh trong vòng 48 giờ.
Tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Y tế, từ ngày 1/7 đến 7/7/2019, trên địa bàn thành phố ghi nhận 178 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) ở 77 xã, phường của 23 quận, huyện.
Tuổi trẻ thủ đô thông tin, tính cộng dồn từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố có 998 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, rất may không có trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận huyện, 241/584 xã phường. Hiện tại còn 92 bệnh nhân đang điều trị (chiếm 9,2%).
Ngoài dịch sốt xuất huyết vẫn đang có xu hướng tăng thì các dịch bệnh truyền nhiễm "trái mùa" như sởi, rubella, tay chân miệng đều đang hạ nhiệt, nguyên nhân do thời tiết nắng nóng gay gắt vài tuần gần đây.
Về dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết, trong 3-4 ngày đầu tiên, bệnh nhân sốt cao, đau đầu, da niêm sung huyết (da nổi ửng đỏ), lạnh run, nhức mỏi... Từ 5-7 ngày kế tiếp, các triệu chứng giảm dần nhưng bắt đầu xuất huyết niêm mạc, như: ra máu mũi, ra máu chân răng, có trường hợp nặng ói ra máu, đi ngoài phân đen, suy đa cơ quan ... Đặc biệt, sốt xuất huyết suy đa cơ quan có tỷ lệ tử vong rất cao.
Đối tượng béo phì, bệnh nhân có bệnh mãn tính đi kèm: tiểu đường, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim... có nguy cơ diễn tiến bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm hơn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có nguy cơ sinh non, sẩy thai.
Người bệnh cần uống nhiều nước, ăn thực phẩm dễ tiêu, nghỉ ngơi và vệ sinh nơi ở thoáng mát. Hầu hết các ca sốt xuất huyết đều có diễn tiến thuận lợi và tự khỏi, nhưng một số trường hợp diễn tiến phức tạp, dẫn đến tử vong.
Để giảm tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết tại cộng đồng, người dân cần ý thức bắng hành động thực tiễn: diệt muỗi, loăng quăng (bọ gậy), không còn ao tù, nước đọng trong chum, vại... Hãy để mỗi người dân là một thành viên phòng chống sốt xuất huyết.
Bạch Hiền
Theo ĐSPL
Đồng Nai: Sốt xuất huyết tăng mạnh, diễn biến phức tạp Hiện tại, số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2018 và diễn biến cũng vô cùng phức tạp. Liên quan đến các ca bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Đồng Nai, ngày 7/7, lãnh đạo trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai vừa thông tin với báo chí, 6 tháng đầu năm 2019,...