Sơn La: Tiếp sức học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa đến trường
Với sự tận tình, quan tâm giúp đỡ của các thầy cô thông qua hoạt động đỡ đầu, nhiều học sinh khó khăn ở các bản vùng sâu, vùng xa của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã có điều kiện để đến trường.
Cô giáo Nguyễn Thùy Dung, trường Trung học cơ sở Mường Khiêng, giúp học sinh được đỡ đầu làm bài tập. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Sơn La là tỉnh miền núi, đời sống người dân ở nhiều nơi vẫn còn khó khăn, việc chăm lo cho các con đến trường chưa được chú trọng.
Trước thực trạng đó, những năm qua, với sự tận tình, quan tâm giúp đỡ của các thầy cô thông qua hoạt động đỡ đầu, nhiều học sinh khó khăn ở các bản vùng sâu, vùng xa của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã có điều kiện để đến trường.
Em Quàng Thị Phương Cúc ở bản Mười, xã Bó Mười, huyện Thuận Châu là một trong những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang theo học tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bó Mười A. Bố mẹ em Cúc mất sớm.
Nhiều năm qua, trong căn nhà sàn trống trải, ọp ẹp vì thời gian chỉ còn hai bà cháu tự chăm sóc nhau. Bà của Cúc năm nay ngoài 60 tuổi, sức khỏe yếu nên không thể lo toan được nhiều cho em. Ngày nào em cũng đi bộ hơn 4km để đến trường học tập.
Dù khó khăn, thiếu thốn về tình cảm gia đình và vật chất nhưng Cúc vẫn luôn đi học đầy đủ và cố gắng học tập tốt. Bởi em luôn được các thầy cô giáo trong trường quan tâm, hỗ trợ mọi mặt.
Bà Quàng Thị Tạng, bà nội của Cúc xúc động nói, gia đình rất khó khăn nhưng nhờ sự hỗ trợ tận tình của các thầy cô giáo nên cháu Cúc có thể yên tâm đến trường.
Cô Nguyễn Thị Chín, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bó Mười A, cho biết ngay từ đầu năm học, nhà trường đã triển khai nhiều chương trình để giúp đỡ học sinh khó khăn. Trong đó, mỗi thầy cô giáo nhận đỡ đầu tối thiểu từ 1-2 học sinh. Việc hỗ trợ cho học sinh sẽ tùy vào từng thời điểm cụ thể để có phương án phù hợp.
Cụ thể, từ đầu năm, các thầy cô sẽ hỗ trợ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập. Sau đó, vào thời điểm giáp hạt khoảng tháng 2 đến tháng 3 hàng năm nhà trường sẽ hỗ trợ lương thực.
Dịp lễ, Tết, nhà trường triển khai chương trình Xuân yêu thương, cùng với tất cả học sinh và phụ huynh mở phiên chợ bán hàng để gây quỹ giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn. Những chương trình này luôn được các thầy cô trong trường ủng hộ nhiệt tình. Trong năm học 2019-2020, số học sinh được đỡ đầu là trên 50 em.
Cũng giống như nhiều giáo viên khác đang công tác ở địa bàn đặc biệt khó khăn, hành trang lên lớp ngoài những trang giáo án, cô giáo Nguyễn Thùy Dung, Trường Trung học cơ sở Mường Khiêng, huyện Thuận Châu còn đem tình yêu thương đến với học sinh của mình.
Nhiều năm qua, cô đã nhận đỡ đầu em Lường Văn Chiểu bị bệnh tim bẩm sinh. Gia đình em rất khó khăn, bố mẹ làm nương rẫy nên không đủ điều kiện cho Chiểu đi chữa bệnh.
Cô Dung đã báo cáo với nhà trường, kêu gọi hỗ trợ từ các tấm lòng hảo tâm, thầy cô giáo và học sinh trong trường để Chiểu có tiền đi chữa bệnh.
Video đang HOT
Suốt thời gian đó, ngoài những lúc lên lớp, cô Dung còn luôn động viên Chiểu cố gắng và kèm cặp Chiểu học ngoài giờ. Với sự nỗ lực của cô Dung, Chiểu đã được phẫu thuật và khỏi bệnh. Cô Dung chia sẻ, cô rất vui, hạnh phúc vì nhìn thấy các em khỏe mạnh, vui vẻ đến trường và được hòa đồng cùng bạn bè.
Trong trường còn nhiều học sinh khác có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chỉ cần mỗi giáo viên góp một chút công sức, dù là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn.
Trên địa bàn huyện Thuận Châu còn nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không đủ điều kiện để tới trường. Trước thực tế này, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Châu đã phát động phong trào thi đua giáo viên nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Ngay từ khi phát động, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của tất cả giáo viên. Mỗi trường đều phân công từng giáo viên chủ nhiệm đỡ đầu các em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm hỗ trợ kịp thời về vật chất lẫn tinh thần giúp học sinh yên tâm tới trường.
Ông Nguyễn Hữu Hải, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Châu, cho biết thời gian qua đã có gần 2.400 giáo viên nhận đỡ đầu hơn 3.000 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Số tiền từ hoạt động đỡ đầu của các giáo viên ước tính lên tới hơn 1,5 tỷ đồng.
Nhiều hình thức hỗ trợ phù hợp với hoàn cảnh học sinh và điều kiện của các thầy cô giáo như tặng đồng phục, sách giáo khoa, lương thực, tiền mặt.
Không những thế, nhiều thầy cô giáo dù hoàn cảnh khó khăn nhưng với tấm lòng của mình cũng đã dành thời gian, vật chất và tình cảm để ủng hộ các em. Qua đó, thể hiện sự tương thân tương ái, ‘lá lành đùm lá rách,’ góp phần vào việc hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn./.
Do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nên việc chăm lo cho trẻ em đến trường của người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Sơn La vẫn chưa được chú trọng. Trong ảnh: Giờ học của học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bó Mười A, huyện Thuận Châu. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Tại huyện Thuận Châu, được sự tận tình, quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo thông qua hoạt động đỡ đầu, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các bản vùng sâu, vùng xa đã có thêm điều kiện để đến trường. Trong ảnh: Giờ học của học sinh trường Trung học cơ sở Mường Khiêng, huyện Thuận Châu. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Những năm qua, đã có gần 2.400 giáo viên nhận đỡ đầu trên 3.000 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với chi phí ước tính trên 1,5 tỷ đồng. Trong ảnh: Giờ học của học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bó Mười A, huyện Thuận Châu. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Cô giáo Nguyễn Thùy Dung, trường Trung học cơ sở Mường Khiêng, giúp học sinh được đỡ đầu làm bài tập. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bó Mười A, huyện Thuận Châu thăm hỏi học sinh được nhận đỡ đầu. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bó Mười A, huyện Thuận Châu thăm hỏi học sinh được nhận đỡ đầu. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Theo Hữu Quyết/VietnamPlus
Đồng phục học sinh: Nên tự do hay bắt buộc?
Cứ vào đầu năm học, chuyện đồng phục học sinh luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh tranh luận gay gắt
Quy định của ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là không bắt buộc phụ huynh, học sinh (HS) phải mua đồng phục mới, chỉ cần các em mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho HS có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như phụ huynh nào cũng phải mua đồng phục cho con trước mỗi năm học.
Tiện thì có tiện...
Đồng phục HS ở mỗi trường mỗi khác, tùy theo quy định và thiết kế. Qua các giai đoạn, mẫu đồng phục HS ngày nay được đánh giá là hiện đại, tiện lợi hơn, như nữ sinh được mặc váy; một số trường tư còn thiết kế cho nam sinh thắt caravat...
Ở góc độ nhà trường, đồng phục sẽ giúp dễ quản lý HS, tạo môi trường giáo dục đẹp mắt, văn minh hơn. Bên cạnh đó, đồng phục còn góp phần tạo ra môi trường học tập bình đẳng, không phân biệt HS vốn có các điều kiện khác nhau. Việc thực hiện đồng phục HS còn góp phần tạo môi trường đoàn kết tập thể, gắn bó giữa các em trong cùng một trường.
Ngoài ra, đồng phục HS của mỗi trường còn là cách để trường thể hiện phong cách riêng, nhằm giúp các em bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM)
Theo hiệu trưởng một trường THPT, quy định mặc đồng phục khi đi học sẽ giúp các em có vẻ ngoài lịch sự, đồng bộ và đúng với tác phong mà HS cần có. Đồng thời, đây cũng là cách để tránh việc HS ăn mặc lòe loẹt, sặc sỡ, không phù hợp với môi trường học đường.
Vừa đắt vừa thiếu tinh tế
Cứ vào mùa tựu trường, phụ huynh lại ngao ngán, thậm chí tranh luận gay gắt về chuyện đồng phục cho con em. Chị H.L.A - một phụ huynh tại quận 4, TP HCM - cho hay chị có 2 con đang học tiểu học, đầu năm phải mua 3 bộ đồng phục cho mỗi đứa, bao gồm đồng phục hằng ngày, đồng phục thể dục và đồng phục bán trú. Tuy nhiên, điều chị băn khoăn không phải là chuyện mua nhiều mà đồng phục trong trường học chất liệu vải không tốt, giá cả lại đắt.
"Mỗi bộ đồng phục giá 200.000-275.000 đồng, khá đắt nhưng chất liệu lại không tương xứng. Đồ thể dục yêu cầu vừa phải thoáng mát vừa thấm mồ hôi tốt nhưng lại thiết kế vải dày, luộm thuộm.Trong khi đó, đồng phục hằng ngày yêu cầu độ bền đẹp thì vải lại dễ xù lông, nhăn nhúm chỉ sau một buổi học. Chưa kể, thiết kế áo lại rất thiếu tinh tế. Ngày nay, nhiều nữ sinh lớp 5 là đã dậy thì nhưng áo lại quá mỏng, rất bất tiện."- chị A. phân tích..
Đồng phục góp phần làm nên thương hiệu Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Không những đồng phục HS có chất liệu xấu, không phù hợp, nhiều phụ huynh còn thắc mắc về giá cả chênh lệch "một trời một vực" giữa đồ mua trong trường so với khi tự đi may.
"Cùng một chất liệu vải, kiểu dáng nhưng khi tự đi may hoặc ra chợ mua thì giá rẻ một nửa. Phụ huynh từng thắc mắc với nhà trường về điều này nhưng được giải thích là trường đặt may của công ty với số lượng lớn. Chi phí trừ hao những trường hợp phụ huynh đăng ký nhưng sau đó không mua" - chị Thanh Trang - phụ huynh HS một trường tiểu học tại quận Thủ Đức, TP HCM - cho biết.
Cần quy định thoáng hơn
Với độ tuổi mầm non, tiểu học, THCS, việc thực hiện đồng phục bắt buộc tất cả các ngày trong tuần là quy định được hầu hết các trường thực hiện. Tuy nhiên, ở bậc THPT, hiện nay, ngoài quy định nữ sinh phải mặc áo dài bắt buộc trong ngày thứ 2 hằng tuần thì những ngày còn lại, một số trường lại có quy định khác nhau. Trong khi nhiều trường quy định HS phải mặc đồng phục tất cả các ngày còn lại thì có những trường quy định "thoáng" hơn, như cho một ngày HS được mặc đồ tự do, miễn đảm bảo tính lịch sự và phù hợp.
Chẳng hạn, tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), HS có ngày thứ 6 được mặc đồ tự do đến trường, tất nhiên không mặc những đồ phản cảm. Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng nhà trường, các em HS THPT, nhất là nữ, đều thích làm đẹp và thích được thể hiện. Nữ sinh có quyền đi giày cao gót một chút hay tô son một chút, nếu cấm tuyệt đối thì quá khắt khe. Chính vì thế, nhà trường cho các em một ngày được mặc đồ tự do nhưng không được kệch cỡm, hớ hênh và thiếu lịch sự.
Đồng phục đặc trưng của Trường THPT Nhân Việt
Cách đây 2 năm, Trường THPT Nguyễn Du đã thay đổi mẫu đồng phục mới, nhận được sự đồng tình của các giáo viên và phụ huynh. Theo đánh giá, mẫu mã bộ đồng phục mới chất lượng và thẩm mỹ, nhìn đep hơn nhiều so với đồng phục cũ, quan trọng là giá lai rẻ hơn. Thêm nữa, bộ váy cũ của nữ sinh không dài qua gối nên nhà trường lấy ý kiến để làm bộ đồng phục mới. Chất lượng vải tốt hơn và giá cũng rẻ hơn nhờ mua sỉ, nên HS được lợi.
Trong khi đó, nhiều trường chọn hẳn nhà thiết kế và lựa chọn chất liệu vải tốt, đắt tiền để thiết kế đồng phục cho HS như Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THPT Quốc tế Việt Úc...Cách làm này mang lại lợi ích nhiều cho HS vì đồng phục sử dụng được lâu dài và chỉ cần nhìn vào đồng phục HS là biết "màu cờ sắc áo" của trường nào.
Hạ Văn
Theo nguoilaodong
Cô giáo Quảng Trị gần 10 năm dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh nghèo Gần 10 năm, cô Nguyễn Thị Lệ Sương (SN 1979) đều đặn tới trung tâm Mái ấm tình hồng (Quảng Trị) 2 lần/tuần gieo con chữ cho các em học sinh. Lớp học của cô Sương luôn đầy ắp tiếng cười. Ảnh: Vietnamnet. Cô Sương kể trên báo Vietnamnet, lần đầu đến Mái ấm tình hồng là vào năm 2011 với suy nghĩ...