Sơn La: Nông dân lãi lớn nhờ trồng rau bắp cải cuộn chắc nịch giữa mùa hè nắng nóng
Những năm gần đây, nhiều nông hộ ở bản Hang Trùng 1 (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) đã chuyển đổi cây trồng sang trồng rau bắp cải.
Bước đầu việc trồng rau bắp cải đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định. Có những hộ đã thoát nghèo và xây được nhà cửa khang trang.
Trước đây gia đình ông Hà Văn Huệ, bản Hang Trùng 1 (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) chủ yếu trồng ngô trên nương rẫy, dù lao động vất vả, tốn nhiều công sức và vốn liếng đầu tư chăm sóc, nhưng sau vụ thu hoạch anh hầu như lỗ vốn.
Cuộc sống ngày càng khó khăn thiếu thốn, không cảm chịu trước cái nghèo, ông Huệ đã đi làm thuê cho nhiều nhà vườn ở huyện Mộc Châu (Sơn La) để kiếm tiền nuôi gia đình.
Ông Huệ, bản Hang Trùng 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đang chăm sóc 1,5ha vườn rau bắp cải.
Đang loay hoay với bài toán nuôi con gì, trồng cây gì có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà không phải đi làm thuê làm mướn.
Tình cờ khi đi qua các chợ đầu mối, chợ huyện, thấy đâu cũng bán nhiều rau bắp cải, người mua cũng nhiều. Ông Huệ quyết định “dùng tất cả số tiền đã tích cóp được trong thời gian làm thuê” để trồng rau màu gắn với tiêu chuẩn sạch bán ra thị trường.
Ông Huệ đang thu hoạch rau bắp cải bán cho các thương lái tại vườn.
Mới đầu, ông Huệ chuyển 4.000 m2 đất ruộng sang trồng rau xanh các loại, vừa trồng vừa tìm thị trường tiêu thụ. Không ngờ cây rau rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, những luống rau bắp cải xanh mướt.
Vụ rau bắp cải đầu tiên thu lãi gấp 2 lần so với trồng ngô trước kia, trong đó rau bắp cải bán chạy nhất. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và hạn chế được công sức lao động, ông Huệ chỉ tập trung vào trồng rau bắp cải làm mặt hàng chủ lực.
Video đang HOT
Nghĩ là làm, ông Huệ đã mở rộng thêm diện tích trồng rau bắp cải lên 1,5 ha. Trong quá trình chăm bón, ông Huệ đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên vườn rau bắp cải của gia đình ông lúc nào cũng xanh mơn mởn.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Hà Văn Huệ, cho biết: “Trồng rau cải bắp rất đơn giản, không khó khăn phức tạp như nuôi các loại gia súc, gia cầm. Trước khi tôi gieo hạt cải bắp, tôi thường ngâm hạt giống vào nước ấm 50 độ C khoảng 21 phút. Khi gieo hạt xong, tôi phủ lên đất một lớp rơm dày từ khoảng 2 cm, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước lên từ 2 lần/ngày.
Ông Huệ vui mừng khi năm nay vườn rau bắp cải phát triển tốt và bảo đảm chất lượng.
Khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất, tôi bắt đầu tưới tiêu bằng hệ thống nước tự động. Khi cây cải bắp cao khoảng 8 cm ông nhổ tỉa những cây còi cọc để mật độ từ 4 cm.
Sau mỗi lần nhổ tỉa như vậy, tôi kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ủ mục, NPK, không dùng phân đạm, nên vườn rau cải bắp của gia đình ông ít bị còi cọc, sâu bệnh.
Trong thời điểm chăm sóc cây bắp cải, ông nói không với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hoá học, nên nhiều thương lái trên địa bàn huyện và ngoài tỉnh đến thu mua rât đông”.
Nhờ cách chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất, chất lượng sản phẩm rau cải bắp của ông Huệ ngày càng cao.
Năm 2019, gia đình ông Huệ thu hoạch hơn 25 tấn bắp cải, với giá bán trung bình từ từ 9.000 – 11.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi 130 triệu đồng.
Từ khi bỏ trồng ngô sang trồng rau bắp cải, cuộc sống của gia đình ông Huệ đã thoát nghèo và thu nhập cao.
Ông Huệ cho biết: “Năm nay thời tiết ủng hộ, nên vườn rau luôn xanh tốt, chất lượng cũng đảm bảo. Tôi ước tính sẽ cho thu hoạch hơn 30 tấn cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng’.
Ông Huệ cho hay: “Đến vụ thu hoạch rau, các thương lái đổ về vườn tôi thu mua. Rau cải bắp của gia đình tôi trồng đến đâu thì bán hết đến đó”.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Huệ còn chia sẻ kinh nghiệm trồng rau bắp cải của mình với bà con trong bản cùng làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu. Từ thời điểm chuyển sang trồng rau bắp cải, ông Huệ đã xây được ngôi nhà khang trang với đủ những tiện nghi.
Khi nói chuyện với chúng tôi, ông Huệ vui vẻ nói rằng: “Toàn bộ tài sản trên là từ trồng rau bắp cải mà có đấy. Tôi chưa bao giờ nghĩ trồng rau sẽ đem lại thu nhập cao cho gia đình đến như vậy”.
Đặt tên cho xoài tượng da xanh khổng lồ, "ra lò" toàn quả ngọt lịm, Yên Châu thu ngoại tệ
Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) đã cho "ra lò" những quả xoài tươi thơm ngon, ngọt lịm và an toàn.
Với hương vị thơm ngon đó, xoài tượng da xanh khổng lồ của Yên Châu không chỉ đường hoàng vào các siêu thị lớn trong nước mà còn "cất cánh" bay sang trời Tây.
Xoài có mã định danh
Tháng 5/2020, huyện Yên Châu đã tổ chức xuất khẩu 30 tấn xoài đầu tiên trong năm nay sang Trung Quốc theo đường chính ngạch. Những tác động của dịch Covid-19 đã không làm khó hành trình chinh phục những thị trường mới của trái xoài khổng lồ đất Yên Châu.\
Nông dân lựa chọn những quả xoài thơm, ngon, đủ chất lượng để xuất ngoại.
Huyện Yên Châu có hơn 2.700 ha xoài, trong đó hơn 170 ha có mã vùng trồng đi các nước và gần 130 ha được cấp chứng chỉ VietGAP. Năm nay, gần 900 ha xoài của huyện cho thu hoạch, sản lượng đạt gần 13.000 tấn quả, trong đó có hơn 3.200 tấn đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu.
Trong lộ trình phát triển cây xoài nói riêng, cây ăn quả nói chung, huyện Yên Châu đặc biệt quan tâm tới vấn đề thị trường.
Nói như ông Hà Như Huệ - Chủ tịch UBND huyện, thì yếu tố thị trường nắm giữ "vận mệnh" của cây ăn quả. Cây ăn quả có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều đến thị trường. Mà để thị trường chấp nhận thì vấn đề chất lượng lại phải đặt lên hàng đầu. Sở dĩ diện tích cây ăn quả của huyện Yên Châu tăng "phi mã" như thời gian vừa qua là nhờ huyện làm tốt vấn đề này.
Ưu tiên nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa nói chung, sản phẩm xoài nói riêng, huyện Yên Châu tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ.
Thông qua các lớp tập huấn, chuyển giao, người trồng xoài trong huyện mạnh dạn áp dụng vào trồng, chăm sóc, thu hái xoài. Tất cả các khâu từ trồng, chăm sóc đến thu hái, bảo quản được nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn huyện tuân thủ theo đúng quy trình kĩ thuật.
Với hướng đi đúng đắn, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng sản xuất xoài tập trung tại các xã vùng thấp, dọc theo Quốc lộ 6. Trên cơ sở đó, huyện Yên Châu chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, Trung ương cấp giấy chứng nhận VietGAP và mã số vùng trồng cho diện tích xoài trên địa bàn. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp của huyện có sản phẩm xoài đạt chất lượng được cấp giấy chứng nhận VietGAP, diện tích lên đến hơn 100ha.
"Việc cấp mã số vùng trồng cho cây xoài rất quan trọng. Tuy nhiên, điều kiện để được cấp mã số vùng trồng khá khắt khe. Sản phẩm xoài được cấp mã số vùng trồng phải đảm bảo về diện tích, liền vùng, liền khoảnh và phải đảm bảo được trồng, chăm sóc theo quy trình VietGAP hay sản xuất theo hướng hữu cơ. Được cấp mã số vùng trồng thì sản phẩm xoài mới có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài" - ông Huệ nhấn mạnh.
Đưa xoài "xuất ngoại"
Từ chỗ chỉ quen với việc canh tác kiểu truyền thống, đến nay người dân huyện Yên Châu đã biết cách làm ra nông sản sạch để xuất khẩu. Đó là sản phẩm xoài tượng da xanh khổng lồ. Thứ quả thơm ngon, an toàn này đã được xuất khẩu ra thị trường các nước khó tính như: Australia, Mỹ...
Người trồng xoài Yên Châu cảm thấy vinh dự và tự hào, khi sản phẩm xoài do chính tay mình chăm bón, đã có mặt ở thị trường nước ngoài. Yên Châu là huyện đầu tiên của tỉnh Sơn La xuất khẩu xoài sang thị trường Úc. Đây là thị trường khó tính, đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng nông sản.
Ông Hà Như Huệ vui vẻ cho biết: Những năm gần đây, huyện Yên Châu thường xuyên tổ chức xúc tiến, quảng bá, giới thiệu về nông sản sạch, trong đó có sản phẩm xoài. Hàng năm, ngoài tổ chức ngày hội xoài, huyện còn tạo điều kiện cho các hợp tác xã, nông dân trong huyện tham gia các hội chợ, bán hàng tại các siêu thị lớn ở Hà Nội.
Đã có nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội lên Yên Châu tìm hiểu, ký kết hợp đồng tiêu thụ, xuất khẩu xoài với các hợp tác xã trên địa bàn.Huyện đứng ra làm trung gian, còn doanh nghiệp tự thỏa thuận, ký kết hợp đồng xuất khẩu xoài với các hợp tác xã.
Theo ông Hà Văn Sơn - Giám đốc Hợp tác xã an toàn Chiềng Hặc (xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu), thị trường các nước Úc, Mỹ khá khó tính, đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn và chất lượng các mặt hàng nông sản nói chung, sản phẩm xoài nói riêng.
"Để có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, chúng tôi phải rất nỗ lực. Trong quá trình chăm sóc vườn xoài, chúng tôi chỉ sử dụng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học. Việc bao trái xoài cũng được hợp tác xã thực hiện nghiêm túc, 22ha xoài của hợp tác xã đã được cấp mã số vùng trồng" - ông Sơn cho hay.
"Thời gian tới, huyện Yên Châu tiếp tục chỉ đạo các xã vận động người dân trồng, chăm sóc xoài theo hướng hữu cơ, VietGAP. Việc sản phẩm xoài Yên Châu "cất cánh" sang trời Tây có ý nghĩa quan trọng. Nó không chỉ tạo động lực cho người trồng xoài tích cực hơn trong việc chăm sóc, mà còn góp phần nâng cao vị thế xoài Yên Châu. Đồng thời, nó cũng góp phần kích thích tiêu thụ sản phẩm xoài Yên Châu ở thị trường trong nước" - ông Huệ nói.
Bán hàng nghìn chiếc áo chống nắng giá 2 triệu/chiếc, 9x ung dung "hốt bạc" cả mùa hè Mỗi chiếc áo chống nắng điều hòa có giá từ 600.000 - 1.500.000 đồng/chiếc, đắt gấp 5 lần các loại áo chống nắng thông thường, tuy vậy vẫn "đắt hàng như tôm tươi" Hà Nội đang bước vào những ngày giữa hè với nhiều đợt nắng nóng cao điểm. Khi các loại áo chống nắng bằng vải thông thường không còn đáp ứng...