Sợ vô sinh vì không có biểu hiện rụng trứng
Xác định thời gian rụng trứng sẽ chính xác hơn nếu bạn có chu kì kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Nó phụ thuộc vào chu kì kinh tiếp theo chứ không phải của chu kì kinh trước.
Thưa bác sĩ, em năm nay 26 tuổi, chồng em 28 tuổi. Chúng em kết hôn được hơn 4 tháng mà chưa có thai. Em rất lo sợ mình có vấn đề về sinh sản. Kinh nguyệt của em thường từ 35-40 ngày, mỗi làn có kinh em đều bị đau bụng dữ dội nhưng chỉ trong vòng 2 giờ là hết.
Em có tìm hiểu trên báo thấy nói là biểu hiện trứng rụng là có chất nhầy như lòng trắng trứng, trong và dai, nhưng em không có biểu hiện đấy, chỉ có dịch nhày màu vàng nhạt, lỏng và có mùi tanh (em nhớ lại trước đây vài năm em cũng có để ý thấy chất nhầy như lòng trắng trứng nhưng giờ thì hoàn toàn không có). Liệu có phải do trứng rụng nhưng bị hỏng nên mới có biểu hiện như em bây giờ không ạ? Em nên đi khám gì để biết rõ hơn mình có bị vô sinh không? Em ra phòng khám người ta siêu âm và nói là bình thường. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn! (H. Minh)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn H. Minh thân mến!
Thắc mắc của bạn cũng là thắc mắc chung của rất nhiều cặp đôi đang muốn có con, nhất là những cặp đôi mới kết hôn. Trước hết, phải nói với bạn rằng nếu sau 1 năm có “quan hệ vợ chồng” thoải mái, không dùng biện pháp bảo vệ mà vẫn không có con thì bạn mới phải lo đến nguy cơ hiếm muộn và vô sinh. Sau 4 tháng kết hôn, chưa có thai thì có thể do vợ chồng bạn “quan hệ” chưa đúng thời điểm nên chưa thể thụ tinh.
Để tăng xác suất thụ thai thành công, bạn cần hiểu thêm về thời gian rụng trứng và các biểu hiện của nó. Hiện tượng rụng trứng thường xảy ra vào giữa chu kỳ (khoảng ngày 14) nhưng chu kì “nguyệt san” thường hay thay đổi ở mỗi người nên thời điểm này cũng khác nhau. Hai buồng trứng sẽ thay nhau thực hiện nhiệm vụ vào mỗi tháng.
Video đang HOT
Xác định thời gian rụng trứng sẽ chính xác hơn nếu bạn có chu kì kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Ảnh minh họa
Sau những ngày “đèn đỏ”, “vùng kín” thường khá khô ráo trong vài ngày và sau đó thấy xuất hiện chất nhầy màu trắng. Khi cơ thể bắt đầu rụng trứng, âm đạo sẽ tiết ra chất nhầy trong, hơi ẩm và giống như lòng trắng trứng sống – dấu hiệu này rất dễ nhận thấy. Đây là dấu hiệu chứng tỏ đang trong thời gian trứng rụng. Ngoài ra, nếu chú ý cẩn thận bạn sẽ thấy thân nhiệt mình tăng lên một chút trong những ngày rụng trứng hoặc có những người lại cảm thấy nhói đau khi trứng rụng.
Xác định thời gian rụng trứng sẽ chính xác hơn nếu bạn có chu kì kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Sự rụng trứng phụ thuộc vào chu kì kinh tiếp theo chứ không phải của chu kì kinh trước. Ví dụ như nếu vòng kinh của bạn kéo dài 31 ngày và đều đặn như vậy thì nhiều khả năng bạn sẽ rụng trứng vào ngày 17. Vì thế nếu có quan hệ trong những ngày từ 14-17 thì khả năng có thai là rất cao.
Trứmg sống được khoảng từ 12 – 24 giờ sau khi rụng. Tinh trùng có thể sống từ 5-7 ngày. Vì vậy, xác suất thụ tinh thành công sẽ cao nếu có nhiều tinh trùng sẵn sàng chờ trứng rụng. Vì thế nên quan hệ vào trước vào sau khi trứng rụng 1 ngày là tốt nhất.
Hiện tượng đau bụng khi có kinh nguyệt như bạn là bình thường, đó là do nội mạc trong tử cung bong ra để chảy ra ngoài. Bạn không nên lo lắng quá. Tuy nhiên, nếu thấy dịch nhày màu vàng nhạt, lỏng và có mùi tanh tiết ra ở “vùng kín” thì bạn nên đi khám cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu viêm ân đạo. Tình trạng viêm nếu không được điều trị dứt điểm có thể ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ.
Ngoài ra, để biết chất lượng trứng của mình có tốt không thì bạn nên tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn tiến hành soi trứng, đánh giá sự phát triển và chất lượng của trứng là chính xác nhất. Bạn không nói đã khám ở đâu nên chưa thể khẳng định kết quả đó có chính xác không. Tốt nhất bạn nên tới bệnh viện Phụ sản Trung Ương để được khám cẩn thận và chẩn đoán đúng, điều trị thích hợp, kịp thời.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Theo VNE
Sử dụng dầu gió sai cách có thể gây nguy hiểm
Nhiều người nhất là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có thói quen sử dụng dầu gió để chữa một số bệnh thông thường. Vậy, dầu gió dùng như nào cho đúng?
Có thể gây ngộ độc...
Khoa Cấp cứu - Hồi sức Bệnh viện Nhi đồng 1 cách đây không lâu đã cấp cứu một bé gái 14 tháng tuổi trong tình trạng hôn mê, kích thích đau không đáp ứng, có biểu hiện gồng giật các ngón tay, nhịp thở không đều và có những cơn ngưng thở khoảng 15 giây. Theo lời kể của gia đình, sau khi tắm cho bé, thấy bé có biểu hiện hắt hơi, mẹ bé lấy chai dầu gió để thoa cho bé, nhưng không chú ý nắp chai dầu đã bị lỏng. Do sơ ý, một lúc sau phát hiện bé đang cho chai dầu vào miệng, nắp chai dầu đã nằm trong miệng bé. Lúc đó mẹ không thấy dầu trong miệng bé nhưng trong hơi thở bé đã có nhiều mùi dầu gió. Lúc này bé còn tỉnh táo, đi lại chơi bình thường.
Khoảng 15 phút sau, bé có dấu hiệu mệt mỏi, đứng loạng choạng mặc dù vẫn trả lời và làm theo lời của mẹ. Sau 30 phút, bé nôn 2 lần ra cháo trước đó đã ăn, không thấy màu xanh của dầu nhưng mùi dầu trong dịch nôn rất nhiều. Lúc này bé không còn đứng vững, có biểu hiện hôn mê dần, gia đình lập tức đưa bé cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Không lạm dùng dầu gió tránh nhờn thuốc và không bôi dầu gió vào vùng da bị tổn thương.
Tại bệnh viện, bé được đặt nội khí quản, bóp bóng duy trì hô hấp, sử dụng thuốc chống co giật và hút dịch dạ dày, cho than hoạt loại bỏ độc chất. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng suy hô hấp của bé cải thiện nhiều, được rút nội khí quản và bé tỉnh táo và được xuất viện.
Tại sao dầu gió có thể gây ngộ độc?
Dầu gió được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược từ thiên nhiên như: khuynh diệp, hồi, quế, long não. Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng,... Đặc biệt, hầu hết các chế phẩm dầu xoa và cao xoa đều có metyl salicylat (dầu nóng) và menthol (chiết từ tinh dầu bạc hà). Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh (do kích thích bài tiết mồhôi, làm hạ thân nhiệt) khi xoa vào da. Tuy nhiên, trong thành phần của dầu gió chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em nếu quá trình sử dụng không đúng hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.
Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
Theo khuyến cáo, dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp. Vì vậy không được dùng cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp. Hơn nữa, tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở, vì vậy không dùng dầu gió cho trẻ em dưới 2 tuổi, và phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Đối với người bình thường, cũng không nên lạm dụng, dùng quá thường xuyên sẽ dễ gây "nhờn thuốc" giảm tác dụng. Chỉ dùng trong trường hợp thực sự cần thiết như: cảm cúm, nhức đầu, sổmũi, đau khớp, đau gân, đau cơ bắp, tụ máu, thâm tím, đầy hơi, chậm tiêu, khótiêu, chống lạnh đường hô hấp...
Biểu hiện khi ngộ độc
Theo các chuyên gia, lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3 - 11%. Khi bị ngộ độc, camphor có thể gây tác hại với những triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 -90 phút sau tiếp xúc, tùy vào lượng dầu nhiều hay ít. Các biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, say hôhấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong. Sau khi sử dụng hoặc phát hiện bé uống phải có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ngộ độc, người nhà cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất càng sớm càng tốt.
Dùng sao cho đúng?
Đối với trẻ lớn trên 2 tuổi,khi dùng nhất thiết phải có sự theo dõi của người lớn. Trước khi bôi dầu cần rửa sạch tay và rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp một lượng vừa đủ bằng cách lấy đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt. Nếu đau bụng do lạnh, khó tiêu, bôi vào vùng quanh rốn; nếu nhức đầu bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ. Chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống.
Không dùng nhiều hơn 3 - 4 lần trong ngày; không dùng cho người có tiền sử dị ứng với salicylat, menthol; không dùng thường xuyên mà phải ngừng ngay khi cơn đau đã chấm dứt; không bôilên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở, chỉ bôi ở điểm đau, vùng đau. Đối với một số bệnh mạn tính cần có sự tư vấn của các bác sĩ.
Theo VNE
Gan nhiễm mỡ là biểu hiện của nhiều bệnh Không có loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa khỏi gan nhiễm mỡ nếu như không điều trị chính nguyên nhân gây ra như béo phì, tăng mỡ máu, nghiện rượu... Nhiều người khi đi khám bệnh tổng quát, khám sức khoẻ định kỳ được bác sĩ chẩn đoán gan nhiễm mỡ trong khi hoàn toàn không có triệu chứng bất thường...