Sở GD Nghệ An thay chứng nhận nghề phổ thông bằng chứng chỉ điện toán đám mây
Học sinh đạt và được cấp Chứng chỉ chương trình điện toán đám mây AWS được quy đổi đạt loại Giỏi trong xếp loại nghề phổ thông với số điểm tương ứng là 10,0 điểm
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An ngày 14/4/2022 đã ban hành Công văn số 696/SGDĐT-GDTrH gửi Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông và Giám đốc các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Cụ thể, công văn này đề cập về việc, công nhận Chứng chỉ chương trình điện toán đám mây thay thế chứng nhận nghề phổ thông cho các học sinh trên địa bàn của tỉnh này.
Dạy nghề tin học cho học sinh phổ thông ở Trung tâm Kỹ thuật Dạy nghề hướng nghiệp tỉnh Nghệ An. Ảnh: Báo Nghệ An
Trong công văn cũng nêu rõ, việc công nhận Chứng chỉ chương trình điện toán đám mây của AWS (dựa trên chương trình do AIE bản địa hóa) thay thế Giấy chứng nhận nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông.
Video đang HOT
Theo đó, học sinh đạt và được cấp Chứng chỉ chương trình điện toán đám mây AWS theo quy định được quy đổi đạt loại “Giỏi” trong xếp loại nghề phổ thông với số điểm tương ứng là 10,0 điểm trong thang điểm 10 của nghề phổ thông được áp dụng từ năm học 2021-2022.
Việc tổ chức đào tạo chương trình điện toán đám mây của AWS phải đảm bảo sự tự nguyện của học sinh, gia đình học sinh và tuân thủ đúng quy định.
Điều này được áp dụng và triển khai dựa trên căn cứ vào sự hợp tác giữa Sở Giáo dục Nghệ An và Amazon web Services (AWS). Căn cứ vào chương trình đào tạo điện toán đám mây và kỹ năng số cho học sinh cấp trung học phổ thông qua chương trình giáo dục AWS Educate.
Hội thảo hướng nghiệp trực tuyến cho hơn 500 học sinh Hải Phòng, Nghệ An
Qua chuỗi hội thảo "Tuổi 18 - có hẹn với tương lai" do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) phối hợp Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên (FYE) tổ chức, hơn 500 học sinh THPT tại Hải Phòng, Nghệ An được hướng dẫn chọn ngành nghề phù hợp.
Chuỗi hội thảo hướng nghiệp "Tuổi 18 - có hẹn với tương lai" được tổ chức trực tuyến vào ngày 18/9 tại TP. Hải Phòng và ngày 2/10 tại tỉnh Nghệ An, với mục tiêu giúp học sinh hiểu và có khả năng đánh giá toàn diện bản thân, hiểu thị trường đào tạo, và thị trường việc làm, từ đó đưa ra các lựa chọn xu hướng ngành nghề phù hợp.
Qua sự dẫn dắt tận tình của chuyên viên hướng nghiệp cũng như phần giao lưu tương tác, chơi trò chơi và hỏi đáp, các em học sinh có cơ hội được làm quen với các thông tin và kiến thức bổ ích cho việc chọn lựa ngành nghề.
Sự kiện trực tuyến với các em học sinh THPT Phan Thúc Trực - Nghệ An ngày 2/10/2021
Song song với đó, chương trình hỗ trợ các em tham gia các buổi tham vấn chuyên sâu 1:1 cùng các chuyên viên hướng nghiệp để tiếp tục trao đổi và giải đáp các câu hỏi, vướng mắc các em gặp phải trong quá trình quyết định ngành nghề để theo học.
Hai sự kiện đều nhận được phản hồi tích cực từ phía học sinh cùng các bên tham gia gồm Ban Giám hiệu, chuyên viên hướng nghiệp, khách mời... Các nội dung định hướng nghề nghiệp và thông tin về ngành nghề được đánh giá là hữu ích và cần thiết đối với các em trong giai đoạn cuối cấp và phải đưa ra những quyết định quan trọng cho tương lai phía trước.
Diễn giả Nguyễn Ngọc Hằng chia sẻ về kỹ năng "Hiểu mình" giúp chọn ngành học
Đại diện Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam - đơn vị đồng tổ chức chia sẻ: "Hải Phòng và Nghệ An là các tỉnh thành có tỷ lệ di cư ngoài nước cao, nơi mà thanh thiếu niên được xác định là dễ bị tổn thương với mua bán người và nô lệ thời hiện đại. Chuỗi hội thảo hướng nghiệp giúp các em học sinh có thể hành động để giảm thiểu những rủi ro đó, thông qua nhận thức rõ ràng hơn về việc định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Những thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ được cung cấp trong hội thảo sẽ là công cụ và nguồn cảm hứng cho các em, đặc biệt là học sinh các lớp cuối cấp, trong quá trình lựa chọn ngành học và việc làm, đặc biệt là các cơ hội việc làm ngoài nước, từ đó phát triển những kỹ năng và thực hành tốt trong hành trang nghề nghiệp".
Chị Nguyễn Ngọc Hằng - Chuyên viên hướng nghiệp, diễn giả của sự kiện cũng cho biết: "Mặc dù đã chủ động hơn trong việc chọn ngành, chọn nghề, nhưng đa phần các em đều chưa được giáo dục hướng nghiệp môt cách bài bản, có quy trình. Hai buổi hội thảo tuy không dài, nhưng đã phần nào giới thiệu những nội dung kiến thức hướng nghiệp cơ bản nhất, giúp các em nắm được các bước nền tảng cần làm để có thể đưa ra quyết định phù hợp.
Thách thức của việc tổ chức hội thảo online trong điều kiện thiết bị và mạng hạn chế đã không ngăn được sự yêu thích của học sinh với các nội dung của chương trình. Điều này phần nào phản ánh mong muốn được giúp đỡ của các em trong quá trình tìm kiếm hướng đi cho cuộc đời mình".
Các em học sinh Hải Phòng trong sự kiện truyền thông thuộc dự án "Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại" (Ảnh chụp tại thời điểm chưa giãn cách xã hội)
Thuộc khuôn khổ dự án "Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại" (TMSV) do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ, chuỗi hội thảo "Tuổi 18 - có hẹn với tương lai" là một trong các hoạt động định hướng nghề nghiệp do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) - Cơ quan Di cư Liên hợp quốc và Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên (FYE) phối hợp cùng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) và trường THPT Phan Thúc Trực (Nghệ An) triển khai.
Cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống Trường học, gia đình, xã hội gắn liền với quá trình trưởng thành của học sinh. Do đó, cần phối hợp chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm giữa các tổ chức này trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng cho thế hệ trẻ. Hoạt động giáo dục truyền thống của cô trò Trường THCS Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An. Trang...