Sơ cứu khi ngộ độc nấm
Với bệnh nhân bị ngộ độc nấm, bạn có thể sơ cứu bằng cách gây nôn, cho uống than hoạt và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế.
Theo bác sĩ Việt An (Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai), ngộ độc nấm chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè, ở các vùng rừng núi. Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề, diễn biến không thể lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết trường hợp ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở Việt Nam.
Nấm lục xanh đen là loại độc nhất. Ảnh: actafungorum.org
Biểu hiện ngộ độc nấm gồm có biểu hiện sớmvà muộn. Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ và biểu hiện muộn xuất hiện sau khi ăn từ 6 đến 40 giờ, trung bình 12 giờ. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm.
Nếu ăn phải nấm đỏ (hay còn gọi là nấm mặt trời), nấm mụn trắng (nấm tán da báo) sẽ bị cảm giác buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu, ảo giác sảng, giật cơ, co cơ.
Ăn nấm mực, bệnh nhân thường ngộ độc nếu kèm uống rượu bia, sẽ bị đỏ ở mặt, cổ và có cảm giác bốc hoả, vã mồ hôi, trống ngực, nhịp tim nhanh, đau ngực, thở nhanh, khó thở, buồn nôn, nôn, đau đầu, hạ huyết áp.
Ngộ độc nấm phiến đốm chuông thì khó kiểm soát được vận động, dễ bị ảo giác, hoang tưởng, đồng tử (con ngươi mắt) giãn, kích thích vật vã, co giật.
Đặc biệt nếu ăn nấm lục (nấm độc xanh đen), ngộ độc thường có biểu hiện muộn. Từ 6 đến 40 giờ sau ăn, bệnh nhân mới nôn, đau bụng, ỉa chảy dữ dội và nhiều. Vào thời điểm này hầu hết chất độc đã vào máu. Sau 1-2 ngày, các biểu hiện tiêu hoá trên đỡ, người bệnh nghĩ là đã khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở các cơ quan khác. Và sau 3-4 ngày, bệnh nhân sẽ vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn kém, đái ít dần, phù, chảy máu nhiều nơi, hôn mê và tử vong.
Nếu bị ngộ độc nấm, bạn có thể sơ cứu bằng cách:
- Gây nôn (bằng biện pháp cơ học): Trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều.
Video đang HOT
- Uống than hoạt: Liều 1 gam/kg cân nặng người bệnh.
- Cho uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol.
- Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu người bệnh hôn mê, co giật thì phải cho nằm nghiêng.
- Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở thì hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu tại chỗ.
- Không tự về nhà trong 1-2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết.
- Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên)
Theo VNE
Nhận biết và sơ cứu cơn đau tim
Cơn đau tim là một dạng tai biến thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi có một hay nhiều nguy cơ của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá nhiều...
Cơn đau tim là một dạng tai biến thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi có một hay nhiều nguy cơ của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá nhiều...
Cơn đau tim là tình trạng có một hoặc nhiều mạch máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột. Sự tắc nghẽn mạch máu này khiến việc nuôi dưỡng tế bào cơ tim bị sút giảm trầm trọng có thể dẫn đến chết tế bào cơ tim. Những tế bào cơ bị chết này không tham gia được việc dẫn truyền điện tim và co bóp của cơ tim. Tổn thương tế bào cơ tim với số lượng lớn hay tại một số vị trí đặc biệt có thể làm tim ngừng đập. Trong những trường hợp này, việc sơ cứu ban đầu là rất cần thiết để cứu sống người bệnh. Những tình huống này thường xảy ra tại nhà hay tại cơ quan. Sự hiểu biết về những triệu chứng của cơn đau tim cũng như dấu hiệu tim ngừng đập là rất quan trọng có thể giúp đỡ được cho người thân và bạn bè.
Nhiều thống kê cho thấy người bị cơn đau tim nặng thường chết trong 4 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện cơn đau tim.
Các dấu hiệu sớm của cơn đau tim là:
- Cảm giác đau ở ngực phía sau xương ức như bị bóp nghẹn, đè nén hay cảm giác như co thắt, dao đâm, đau dữ dội trong lồng ngực. Đau ngực thường từ phía sau xương ức lan lên cổ, cằm, vai và tay bên trái đôi khi lan xuống cả 2 cánh tay. Kéo dài trên 20 phút.
Cộng thêm với đau ngực là các triệu chứng:
- Người vã mồ hôi.
- Mặt tái xanh.
- Tinh thần hốt hoảng.
- Cảm giác buồn nôn và nôn.
- Hơi thở nhanh và ngắn.
Khi người bên cạnh mình có những dấu hiệu này, chúng ta cần xử trí nhanh như sau:
1. Nhận biết rõ các triệu chứng và bình tĩnh kiểm soát tình huống.
2. Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống ở tư thế thoải mái.
3. Nới rộng quần áo và không cho phép bệnh nhân cử động.
Cơn đau tim là một dạng tai biến thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi có một hay nhiều nguy cơ của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá nhiều... (Ảnh minh họa)
Làm được những điều này bạn đã giúp tim bệnh nhân được nghỉ ngơi và hạn chế được tổn thương tại cơ tim phần nào.
4. Gọi ngay số điện thoại trung tâm cấp cứu. Nếu bệnh nhân đã từng bị đau tim thì người này thường mang theo thuốc ngậm dưới lưỡi - một loại thuốc giúp làm giãn mạch máu nuôi tim, tăng cường cung cấp máu cho tim. Bạn nên hỏi bệnh nhân có mang thuốc này theo hay không và lấy hộ thuốc cho bệnh nhân, không nên để bệnh nhân tự đi tìm thuốc. Giúp ổn định tâm lý bệnh nhân trong lúc chờ xe cứu thương đến.
5. Chuẩn bị sẵn sàng hô hấp nhân tạo xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
Tóm lại, khi đứng trước tình huống nghi ngờ cơn đau tim ở một người nào đó, bạn cần thực hiện 4 bước sau đây:
- Đặt bệnh nhân nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái.
- Nới lỏng quần áo và hỏi bệnh nhân có mang theo thuốc ngậm hay không.
- Tiếp xúc với bộ phận cấp cứu.
- Chuẩn bị hô hấp nhân tạo.
Theo VNE
Mất mạng vì sơ cứu không đúng cách Sơ cứu nạn nhân trước khi chuyển đến bệnh viện đã cứu sống nhiều mạng người. Nhập viện trong tình trạng đau đớn, đến ngày 24-12, sau gần một tuần điều trị chấn thương gãy xương đùi tại BV Việt Đức (Hà Nội), ông Đoàn Đình Bình (60 tuổi, ngụ Hưng Yên) vẫn nằm bất động. Trước đó, ông Bình bị gãy chân...