Bỏng bô xe máy & sơ cứu đúng cách với Hydrocolloid
Bỏng do tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ khoảng 60-65% số người bị bỏng, trong đó bỏng bô xe chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Vậy làm cách nào để hạn chế số người bị bỏng bô và hạn chế vết sẹo xấu sau bỏng.
Do đặc điểm của bô xe,diện tích bỏng thường nhỏ, nhưng sự dẫn truyền nhiệt qua da rất nhanh chóng, nhiệt độ da vùng bỏng vẫn duy trì mức cao sau bỏng một thời gian ngắn nên dễ dẫn đến tổn thương sâu. Việc xử lý đúng ngay sau tai nạn sẽ giúp làm giảm diện tích bỏng, giảm tổn thương độ sâu , diễn biến của bỏng sẽ nhẹ hơn, quá trình lành thương thuận lợi và giúp hạn chế sẹo xấu sau bỏng
Như thế nào là sơ cứu đúng cách?
Sơ cứu tại chỗ bỏng nhiệt gồm các bước sau:
Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt, góp phần giảm diện tích và độ sâu tổn thương bỏng ( cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng do quần áo vùng bị bỏng có tác dụng giữ nhiệt )
Bước 2: Làm mát vùng bỏng: Ngâm rửa hoặc tưới rửa vùng bỏng vào nước mát, sạch , nước có nhiệt độ 16-20C, thời điểm ngâm rửa tốt nhất trong vòng 30 phút từ sau khi bị bỏng, sau khoảng thời gian trên việc ngâm rửa có ít tác dụng, thời gian ngâm rửa từ 15 phút- 30 phút ( thường cho tới khi hết đau rát ). Có thể thay vì ngâm rửa người ta dùng khăn sạch ướt, quần áo sạch ướt đắp lên vùng bỏng ( nên thay khăn mát thường xuyên vì khăn cũng hấp thu nhiệt và giữ nhiệt )
Bước 3: Che phủ vết bỏng: băng vết thương bằng vải sạch, khô và băng ép nhẹ vùng bỏng
Bước 4: Nâng cao vùng bỏng: giúp giảm sưng nề
Lưu ý khi sơ cứu bỏng:
Video đang HOT
Không dùng nước quá lạnh hoặc đá lạnh đắp lên vết bỏng
Không ngâm rửa vết bỏng bằng nước ấm
Không đắp các loại mỡ, dầu, nước mắm, nước tương, đắp thuốc lá, thuốc đông y không rõ nguồn gốc vào vùng bỏng khi chưa rửa sạch vết thương
Không nên làm trợt loét vết bỏng, bóc bỏ nốt phồng
Hiện tại có rất nhiều loại băng dành cho sơ cứu vết bỏng. Một trong các loại băng gạc được sử dụng là loại có chứa Hydrocolloid. Hydrocolloid là loại vật liệu mới trong điều trị bỏng tại nước ta. Băng có chứa lớp Hydrocolloid khi được đắp lên vết thương có vai trò duy trì môi trường ẩm tại chỗ vết bỏng (môi trường ẩm ở vết thương, giúp vết thương lành nhanh hơn gấp 2 lần môi trường khô ở vết thương), giúp sự di trú và tăng sinh tế bào tại chỗ vết bỏng, điều này làm cho vết thương lành nhanh.
Băng Hydrocolloid này giúp che phủ vết bỏng tốt, giúp giảm đau cũng như giúp cho sinh hoạt của bệnh nhân thuận lợi (bệnh nhân tắm rửa được nhờ vào tính chất bán thấm của màng Polyurethan của miếng băng và vận động dễ dàng nhờ vào tính bám dính tốt khi dán).
Sau đây là các bước sơ cứu vết bỏng với băng gạc chứa thành phần Hydrocolloid:
Bước 1: Rửa vùng da lành chung quanh vết bỏng,
Bước 2: Làm sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý 0,9%
Bước 3: Lấy bỏ các dị vật, chất bẩn, với vòm nốt phồng còn nguyên vẹn thì chích các vòm nốt bỏng giải thoát dịch, sau đó dùng băng Hydrocolloid đắp lên vết bỏng
Khi sử dụng nên lưu ý là băng bán thấm chứa Hydrocolloid chỉ nên dùng cho các vết bỏng nông, sạch, ít tiết dịch và chống chỉ định đối với vết bỏng nhiễm khuẩn hoặc vết bỏng có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Khi vết thương sưng nề, nóng, viêm tấy đỏ, đau, có mủ, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Theo VNE
Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị đuối nước
Sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật là điều quan trọng nhất để cứu sống trẻ, tránh được di chứng não sau này.
Đuối nước hay còn gọi chết đuối là tình trạng nạn nhân bị ngạt khi chìm trong nước, tuy nhiên có một số nạn nhân bị ngạt là do sự co thắt thanh quản.
1. Cách sơ cứu khi trẻ bị ngạt nước
Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.
Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.
Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện.
Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.
Ảnh minh họa: Adam.
2. Những việc làm không đúng trong dân gian cần tránh
Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.
Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu oxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.
3. Cách phòng ngừa
Không nên để trẻ chơi một mình mà không giám sát, đậy kín các chum vại nước xung quanh nhà, không cho trẻ chơi gần ao hồ, tốt nhất nên dạy cho trẻ tập bơi để tránh những tai nạn không mong muốn.
Bác sĩ Nguyễn Đức Thường
Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội
Theo VNE
Chế độ ăn uống đúng cách cho người bị đái tháo đường Đối với bệnh nhân đái tháo đường, chế độ ăn kiêng phải chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng. Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng...