Sinh viên sắp ra trường, phụ huynh tất tả lo nơi thực tập, tìm việc
Con ra trường nhưng bố mẹ lại là người long đong xin thực tập, tìm việc làm. Sự bao bọc quá mức khiến nhiều bạn trẻ mất đi cơ hội chủ động trải nghiệm; chưa kể những công việc có được từ “xin – cho” chẳng bao giờ bền lâu…
Đi “ xin việc” ở tuổi U60
Nghe có vẻ lạ đời nhưng đúng là chú T.H (57 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) mấy hôm nay ngày nào cũng mở Internet, vào các trang tuyển dụng, thậm chí đến tận văn phòng công ty để nộp đơn xin việc. Nhưng, chú không xin việc cho mình mà cho cậu con trai đang học năm thứ tư ngành Giao thông công trình ở một trường đại học tại Hà Nội. “Con bận làm đồ án tốt nghiệp, với cả sợ nó không biết phải đi xin việc như thế nào nên mình đi luôn cho nhanh”, chú T.H chia sẻ về lý do “xin việc” lạ lùng này.
Những phụ huynh vất vả, lo lắng chuyện thực tập, xin việc cho con như chú H. không hiếm. Không ít công ty đã đón tiếp những phụ huynh như chú. Nhiều người làm nhân sự đã phải ngao ngán chia sẻ thông tin bố mẹ viết CV, gửi đơn xin thực tập, làm việc cho con thậm chí đưa con đến phỏng vấn như… đưa đi học thuở con mới vào mầm non, cấp 1.
“Xin – cho”, có người được nhận, có người bị từ chối nhưng đa phần những công việc có được nhờ bố mẹ thường không được các sinh viên, cử nhân theo đuổi lâu dài. Không phải bỏ công sức, chất xám để có được công việc, nhiều bạn trẻ tỏ ra không quý trọng. Bố mẹ xin cho nhưng chưa chắc đã là công việc các bạn thực sự thích. Muôn vàn lý do, nhưng, sau những tất tả lo lắng ngược xuôi của phụ huynh, nhiều bạn trẻ vẫn bỏ nghề, thất nghiệp.
“Kệ” con chủ động trải nghiệm việc làm
Thanh Mai là sinh viên năm cuối, ngành Tài chính ngân hàng, ĐH FPT. Nữ sinh chia sẻ, vì bố mẹ “kệ”, nên Mai sớm có ý thức tự lập, chuẩn bị kiến thức và kỹ năng để có thể tìm được việc làm trong ngành tài chính áp lực cao.
Sớm trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, bạn trẻ có cơ hội nhìn nhận bản thân, điều chỉnh kiến thức, kỹ năng mình có phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động
“Rất may, ĐH FPT cũng là môi trường đề cao tính chủ động của sinh viên. Mình được tự lập trong việc học, phát triển các kỹ năng mềm thông qua nhiều hoạt động CLB, sự kiện, các cuộc thi cho sinh viên ngành kinh tế mà trường tổ chức. Qua đó, ngoài kiến thức, mình cũng tự trang bị kha khá vốn sống, kỹ năng”, Mai chia sẻ.
Học năm hai, Mai được vài anh chị khóa trên rủ đi làm cùng. Công việc bán thời gian tại một chi nhánh ngân hàng khá hấp dẫn vì đúng ngành đang được đào tạo nhưng cũng khiến Mai có chút băn khoăn vì sợ không đáp ứng được. Mai chia sẻ suy nghĩ với một số cán bộ, giảng viên ở ĐH FPT, được thầy cô khuyên tham gia các workshop kỹ năng nghề nghiệp để có thêm hiểu biết thực tế. Mai cũng được lưu ý, ĐH FPT có kỳ thực tập doanh nghiệp nơi mà 100% sinh viên được làm việc như những nhân viên thực thụ tại các công ty, doanh nghiệp khi ra trường nên càng trải nghiệm việc làm sớm, sinh viên ĐH FPT càng có nền tảng vững vàng.
Mai chia sẻ, cô đã “liều” đi làm. “Trải nghiệm việc làm sớm đúng là rất khó. Non nớt cả vốn sống và kỹ năng làm việc, mình phải học hỏi rất nhiều. Đôi khi, mình chấp nhận việc bị phê bình khi không làm tốt hoặc chạy deadline căng hơn để vượt qua bản thân và tiến bộ”, Mai tâm sự. Tuy vậy, giờ đây nhìn lại, Mai cảm thấy trưởng thành hơn cả về kiến thức, kỹ năng và sự tự tin trong công việc. Ngoài ra, đi làm sớm, Mai có kinh nghiệm kha khá và một vị trí ổn định tại công ty. “Bố mẹ mình không lo mình thất nghiệp. Bản thân cũng không vất vả chạy việc sau khi ra trường nữa”, Mai cho biết.
Thay vì lo con “không biết xin việc” hay “thiếu kinh nghiệm” để rồi bố mẹ làm mọi thứ cho con, để con mãi vẫn chỉ như đứa trẻ chẳng thể tự lập dù đã tốt nghiệp ĐH, phụ huynh nên để con chủ động trải nghiệm sớm từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Có thể đó mới là mong muốn thực sự của các bạn trẻ. Càng giàu trải nghiệm, các bạn càng có hiểu biết, kỹ năng và sự tự tin để chủ động trong công việc, san sẻ bớt nỗi lo “ra trường, xin việc” cùng bố mẹ.
Video đang HOT
Sinh viên ở TP.HCM chật vật vì phải thực tập online trong mùa dịch
Với sinh viên, kỳ thực tập là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị cho công việc tương lai. Tuy nhiên, khá nhiều bạn trẻ gặp bất cập khi phải làm việc từ xa trong mùa dịch.
Suốt một tháng nay, Xuân Linh (22 tuổi, quận Tân Phú, TP.HCM) luôn trong tình trạng lo lắng vì kế hoạch học tập, công việc bị xáo trộn.
Từ khi dịch Covid-19 lan rộng, nhiều công ty, cơ quan cho nhân viên tạm nghỉ và chuyển sang hình thức "work from home" (tạm dịch: làm việc tại nhà), trong đó có nơi Linh đang thực tập.
Cô gái 22 tuổi cho biết khối lượng công việc không thay đổi nhưng cô dần mất động lực và thiếu liên kết với các anh chị đồng nghiệp mới.
"Mới đi làm, chưa được chỉ bảo nhiều đã phải ở nhà. Nếu chỉ nhắn tin qua mạng thì cũng không biết đối phương đang có phản ứng gì. Mọi người giao việc và hướng dẫn qua mạng cũng tốn nhiều thời gian hơn. Chưa kể, mình không có thời gian làm quen để tạo mối quan hệ với mọi người", Linh nói với Zing.
Không chỉ riêng Linh, câu chuyện kỳ thực tập bị ảnh hưởng là nỗi lòng chung của các sinh viên năm cuối. Do dịch, việc học của họ cũng bị đảo lộn ít nhiều, làm chậm tiến độ tốt nghiệp. Một số khác vẫn đang cảm thấy mông lung với định hướng sau khi ra trường.
Nhiều sinh viên chán nản khi không thể làm việc tại văn phòng. Ảnh: Phương Thảo .
Kỳ thực tập bị xáo trộn
Theo Xuân Linh, khó khăn lớn nhất khi "work from home" là bị chi phối bởi những thứ xung quanh, dẫn đến việc mất tập trung. Ngoài ra, do thời gian quá linh hoạt nên đôi khi không có sự ngăn cách rõ rệt giữa công việc và cuộc sống.
Vì dịch, nhiều công ty quyết định không tuyển thực tập sinh nữa. Những nơi đã gọi điện đặt lịch phỏng vấn trước đó đều bị hủy đột ngột.
"Sau nhiều ngày chờ đợi, mình cũng thấy chán nản vì không nhận được thư hồi âm. Việc kỳ thực tập bị chậm trễ sẽ khiến lịch học của mình phải đổi lại. Nếu không may, có thể đến tận 2 năm nữa mình mới có thể tốt nghiệp", Linh bày tỏ.
Cùng chung cảnh ngộ với Xuân Linh, Minh Hằng, sinh viên năm cuối trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, cũng lo lắng khi bị hoãn kỳ thực tập. Nữ sinh đã nộp hồ sơ ở 3 nơi với vị trí Marketing. Tuy nhiên, sau vài lần phỏng vấn trực tuyến, Hằng vẫn chưa tìm được nơi "hạ cánh" ưng ý.
"Mình muốn tìm chỗ thực tập để tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn cho tương lai. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì dù có được nhận, mình cũng phải làm việc tại nhà. Sự tương tác với sếp và đồng nghiệp cũng ít đi. Mình thấy như vậy không học được nhiều lắm", Hằng cho hay.
Trong thời gian sắp tới, Hằng định sẽ nhờ khoa hỗ trợ tìm doanh nghiệp thực tập hoặc chờ đến năm sau khi tình hình dịch Covid-19 khởi sắc hơn.
Nhiều bạn trẻ khá khó khăn để tìm được một chỗ thực tập trong đại dịch. Ảnh: Phương Thảo.
Thanh Trúc (22 tuổi, quận Bình Tân, TP.HCM) may mắn tìm được nơi thực tập trong công ty tài chính trước khi giãn cách xã hội. Vì khối lượng công việc dày đặc, mỗi ngày, cô phải tham gia từ 1-2 cuộc họp trực tuyến. Kể cả tiến độ cũng phải báo cáo hàng ngày thông qua nền tảng riêng của công ty.
Không có PC (máy tính bàn) hỗ trợ như thường ngày, Trúc phải làm việc bằng 2 laptop cá nhân vì các file khá nặng.
"Thời gian mỗi ca vẫn như cũ cộng với việc phải xử lý lỗi, cập nhật thường xuyên nên mình không bị sao nhãng lắm. Chỉ khác lúc trước là khi cần giúp vấn đề gì, thay vì hỏi trực tiếp thì giờ phải gọi cho sếp", Trúc chia sẻ.
Nữ sinh tiết lộ để không bị "chồng chéo" cuộc sống và công việc, cô đã lập thời gian biểu chi tiết cho từng khung giờ trong ngày. Ngoài ra, Trúc và mọi người trong team cùng thảo luận để thống nhất cách làm việc chung, tránh xảy ra trường hợp mất lòng nhau.
Từ lúc đi thực tập đến nay, Trúc đã học thêm một số kỹ năng mềm như kiểm soát tâm lý, giải quyết tình huống trong công việc một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, nữ sinh cũng tiếp thu khá nhiều kiến thức thực tế trong ngành tài chính để áp dụng cho sau này.
Thích nghi với hoàn cảnh
Thực tập không phải là câu chuyện riêng của các sinh viên sắp ra trường. Ngày nay, nhiều bạn trẻ chọn đi thực tập sớm từ năm nhất, năm hai với mong muốn học hỏi kiến thức, kỹ năng cũng như tích lũy kinh nghiệm cho hồ sơ của mình.
Thành Trung (20 tuổi) bắt đầu thực tập tại phòng nghiên cứu thị trường của một tổ chức quốc tế vào đầu học kỳ 2 tại Học viện Ngoại giao (Hà Nội). Khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Trung vừa làm việc tại nhà vừa ôn thi cuối kỳ.
Chia sẻ với Zing , Trung cho biết làm việc từ xa giúp cậu tiết kiệm nhiều thời gian di chuyển và thoải mái hơn về tinh thần. Tuy vậy, không gian ở nhà khiến hiệu suất công việc cũng giảm hẳn.
"Nhiều khi, mình nhắn tin với nhóm làm việc mà tiện tay trả lời tin nhắn bạn bè nên bị sao nhãng. Không gian cũng thoải mái quá nên cảm giác hơi chây lười", Trung bày tỏ.
Trung nói thêm làm việc ở nhà khiến guồng công việc chậm hơn bởi không phải lúc nào mọi người cũng có thể túc trực bên máy tính, điện thoại.
Khi được hỏi về cách khắc phục những bất cập này, Trung bộc bạch: "Thật ra thì không có cách nào để giải quyết những khó khăn hiện tại. Văn phòng đều mong được quay lại làm việc trực tiếp để thay đổi tình trạng chung".
Nhiều sinh viên chấp nhận làm việc tại nhà trong khi số khác quyết định dời thời gian thực tập để kiếm cơ hội tốt hơn. Ảnh: CNBC.
Tuy trước đây từng làm nhiều công việc trực tuyến bên ngoài, Ngọc Anh (20 tuổi, sinh viên năm nhất Đại học Fulbright) vẫn khá thất vọng khi dịch Covid-19 lan rộng tại TP.HCM, khiến cô không thể đi làm ở cơ quan trong kỳ thực tập lần này.
Hiện, Ngọc Anh là thực tập sinh nghiên cứu thị trường tại một công ty quảng cáo. Cô chia sẻ làm việc từ xa tốn thời gian hơn dù khối lượng công việc giữ nguyên. Quá trình xử lý tài liệu khá bất cập khi dùng nền tảng trực tuyến, phải gửi qua lại nhiều lần giữa các bên liên quan.
Bên cạnh đó, việc hạn chế tương tác khi làm việc cũng gây áp lực cho Ngọc Anh. Là một người mới, nữ sinh muốn được kết thân với mọi người và hòa nhập vào môi trường công sở.
"Ở ngoài đời, mình có thể nói chuyện với sếp và các đồng nghiệp thoải mái hơn. Mọi người cũng thân thiện hơn nữa. Trao đổi trực tuyến thì chỉ toàn tin nhắn công việc rất dài, khiến mình áp lực hơn", Ngọc Anh nói với Zing.
Dù có những khó khăn, các bạn trẻ đã làm quen với việc học và làm trực tuyến từ đợt dịch năm ngoái. Do vậy, những gì học được về kiến thức và kỹ năng trong kỳ thực tập không bị suy giảm mà còn vượt ngoài mong đợi.
Tuy nhiên, ai cũng hy vọng đợt dịch này sẽ sớm qua đi để có thể trở lại làm việc trực tiếp.
"Làm việc ở nhà thì không phải dậy sớm, trang điểm rồi chịu cảnh kẹt xe buổi sáng nhưng mình vẫn muốn được trải nghiệm không khí văn phòng hơn", Ngọc Anh kết luận.
Nỗi lòng phụ huynh: Không ngại thất nghiệp, chỉ lo con làm việc quá nhiều Nhờ chủ động tìm kiếm, trải nghiệm việc làm sớm nên nhiều bạn trẻ không còn canh cánh nỗi lo thất nghiệp sau khi ra trường. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại lo lắng con mải mê làm việc sẽ bỏ bê học hành, ảnh hưởng đến sức khỏe. "Mới là sinh viên đã mải mê kiếm tiền" Đây là lời than...