Một cấu trúc khổng lồ ẩn giấu trong không gian sâu thẳm đang thách thức hiểu biết của con người về vũ trụ
Một cấu trúc khổng lồ trong Vũ trụ xa xôi đang thách thức sự hiểu biết của con người về cách Vũ trụ phát triển.
Ở khoảng cách 6,9 tỷ năm ánh sáng cách Trái Đất, các nhà thiên văn học đã tìm thấy một vòng thiên hà khổng lồ, tròn gần như hoàn hảo và có đường kính khoảng 1,3 tỷ năm ánh sáng.
Vòng Lớn là tên gọi mà các nhà khoa học dành cho cấu trúc này. Nó không khớp với bất kỳ cấu trúc hoặc cơ chế hình thành nào từng được con người biết tới.
Phát hiện này được khám phá bởi nhà thiên văn học Alexia Lopez thuộc trường Đại học Central Lancashire, đã được trình bày tại cuộc họp lần thứ 243 của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ.
Đây là cấu trúc khổng lồ thứ hai được Lopez và các đồng nghiệp phát hiện. Vòng Lớn đầu tiên, được gọi là Vòng Lớn khổng lồ, nằm ở cùng một phần của bầu trời so với Vòng Lớn thứ 2.
2 cấu trúc khổng lồ được xác định từ Trái Đất.
Video đang HOT
Khi phát hiện về Vòng Lớn đầu tiên được công bố vào năm 2021, nó đã khiến các nhà thiên văn học vô cùng bối rối. Sự có mặt của Vòng Lớn chỉ càng khiến cho các bí ẩn về vũ trụ trở nên sâu sắc hơn.
Cả hai cấu trúc vòng tròn khổng lồ này đều không dễ giải thích theo hiểu biết hiện tại của con người về vũ trụ.
Chúng có kích thước cực lớn, hình dạng đặc biệt và sự gần gũi về mặt vũ trụ của chúng chắc chắn đang cho con người biết về điều gì đó quan trọng. Nhưng chính xác là gì thì các nhà khoa học vẫn chưa dám khẳng định.
Mối liên hệ trực tiếp nhất dường như là với thứ gọi là Dao động âm thanh Baryon (BAO). Đây là những thiên hà hình tròn khổng lồ được tìm thấy khắp không gian.
Chúng thực sự là những quả cầu, hóa thạch của sóng âm lan truyền trong Vũ trụ sơ khai và sau đó đóng băng khi không gian trở nên khuếch tán đến mức sóng âm không thể truyền đi được nữa.
Vòng Lớn không phải là BAO. BAO thường có kích thước cố định với đường kính khoảng 1 tỷ năm ánh sáng. Và việc kiểm tra kỹ lưỡng các Vòng Lớn cho thấy chúng có hình dạng giống một chiếc mở nút chai được căn chỉnh sao cho trông giống một chiếc nhẫn!
Các nhà vũ trụ học tính toán giới hạn kích thước lý thuyết hiện tại của các cấu trúc là 1,2 tỷ năm ánh sáng, tuy nhiên cả hai cấu trúc này đều lớn hơn nhiều.
Nhưng kích thước chỉ là một trong những vấn đề. Cái còn lại là ý nghĩa của nó đối với lĩnh vực nghiên cứu về sự tiến hóa của Vũ trụ.
Một khả năng là các cấu trúc này là một loại khiếm khuyết tôpô trong kết cấu không-thời gian được gọi là các dây vũ trụ.
Chúng được cho là giống như những nếp nhăn có bề rộng bằng proton xuất hiện trong Vũ trụ sơ khai khi không-thời gian bị kéo giãn, sau đó đóng băng tại chỗ. Chúng ta chưa tìm thấy nhiều bằng chứng vật lý về các dây vũ trụ, nhưng bằng chứng lý thuyết khá hứa hẹn.
Hiện tại, không ai biết chắc chắn các Vòng Lớn có ý nghĩa gì. Chúng có thể chỉ là sự sắp xếp ngẫu nhiên của các thiên hà xoay tròn trong không gian, mặc dù khả năng xảy ra điều đó có vẻ khá nhỏ.
Hy vọng tốt nhất là tìm ra thêm nhiều cấu trúc sắp xếp thiên hà như vậy, nằm rải rác khắp Vũ trụ. Rồi từ đó đúc rút lại được những nét tương đồng của chúng.
Các nhà thiên văn học Australia phát hiện sóng địa chấn thiên hà cổ xưa
Các nhà thiên văn học Australia đã phát hiện ra sóng địa chấn hình thành trong BRI 1335-0417, một thiên hà hơn 12 tỷ năm tuổi có hình xoắn ốc lâu đời nhất và xa nhất được biết đến trong vũ trụ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: BNN Breaking)
Các nhà thiên văn học Australia đã phát hiện ra sóng địa chấn hình thành trong thiên hà cổ xưa đầu tiên trên thế giới. Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU) được công bố ngày 22/12.
Nhóm nhà thiên văn học ANU đã sử dụng kính viễn vọng Atacama Large Millimeter Array (ALMA) hiện đại ở Chile để quan sát chi tiết BRI 1335-0417, một thiên hà xa xôi hơn 12 tỷ năm tuổi nhằm hiểu rõ hơn cách thức hình thành thiên hà này.
ALMA lần đầu tiên phát hiện BRI 1335-0417 vào năm 2021. Đây là thiên hà có hình xoắn ốc lâu đời nhất và xa nhất được biết đến trong vũ trụ.
Bằng cách sử dụng kính viễn vọng này, các nhà nghiên cứu của ANU có thể ghi lại sự chuyển động của khí xung quanh thiên hà BRI 1335-0417, cũng như sự hình thành sóng địa chấn - sóng đầu tiên đối với một thiên hà xoắn ốc sơ khai.
Tác giả chính của nghiên cứu, nhà thiên văn học Takafumi Tsukui tại Viện Nghiên cứu Khoa học thuộc ANU cho biết ông và các cộng sự đang khám phá cách BRI 1335-0417 thúc đẩy quá trình hình thành sao trong thiên hà này.
Đặc biệt, họ tập trung nghiên cứu cách khí di chuyển vào và khắp thiên hà. Khí là thành phần chủ chốt để hình thành nên các ngôi sao và có thể đem lại cho giới khoa học những manh mối quan trọng về cách thiên hà thực sự góp phần tạo ra những ngôi sao.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng luồng khí mới di chuyển vào thiên hà hoặc tiếp xúc với những thiên hà nhỏ hơn, cung cấp "nhiên liệu" để hình thành sao./.
Tìm ra dấu vết rõ ràng nhất của hành tinh thứ 9 "Bóng ma" đang âm thầm xô đẩy các tiểu hành tinh - thậm chí cả Sao Diêm Vương - chỉ có thể là "hành tinh thứ 9" nặng gấp 5 lần Trái Đất. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Konstantin Bogytin từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) tuyên bố đã có "bằng chứng thống kê mạnh mẽ...