Lần đầu tiết lộ một phần bản đồ vũ trụ chụp từ kính Euclid
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ngày 15.10 công bố phần đầu tiên của bản đồ vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng Euclid, quan sát được hàng triệu ngôi sao và thiên hà.
Phần bản đồ mới được tiết lộ chiếm 1% trong kế hoạch lập bản đồ vũ trụ từ kính Euclid. Trong quá trình này, kính Euclid sẽ ghi lại hình dạng, khoảng cách và chuyển động của hàng tỉ thiên hà trong phạm vi 10 tỉ năm ánh sáng. Khi hoàn thành, đây sẽ là bản đồ 3D về vũ trụ lớn nhất từng được tạo ra, ESA cho biết.
Kính Euclid chụp lại khoảnh khắc các thiên hà tương tác với nhau. ẢNH: ESA
Theo thông tin trên website của ESA, phần đầu tiên của bản đồ ghi lại những ngôi sao trong thiên hà Milky Way và các thiên hà xa hơn. Hình ảnh của khoảng 14 triệu thiên hà có thể được dùng làm cơ sở nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lượng tối và vật chất tối, chiếm 95% khối lượng – năng lượng của vũ trụ. Bức tranh chứa hình ảnh được thực hiện từ ngày 25.3 đến ngày 8.4.2024. Trong hai tuần, kính Euclid đã chụp được một phần rộng của bầu trời bán cầu nam.
Video đang HOT
Phần bản đồ đầu tiên chụp từ kính Euclid vừa được công bố. ẢNH: ESA
Phần bản đồ đầu tiên (được tô màu vàng, ở phía dưới bên phải) chiếm 1% trong kế hoạch lập bản đồ vũ trụ của ESA. ẢNH: ESA
“Bức ảnh tuyệt đẹp này là mảnh đầu tiên của một bản đồ mà trong 6 năm nữa sẽ tiết lộ hơn một phần ba bầu trời bán cầu nam. Đây chỉ là 1% của bản đồ, nhưng nó chứa đầy đủ các nguồn thông tin khác nhau sẽ giúp các nhà khoa học khám phá ra những cách mới để mô tả vũ trụ”, nhà khoa học Valeria Pettorino, thuộc dự án Euclid tại ESA, nói.
Trong bức ảnh có những đám mây mờ màu xanh nhạt. Chúng là hỗn hợp của khí và bụi, còn được gọi là “mây ti thiên hà” vì chúng trông giống như những đám mây ti (cirrus clouds).
Kính viễn vọng Euclid được phóng lên vũ trụ vào tháng 7.2023 và bắt đầu hoạt động quan sát khoa học từ tháng 2.2024.
Các ngôi sao và thiên hà được chụp từ kính Euclid. ẢNH: ESA
Hình ảnh về một thiên hà xoắn ốc. ẢNH: ESA
Sức hấp dẫn khó cưỡng từ vẻ đẹp của tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo mới
Kính viễn vọng Euclid vừa công bố bức ảnh toàn cảnh ngoạn mục về tinh vân Đầu ngựa.
Kính viễn vọng Euclid của châu Âu được đặt theo tên của nhà toán học Hy Lạp Euclid, nó được phóng ngày 1/7 trên tên lửa SpaceX Falcon 9. Kể từ đó, Euclid du hành khoảng 1 triệu km trong không gian, tiếp tục thực hiện các sứ mệnh kéo dài sáu năm, gồm chụp những bức ảnh trường nhìn rộng về vũ trụ ở độ phân giải cao, tìm hiểu những bí ẩn lâu dài của vũ trụ.
Trong lần quan sát mới nhất, Euclid phát hiện tinh vân Đầu ngựa, cách Trái đất khoảng 1375 năm ánh sáng trong chòm sao Orion. Nó là một trong những tinh vân dễ nhận biết nhất, vì có hình thù giống với đầu ngựa. Nhà thiên văn học người Scotland, Williamina Fleming phát hiện tinh vân này lần đầu tiên vào ngày 6/2/1888.
Vật thể trên được hình thành từ đám mây vật chất liên sao đang sụp đổ, phát sáng mờ nhờ được chiếu sáng từ một ngôi sao nóng phía sau. Tinh vân này tạo hình đặc biệt cũng nhờ bức xạ cực mạnh từ ngôi sao gần đó thổi vào cột mây vật chất liên sao.
Trong diện mạo mới, những đám mây khí xung quanh phần Đầu ngựa đã tan biến, nhưng các cột mây vật chất liên sao nhô lên vẫn còn nguyên, do nó được làm bằng vật liệu bền vững khó bị xói mòn. Theo các chuyên gia, tinh vân Đầu ngựa còn khoảng 5 triệu năm nữa trước khi tan rã hoàn toàn.
Kính viễn vọng Euclid vừa công bố bức ảnh toàn cảnh ngoạn mục về tinh vân Đầu ngựa. (Ảnh: ESA / Euclid)
Các chuyên gia của Euclid cho biết, nhiều kính thiên văn khác đã chụp được hình ảnh tinh vân Đầu ngựa, nhưng không có kính nào chụp được tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo sắc nét với trường nhìn rộng như thế này, chỉ bằng một lần quan sát của Euclid.
Tiến sĩ Eduardo Martin Guerrero de Escalante, nhà khoa học của Euclid cho biết: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến khu vực này, vì quá trình hình thành sao đang diễn ra trong những điều kiện rất đặc biệt. Điều kiện đặc biệt này do bức xạ đến từ ngôi sao rất sáng Sigma Orionis chi phối ảnh hưởng".
Khi Euclid quan sát vườn ươm sao này, các chuyên gia hy vọng sẽ tìm thấy nhiều hành tinh có khối lượng lớn bằng Sao Mộc, các sao lùn nâu trẻ chưa từng phát hiện trước đây.
Phát hiện 'thiên hà ma quỷ' chứa thứ cực nặng nhưng vô hình Thiên hà ma quỷ Nube là thiên hà siêu khuếch tán lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử thiên văn. Theo Universe Today, thiên hà Nube mờ tới nỗi dự án nổi tiếng Khảo sát bầu trời sâu Sloan (SDSS) đã bỏ sót nó. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã may mắn khi một chương trình khảo sát khác mang...