Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.
Ma có thật, hay chúng ta chỉ đang là nạ.n nhâ.n của sự nhầm lẫn, ảo giác? (Ảnh minh họa: Getty).
Ma có thật hay không? Điều đó còn tùy thuộc. Thế nhưng, cần khẳng định rằng, khoa học hiện tại chưa thể chứng minh rằng có những linh hồn đi xuyên qua tường hoặc hét lên dưới sàn nhà.
Tuy nhiên, những lần nhìn thấy hiện tượng ma quái của chúng ta chắc chắn là cảm giác có thật. Nếu như ma không tồn tại, chẳng lẽ bộ não đang đán.h lừa chúng ta?
Bạn muốn tin rằng ma có thật
Con người đã phát hiện ra những thứ ma quái, để rồi khái niệm bóng ma từ đó cũng xuất hiện. Ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể giải thích hiện tượng này.
Ngay cả với những người bình thường nhất trong số chúng ta, vẫn có điều gì đó thôi thúc, khiến ta không thể cưỡng lại được cảm giác muốn khám phá những bí ẩn liên quan tới ngôi nhà ma ám, hay những linh hồn báo thù.
Đôi khi, sự hy vọng nhìn thấy một bóng ma là tất cả những gì để ta thực sự nhìn thấy chúng.
Nghiên cứu cho thấy phần lớn tâm trí con người rất dễ bị ám thị bởi những hiện tượng tâm linh huyền bí (Ảnh minh họa: Reddit).
Chris French, nhà nghiên cứu tâm lý học dị thường tại Đại học London, cho biết: “Chúng ta có xu hướng như vậy vì tâm trí con người rất dễ bị ám thị”.
Theo chuyên gia này, chúng ta đã tiến hóa để tiếp nhận các tín hiệu từ thế giới bên ngoài như một cách để thoát khỏi các mối đ.e dọ.a luôn hiện hữu. Vì vậy, khi một gợi ý xuất hiện đúng lúc, nó có thể khiến chúng ta nhìn thấy những thứ không có ở đó.
Sự kỳ quặc về mặt tinh thần này mạnh mẽ đến mức nó có thể đán.h lừa chúng ta ngay cả trong thời gian thực.
Trong một nghiên cứu khác do French thực hiện, những người tham gia cho biết họ nhìn thấy một chiếc chìa khóa bị uốn cong theo ý muốn của họ, chỉ vì những người đứng cạnh nói rằng họ cũng nhìn thấy sự việc kỳ lạ đó xảy ra.
Rõ ràng, tâm lý mong muốn được khám phá, hoặc tận mắt nhìn thấy thứ gì đó, khiến chúng ta dễ tiếp cận những thứ ngay cả khi nó không tồn tại.
Não khiến bạn nhìn thấy thứ mà đáng lẽ không thể
Những hiện tượng ma quái có thể là kết quả của những vấn đề lớn hơn trong não của chúng ta, cụ thể là chất xám.
Đối với một số người, việc nghe thấy tiếng nói hoặc trải nghiệm một vài hình ảnh kỳ lạ có thể là dấu hiệu sớm của các tình trạng bệnh lý như tâm thần phân liệt.
Video đang HOT
Đối với những người trải qua nỗi đau mất mát người thân, nỗi nhớ về hình bóng của họ có thể khiến não “triệu hồi” các linh hồn như một phương thức để đối phó với chấn thương tâm lý.
Điều đó hình thành nên những “cuộc gặp gỡ” sống động giữa người sống và linh hồn, thứ được các nhà tâm lý học gọi là “giao tiếp sau khi chết”.
Bí ẩn về chứng tê liệt trong khi ngủ vẫn còn chưa được giải đáp (Ảnh: Sleepcycle).
Nó từ lâu đã nằm trong số những loại trải nghiệm huyền bí phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả những người hoài nghi và những người tin tưởng.
Ngay cả với những người không mắc bệnh tâm thần, những thay đổi tạm thời trong hoạt động của não cũng có thể dẫn đến việc bạn cảm thấy như “chạm trán với hồn ma”.
Các nhà khoa học từng mất hàng thập kỷ, nhưng vẫn chưa thể giải mã hiện tượng “liệt trong giấc ngủ”, khi vẫn giữ được cảm giác có ý thức nhưng không thể cử động.
Một số người cho rằng nó xảy ra khi não giao thoa giữa giai đoạn nhận thức có ý thức và giai đoạn ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh).
Các nền văn hóa khác nhau có cách gọi tên khác nhau cho hiện tượng kỳ lạ này. Thí dụ ở Campuchia, một số người nói rằng đó là “con ma đẩy nạ.n nhâ.n xuống”. Trong khi ở Nigeria, người dân địa phương lại gọi nó bằng cái tên khác: “con quỷ ngồi lên lưng bạn”.
Tâm trí lừa dối chúng ta?
Trong những năm gần đây, các nhà thần kinh học đã xác định được nguyên nhân tiềm ẩn khiến chúng ta có cảm giác bị ai đó hoặc thứ gì đó ám ảnh.
Nghiên cứu cho thấy các cơn động kinh ở thùy thái dương – khu vực não xử lý trí nhớ hình ảnh và ngôn ngữ – có thể kích hoạt các cơn động kinh. Trong khi, các rối loạn tín hiệu ở vùng não này có thể khiến chúng ta cảm thấy như được kết nối với các thế giới khác.
Nghiên cứu thực tế cho thấy, những bệnh nhân có tiề.n sử mắc các vấn đề như vậy thường tin vào các hiện tượng tâm linh, huyền bí.
Não của chúng ta có luôn tin rằng ma là có thật? (Ảnh minh họa: Getty).
Trong dân gian, người ta thường đồn nhau rằng, ma có xu hướng xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 giờ sáng. Kỳ lạ thay, đây cũng chính là thời điểm mà các cơn động kinh này xảy ra thường xuyên nhất.
Chúng ta cũng có thể trở thành nạ.n nhâ.n của sự nhầm lẫn ảo giác.
Trong một nghiên cứu thực hiện vào năm 2014, các nhà khoa học thần kinh tới từ Thụy Sĩ đã bịt mắt một nhóm những người tham gia, sau đó nối tay họ với một cỗ máy theo dõi chuyển động của ngón tay.
Khi các đối tượng cử động ngón tay, một phần phụ của robot phía sau họ đồng thời chạm vào lưng họ theo cùng một phương thức. Đa số đều ngay lập tức nhận ra tác động này.
Nhưng khi nhóm nghiên cứu quyết định ngưng các chuyển động bắt chước của thiết bị trong vài mili-giây, một số người nói rằng, họ vẫn cảm thấy một ngón tay đang chọc vào lưng họ, như thể có một sự hiện diện thần bí nào đó đằng sau họ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, những chuyển động bị ngưng trệ có thể gây ra sự xung đột tạm thời với não bộ, tại nơi kiểm soát các tín hiệu cảm giác và vận động.
Hiện tượng “cảm giác có sự hiện diện” này cũng có ý nghĩa chung đối với những hiện tượng siêu nhiên xung quanh chúng ta.
Nếu một sự chậm trễ nhỏ trong chuyển động của hệ thần kinh là đủ để triệu hồi một linh hồn, thì có lẽ bộ não siêu việt và chưa thể được giải mã của chúng ta vốn dĩ có khuynh hướng ở một mức độ nào đó vẫn tin rằng, ma quỷ là có thật.
Để rồi khi chúng ta lớn lên, nhưng những cảm giác đó không bao giờ biến mất.
Dưới cái nhìn của khoa học giác quan thứ 6 là gì?
Giác quan thứ 6 hay còn gọi là trực giác, linh cảm,... dường như vẫn còn là điều bí ẩn trong cuộc sống của nhiều người.
Nhưng chính xác nó là gì, và cái gì kiểm soát nó?
Giác quan thứ sáu là gì?
Giác quan thứ sáu là một khái niệm gây tranh cãi rất nhiều trong cộng đồng khoa học. Một số người tin rằng đó là một hiện tượng tâm lý, hay quá trình xử lý và phân tích thông tin môi trường một cách hiệu quả của bộ não, trong khi những người khác tin rằng đó là một năng lực nhận thức đôi khi là siêu nhiên liên quan đến thế giới khách quan. Dù là quan điểm nào thì cũng đều có cơ sở nhất định và gây nhiều tranh cãi.
Trong tâm lý học, giác quan thứ sáu được gọi là "linh cảm" và là một quá trình đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên suy nghĩ cảm xúc vô thức. Thông qua trực giác, chúng ta có thể xử lý một lượng lớn thông tin một cách vô thức, đồng thời đưa ra những phán đoán và phản hồi chính xác trong thời gian ngắn. Khả năng này rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi phải đối mặt với các sự kiện khủng hoảng và ra quyết định phức tạp.
Giác quan thứ 6 là những linh tính trực giác mách bảo hay còn được gọi là điềm báo chuyện gì sẽ diễn ra. Nó có thể xuất hiện trong giấc mơ, hay là những cảm xúc lo lắng, bồn chồn mà con người ta khó có thể diễn tả được.
Giác quan thứ 6 tưởng như là khả năng rất kỳ diệu nhưng thực chất nó bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khách quan.
Hiệu ứng cảm xúc và trạng thái tinh thần
Một thí nghiệm do nhà tâm lý học người Mỹ John Bargh dẫn đầu đã chỉ ra rằng cảm xúc và trạng thái tinh thần có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của trực giác. Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu yêu cầu một nhóm đối tượng dự đoán "thời tiết mùa hè" và "tuổ.i của một người", sau đó yêu cầu những người này hoàn thành các bài kiểm tra tâm lý và cảm xúc khác nhau.
Kết quả cho thấy, đối với hai câu hỏi trước, có sự khác biệt đáng kể trong kết quả dự đoán của các đối tượng có trạng thái cảm xúc khác nhau. Ví dụ, những đối tượng có tâm trạng không tốt có nhiều khả năng bi quan hơn trong các dự đoán của họ.
Điều này cho thấy cảm xúc và trạng thái tinh thần của chúng ta có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ và dự đoán.
Tất cả chúng ta đều có ít nhất một lần được trực giác mách bảo. Lúc đó có thể chúng ta không tin cho đến khi sự việc đó xảy ra. Một nhà khoa học người Austalia đã chỉ ra rằng " Những linh tính, trực giác mà chúng ta cảm nhận được có thể là một thủ thuật của bộ não".
Phản ứng vật lý
Phản ứng vật lý cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất trực quan. Một số thí nghiệm đã chỉ ra rằng trong những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm và căng thẳng cao độ, cơ thể chúng ta sẽ áp dụng phản ứng bỏ chạy hoặc "chiến đấu" một cách tự nhiên, và trực giác của con người hoạt động tốt hơn trong những tình huống như vậy.
Đồng thời, tập thể dục và duy trì thể trạng tốt có thể cải thiện chức năng hô hấp của tim, tăng cung cấp oxy và cải thiện chức năng của hệ thần kinh, có lợi cho việc cải thiện khả năng nhận thức của chúng ta.
Chúng ta vẫn nghe nhiều người nói về giác quan thứ 6 - khái niệm này chỉ khả năng tiếp nhận thông tin qua một qua siêu nhiên vượt trội hơn 5 giác quan còn lại. Như vậy con người có khả năng cảm nhận, linh tính một việc nào đó có thể sắp diễn ra. Tuy nhiên khả năng siêu nhiên này vẫn là một bí ẩn với nhân loại.
Thảo luận về thí nghiệm khoa học
Vào năm 2009, một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania đã phát hiện ra rằng bộ não con người có thể nhận ra một số thông tin liên quan đến nhận thức trước trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là trong trường hợp xảy ra các sự kiện khủng hoảng.
Ví dụ, khi chúng ta đối mặt với nguy hiểm, mắt chúng ta sẽ tự động tập trung vào các khía cạnh hoặc các phần nguy hiểm, bởi vì những nơi này có thể có các dấu hiệu cảnh báo. Đây là bản năng của sự nhạy cảm và khả năng thích ứng của bộ não con người, giúp chúng ta nhận thức và phản ứng nhanh để bảo vệ chính mình.
Giác quan thứ 6 còn có thể xảy ra ở động vật bậc thấp như "chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm". Đó là dấu hiệu khi chúng cảm nhận được trời sắp mưa hay nguy hiểm sắp ập tới. Điều này có thể lí giải như sau: Đó là sự liên kết giữa trường vật lý với trường sinh hoc mà động vật cũng có thể cảm nhận được.
Ngoài ra, một thí nghiệm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học College London cho thấy trực giác của mọi người sẽ trở nên chính xác hơn khi các đối tượng tương tác với người khác.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra eye-tracking đối với những người tham gia thí nghiệm và phát hiện ra rằng khi một người cầm một đồ vật và tương tác với người khác, điểm tập trung của người quan sát sẽ rơi vào đồ vật này nhiều hơn và độ chính xác dự đoán của họ lúc này cũng cao hơn. Điều này càng minh họa ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với trực giác của con người.
Giác quan thứ sáu luôn là một chủ đề bí ẩn và gây tranh cãi. Mặc dù chúng ta không thể đạt được sức mạnh siêu nhiên, nhưng chúng ta có thể cải thiện nhận thức và khả năng dự đoán của mình bằng cách điều chỉnh cảm xúc và trạng thái, duy trì sức khỏe thể chất và hiểu được sự tương tác giữa các vật thể và môi trường để thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh và ứng phó với các cuộc khủng hoảng.
Ngoài ra, các thí nghiệm và nghiên cứu khoa học trong tương lai sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về trực giác và nhận thức của con người, khiến chúng ta nhận thức rõ hơn về hiện tượng bí ẩn và thú vị này.
Tóm lại, sự thật của giác quan thứ sáu vẫn còn là một bí ẩn, nhưng chúng ta có thể khám phá những bí ẩn và bí mật của nó sâu hơn thông qua các thí nghiệm khoa học, các trường hợp và nghiên cứu lý thuyết.
Nguồn: Grunge; Phys.org; USGS
Đức Khương
Ngôi mộ làm giới khảo cổ "đau đầu" suốt 5 thế kỷ Nhân loại thôi "lạc đường" trong Thái Dương hệ nhờ Nicolaus Copernicus nhưng vẫn hoàn toàn bối rối khi đi tìm ngôi mộ của chính ông. Hàng loạt cuộc nghiên cứu kéo dài từ thế kỷ thứ XVI cho đến thời hiện đại, với sự tham gia của nhiều nhà khảo cổ, sử gia, khoa học pháp y... vẫn chưa thể vén màn...