Siêu thị, trung tâm thương mại ‘hô biến’ hàng loạt sản phẩm nước chấm thành nước mắm
Tại nhiều hệ thống siêu thi, trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội, hàng loạt các loại nước chấm đang bị gọi tên thành nước mắm, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Hàng loạt sản phẩm nước chấm bị “gọi nhầm” tên
Khảo sát tại các siêu thi, trung tâm thương mại không khó để tìm những sản phẩm nước chấm của nhiều thương hiệu lớn được bán dưới danh nghĩa nước mắm.
Cụ thể, một chai nước chấm thương hiệu Nam Ngư Siêu tiết kiệm với thể tích 4,8 lít tại Lotte Mart (Đống Đa, Hà Nội) đang được bán dưới danh nghĩa nước mắm, mặc dù ngay trên bao bì sản phẩm, nhãn hàng Chinsu Food đã ghi rõ đây là nước chấm. Theo nhà sản xuất, sản phẩm này được tạo nên bởi hơn 20 thành phần, bao gồm: nước, muối, tinh cốt cá cơm, chất tạo ngọt tổng hợp, hương liệu tổng hợp dùng trong thực phẩm,… đang được bán với giá 46.300 đồng.
Một chai nước chấm thương hiệu Nam Ngư được bày bán tại trung tâm thương mại. (Ảnh: MT).
Nhà phân phối lại gọi tên sản phẩm thương hiệu Nam Ngư là nước mắm. (Ảnh: MT).
Tương tự, sản phẩm nước chấm nhãn hiệu Ông Tây (một sản phẩm của thương hiệu Micoem) đang được bày bán dưới dạng nước mắm với thành phần như muối, chất tạo ngọt, chất điều vị, hương nước mắm tổng hợp,….
Nước chấm thương hiệu Ông Tây “lọt thỏm” giữa kệ nước mắm. (Ảnh: MT).
Video đang HOT
Rồng Vàng – sản phẩm của công ty TNHH hàng tiêu dùng Thái Long cũng là một trong số những sản phẩm nước chấm được “đặt nhầm chỗ” tại các siêu thị. Mặc dù Thái Long đã ghi trên bao bì sản phẩm là nước chấm, song người tiêu dùng vẫn dễ dàng nhầm lẫn khi được xếp cùng kệ nước mắm.
Một sản phẩm nước chấm thương hiệu Rồng Vàng cũng được gọi tên thành nước mắm tại siêu thị.(Ảnh: MT).
Trao đổi về việc nhiều sản phẩm nước chấm được “gán” danh nghĩa nước mắm dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng đang bày bán tại các siêu thị, chị Hoàng Oanh (Thanh Xuân, Nguyễn Trãi) cho biết: “Tôi thường hay nhìn tên, xuất xứ sản phẩm kèm giá tiền trên các quầy hàng tại siêu thị, dần dần tạo thành thói quen, ít khi nhìn kĩ sản phẩm là nước mắm hay nước chấm. Việc các trung tâm thương mại đánh đồng tên gọi rất dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng”.
Chị Nguyễn Thu (Hà Đông, Hà Nội) lại cho rằng: “Việc trung tâm thương mại, siêu thị đang mập mờ tên gọi các sản phẩm gây nhầm lẫn cho khách hàng. Người dân bỏ tiền ra mua các sản phẩm không đúng ý sẽ tạo ra thói quen mua sắm không tốt , doanh nghiệp bán hàng cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều về sự không trung thực trong việc giới thiệu, quảng cáo hàng hóa”.
Nước mắm theo Tiêu chuẩn Quốc gia cần đảm bảo những yếu tố nào?
Tiêu chuẩn Quốc gia (TCQG) năm 2018 về nước mắm qui định, nhãn sản phẩm bao gói sẵn để bán lẻ cần ghi các thông bao gồm: tên sản phẩm “Nước mắm nguyên chất” hoặc “Nước mắm”, có thể kèm theo tên loài cá nếu chỉ sử dụng một loài cá trong chế biến nước mắm.
Ngoài ra, đối với “Nước mắm nguyên chất”, nhãn hàng cần ghi rõ “cá và muối”; đối với “Nước mắm”, ghi rõ nước “mắm nguyên chất, nước, muối, đường” (nếu sử dụng) và loại phụ gia thực phẩm cụ thể.
Bên cạnh đó, TCQG về nước mắm cũng quy định, các chỉ tiêu chất lượng chính về hàm lượng nitơ tổng số (tính theo g/l) và hàm lượng nitơ axit amin (theo phần trăm so với hàm lượng nitơ tổng số) phải được nhãn hàng ghi cụ thể trong bao bì sản phẩm.
TCQG cũng qui định rõ, nước mắm nguyên chất là sản phẩm dạng dịch lỏng trong, thu được từ hỗn hợp của cá và muối (chượp chín) đã được lên men tự nhiên trong một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng. Còn nước mắm là sản phẩm được chế biến từ nước mắm nguyên chất, có thể bổ sung nước muối, đường, phụ gia thực phẩm, có thể được điều chỉnh màu, điều chỉnh mùi,….
Theo vietnammoi.vn
Bán lẻ offline vẫn sống khoẻ thời mua sắm online?
Các gian hàng offline sẽ là nơi trưng bày sản phẩm, tích hợp công nghệ để tăng trải nghiệm mua sắm. Các TTTM không chết yểu mà còn có cơ hội bứt phá cùng kỷ nguyên mua sắm online.
Đây là dự báo được đưa ra tại hội thảo "Tương lai của bán lẻ Việt Nam" mới được tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM.
Doanh số tăng 40% khi mở thêm cửa hàng
Báo cáo e-Conomy SEA 2018 được thực hiện giữa Temasek (Singapore) và Google đánh giá mảng kinh tế số của Việt Nam đã tăng trưởng 38% giai đoạn 2015 - 2018, đạt quy mô 9 tỷ USD, vượt qua cả Thái Lan. Trong đó, với mức tăng 43%, Việt Nam là nước có ngành thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất khu vực.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, thương mại điện tử phát triển vũ bão sẽ "nuốt chửng" các cửa hàng thực thể (mặt bằng), mang lại sự đìu hiu cho các trung tâm mua sắm.
Tuy nhiên, thực tế đã diễn biến khác biệt. Tại hội thảo "Tương lai của bán lẻ Việt Nam" tổ chức hôm 28/2, Phó giám đốc phụ trách bán lẻ CBRE châu Á cho biết, 80% doanh thu bán lẻ đều đến từ các cửa hàng thực thể đã cho thấy sức ảnh hưởng của mô hình này.
"Các nhà bán lẻ trực tuyến đang có xu hướng mở thêm các cửa hàng thực thể bằng cách xây dựng hoặc thuê của các nhà cung cấp, ví dụ như EverLane, KeepLand, Habitat, hay ngay cả Amazon cũng đã triển khai mô hình cửa hàng Amazon 4 Star Store... Điều này không chỉ giúp khách hàng chọn mua sản phẩm trực tuyến thông qua các ứng dụng di động nữa mà còn có thể cảm nhận trực tiếp sản phẩm", vị này cho biết.
Cửa hàng offline giúp khách hàng cảm nhận trực tiếp sản phẩm.
Chuyên gia của CBRE dẫn kết quả một nghiên cứu cho thấy 90% khách hàng sẽ mua nhiều hơn vào lần sau, sau khi đến cửa hàng thực thể để nhận hàng đã mua trực tuyến. Ví dụ UniQlo khi có cửa hàng thì doanh số đã tăng 40%. Cửa hàng tạo nên cảm giác thực chạm vào sản phẩm và thúc đẩy việc mua sắm tốt hơn. Từ đó, cửa hàng có vai trò như những showroom, yêu cầu lớn về về độ "sang" "xịn" "mịn".
Như vậy, bán lẻ offline vẫn sống khoẻ thời mua sắm online nhưng theo một cách khác. Đó là cộng hưởng và tạo nên những giá trị vượt trội mà không công cụ mua sắm trực tuyến nào có thể thể mang lại.
"Sản phẩm chỉ là thứ cấp so với trải nghiệm"
Đây chính là khẳng định của nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Concept I khi nói về xu hướng của ngành bán lẻ hiện đại. Vị chuyên gia cho rằng, không gian bán lẻ đang thay đổi rất nhiều, phải nổi trội, cuốn hút hơn, bắt mắt hơn, trước yêu cầu trải nghiệm sản phẩm ngày một cao của khách hàng.
Ở Việt Nam, những thương hiệu sở hữu mặt bằng rộng, năng động với thị trường như Vincom Retail đang nắm nhiều lợi thế trước xu hướng này. Đây cũng là nhà cung cấp mặt bằng hàng đầu Việt Nam với 66 trung tâm thương mại tại 38 tỉnh thành trên toàn quốc. Dự kiến trong năm 2019, Vincom Retail tiếp tục mở thêm 13 TTTM mới.
Sự phát triển với tốc độ vũ bão của hệ thống bán lẻ này là minh chứng rõ nét cho xu hướng mua sắm trực tiếp vẫn sống khỏe thời trực tuyến, nếu đi đúng hướng.
Quả thực, sau 15 năm kiên trì với mô hình tất cả trong một - không chỉ mang đến một điểm mua sắm mà còn là điểm hẹn vui chơi, giải trí, ẩm thực..., Vincom đã trở thành nhà cung cấp mặt bằng bán lẻ hàng đầu thị trường. Đại gia này cung cấp mặt bằng đạt tiêu chuẩn quốc tế để đón các thương hiệu có yêu cầu cao như Zara, H&M..., góp phần mang lại sự sôi động cho thị trường.
Vincome Retail hiện sở hữu 66 TTTM tại 38 tỉnh thành.
Bên cạnh là lựa chọn hàng đầu của các thương hiệu ngoại, Vincom cũng là điểm tựa cho sự thăng hoa của các nhà bán lẻ Việt. Sau nhiều năm đồng hành cùng Vincom, được cộng hưởng từ mạng lưới, uy tín của chủ đầu tư, nhiều nhà bán lẻ Việt đã bật lên cùng với sự phát triển cỉa Vincom khắp các tỉnh thành. Rất nhiều địa phương như Hà Nam, Quảng Bình, Tây Ninh, Huế... đã sôi động hẳn lên khi có sự xuất hiện của Vincom. Bởi họ không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn là trải nghiệm mua sắm hiện đại và vui chơi, giải trí hấp dẫn.
"Không chỉ tiên phong mang đến không gian mua sắm hiện đại, sản phẩm chất lượng, dịch vụ cao cấp, kết nối người tiêu dùng với xu hướng hiện đại trên thế giới, Vincom Retail còn đánh dấu sự phát triển của thị trường thông qua việc kết nối giữa các nhà bán lẻ lớn để nâng tầm tiêu chuẩn bán lẻ nội địa", Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nhận định.
Rõ ràng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Vincom Retail đã củng cố nhận định mua sắm trực tiếp vẫn sống khoẻ trong thời đại trực tuyến nếu biết cách ứng dụng công nghệ và liên tục đổi mới.
Theo luxurydaily.vn
Hối hả sắm tết Những ngày giáp tết, các trung tâm thương mại, siêu thị tại TP.HCM luôn trong tình trạng quá tải bởi lượng người mua sắm đông gấp rưỡi đến gấp đôi ngày thường. Siêu thị đầy ắp hàng hóa tết Chị N.Ánh, nhân viên siêu thị ở Q.3, cho biết đã phải làm việc hết công suất vì lượng khách quá đông, phải thường...