Shopee ghi nhận người tiêu dùng Việt có xu hướng gia tăng mua sắm thực phẩm qua kênh online
Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn mua sắm trực tuyến các mặt hàng thực phẩm nhiều hơn trước, với lượt người dùng thường xuyên đặt mua sản phẩm trên Shopee tăng đến 3,5 lần.
Shopee ghi nhận sự thay đổi đáng chú ý đối với danh mục sản ph ẩm thực phẩm và ngành hàng Bách hóa trong bối cảnh người tiêu dùng Việt có xu hướng chọn mua sắm trực tuyến để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam cho biết: “ Giãn cách xã hội là giai đoạn ghi dấu những biến chuyển rõ nét trong cuộc sống của chúng ta và chúng tôi nhận thấy có nhiều sự thay đổi trong suy nghĩ và hành vi mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng. Theo đó, người dùng mua sắm tất cả các mặt hàng thực phẩm qua kênh bán hàng trực tuyến, đồng thời TMĐT trở thành kênh bán hàng có thể đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu của người dùng. Các Nhà bán hàng và Thương hiệu nhanh chóng thích ứng và sử dụng nền tảng TMĐT Shopee để tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới. Chúng tôi thấy rằng đây là bước dịch chuyển dài hạn và Shopee sẽ tiếp tục dẫn đầu xu hướng này trong những năm tiếp theo”.
Shopee ghi nhận 4 xu hướng chính trong ngành hàng Thực phẩm và Bách hóa tại thị trường Việt Nam:
Người tiêu dùng “ưu tiên kênh trực tuyến” khi mua sắm các mặt hàng thực phẩm
Người tiêu dùng Việt ưu tiên chọn mua sắm trực tuyến để đáp ứng nhu cầu đặt mua các sản phẩm Thực phẩm và Bách hóa.
Shopee ghi nhận con số người dùng thường xuyên mua sắm các sản phẩm thực phẩm trong tháng, tăng 3,5 lần. Điều này minh chứng người tiêu dùng dần dịch chuyển mua sắm trực tuyến các sản phẩm thực phẩm và bách hóa nhằm tận hưởng sự tiện lợi của TMĐT.
TMĐT đi mang đến sự thuận tiện cho người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm các sản phẩm thực phẩm bất cứ lúc nào. Do đó, hoạt động mua sắm luôn ở mức cao trong suốt tuần, đỉnh điểm là vào Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Bảy.
Nhu cầu mua sắm thực phẩm và các sản phẩm bách hóa tăng mạnh trong giai đoạn Covid-19
Thay đổi nhịp sống để thích nghi với nhiều chuyển đổi trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19, người dùng đã bắt đầu mua sắm đa dạng các mặt hàng thực phẩm thông qua kênh trực tuyến.
Video đang HOT
Việc áp dụng lệnh giãn cách xã hội đã khiến cho nhu cầu mua sắm tại nhà tăng mạnh, nổi bật với nhóm sản phẩm bánh kẹo và thực phẩm nấu ăn tại nhà đã tăng gấp 3 lần trong tháng 3 vừa qua.
Người tiêu dùng Việt dần trở nên thoải mái hơn với việc mua sắm các mặt hàng bách hóa và thực phẩm thông qua kênh trực tuyến vì lệnh giãn cách xã hội. Đặc biệt, người dùng trở nên mua sắm nhiều loại thực phẩm trực tuyến hơn, bao gồm các mặt hàng mà trước đây thường được mua sắm tại cửa hàng. Trong Tháng 04, nhu cầu về các loại sản phẩm làm từ sữa đã tăng 7 lần trên Shopee.
Người tiêu dùng tại khu vực nông thôn và nam giới tích cực mua sắm trực tuyến
Người tiêu dùng ở các khu vực ngoài Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng bắt đầu lựa chọn TMĐT là kênh mua sắm chủ đạo các mặt hàng thực phẩm, bách hóa vì người dùng hạn chế mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng. Trên Shopee, nhu cầu mua sắm các mặt hàng thực phẩm tại một số đã tăng gấp đôi trong vài tháng gần đây.
Hoạt động mua sắm thực phẩm của người dùng nam giới tăng gấp 4 lần so với năm 2019. Người dùng nam giới trên Shopee bắt đầu mua sắm các mặt hàng bách hóa và sản phẩm nấu ăn tại nhà nhiều hơn trong vài tháng gần đây, phổ biến nhất là bánh kẹo, thực phẩm nấu ăn tại nhà và thực phẩm đóng gói.
Các Thương hiệu và Nhà bán hàng đẩy mạnh tương tác số hóa với Shopee, sử dụng những công cụ hỗ trợ mới để kinh doanh thực phẩm trực tuyến.
Shopee đã ghi nhận sự tăng trưởng ổn định về số lượng Thương hiệu và Nhà bán hàng đang kinh doanh mặt hàng thực phẩm trực tuyến, đem lại nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Sự đa dạng của các ngành hàng trên nền tảng Shopee cũng được ghi nhận tăng trưởng gấp đôi kể từ năm 2019.
Trong những tháng gần đây, Shopee Live đã trở thành một công cụ quan trọng để người bán giới thiệu các sản phẩm mới và đưa ra các đảm bảo về mặt chất lượng trong thời gian thực, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng lượt xem trên các buổi phát sóng trực tuyến.
Shopee trở thành người tiên phong trong quá trình số hóa trước bối cảnh dịch Covid – 19 tiếp tục định hình ngành hàng nhu yếu phẩm cũng như tiếp tục mở rộng thị trường bán lẻ. Đơn cử, Shopee triển khai cung cấp “Thực phẩm tươi sống” với dịch vụ giao hàng nhanh trong 1 giờ qua NowFresh với sự tham gia của các nhà cung cấp thực phẩm uy tín.
Ông Tuấn Anh cũng chia sẻ: “Dịch Covid-19 và các biện pháp giãn cách xã hội đã tạo ra những thay đổi lớn trong lối sống của người tiêu dùng, tác động đến cách thức vận hành hoạt động kinh doanh của các thương hiệu và nhà bán hàng tại Việt Nam. Shopee sẽ tiếp tục là người tiên phong và không ngừng nỗ lực cải thiện hệ sinh thái của chúng tôi nhằm đáp ứng kịp thời những thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng, các thương hiệu và nhà bán hàng”.
Sắp hết thời gắn mác "hàng xách tay châu Âu sang chảnh"?
Kể từ khi EVFTA có hiệu lực (1/8), nhiều người tiêu dùng Việt kỳ vọng họ sẽ mua được sản phẩm chất lượng từ châu Âu với mức giá rẻ như ô tô, dược phẩm, sữa, thực phẩm,...
Ô tô sẽ giảm từ vài trăm triệu
Với việc áp dụng ngay các điều khoản của Hiệp định EVFTA, người Việt có thể được mua nhiều loại hàng hóa từ EU không thuế hoặc được giảm thuế ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8.
Ô tô và linh kiện ô tô sẽ được bãi bỏ thuế theo lộ trình ngay từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực
Theo thông tin của Bộ Công Thương, bắt đầu từ ngày 1/8, Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực. Theo cam kết, nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ được giảm thuế ngay hoặc giảm theo lộ trình.
Trong đó, mặt hàng được kỳ vọng lớn nhất là ô tô và linh kiện ô tô sẽ được bãi bỏ thuế theo lộ trình ngay từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực.
Hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ EU vào Việt Nam là 70% giá trị khai báo hải quan. Mức thuế suất này được áp dụng theo thuế suất tối huệ quốc trong các thành viên WTO. Việc ô tô được liệt vào mặt hàng nhạy cảm cao đã khiến dòng xe nhập từ các nước như Đức, Pháp, Italy có giá rất đắt đỏ.
Theo quy ước của cam kết trong EVFTA, Việt Nam sẽ xóa bỏ theo lộ trình thuế nhập đối với các dòng xe có dung tích xy-lanh trên 2.500 cc trong 9 năm, các dòng xe có dung tích xy-lanh dưới 2.500 cc sẽ được bãi bỏ trong vòng 10 năm.
Với việc mỗi năm giảm từ 7% - 9% thuế suất thuế nhập khẩu, ô tô các nước như Đức, Pháp, Italy... sẽ có giá rẻ, phù hợp hơn so với trước kia và so với thu nhập của đại bộ phận người dân Việt Nam.
Trường hợp, nếu giảm thuế được thực hiện trong chu kỳ 2 - 3 năm, mỗi chu kỳ cắt giảm theo lộ trình từ 15% - 30%/năm. Như vậy, từ tháng 8/2020 người tiêu dùng Việt sẽ được hưởng ngay các mức giá xe rẻ hơn nhập về từ châu Âu.
Hiện, các dòng xe nhập của châu Âu chủ yếu vào Việt Nam là: Audi, Mercedes-Benz, BMW, Volvo, Maserati, Volkswagen. Đa số các mẫu xe nhập đều có giá trên 2 tỷ đồng/chiếc.
Trường hợp năm đầu tiên, lộ trình giảm thuế suất, thuế nhập khẩu xe hơi nguyên chiếc là 15%, mức giá sẽ có thể giảm ít nhất 300 triệu đồng. Thậm chí có xe còn có mức giá giảm mạnh hơn nữa, nếu xe nhập về nhiều hơn do thị trường có đa dạng nhà phân phối và các biện pháp bảo hộ xe trong nước không được thực hiện.
Hàng tiêu dùng được miễn, giảm thuế
Bên cạnh đó, theo một số nhà phân tích, khi EVFTA có hiệu lực, ngoài ô tô và linh kiện ô tô, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi đối với các sản phẩm thuộc nhóm hàng tiêu dùng, như dược phẩm, sữa, thịt gà, thịt heo đông lạnh, thực phẩm chế biến,...
Nhiều mặt hàng sẽ miễn, giảm thuế theo lộ trình, dần về mức 0%
Khi EVFTA có hiệu lực, đồng nghĩa các nhà sản xuất trong nước ở lĩnh vực dược phẩm, sữa và chăn nuôi sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng từ các sản phẩm nhập khẩu EU.
Cụ thể, khoảng một nửa xuất khẩu dược phẩm của EU sẽ được miễn thuế ngay lập tức và phần còn lại được miễn thuế sau 7 năm. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với dược phẩm từ EU sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất dược phẩm trong nước.
Thịt heo đông lạnh sẽ được miễn thuế sau 7 năm, các sản phẩm hàng ngày sau 5 năm, thực phẩm chế biến sau 7 năm và thuế suất đối với thịt gà sẽ giảm dần về 0% trong 10 năm. Hiện tại, các sản phẩm chăn nuôi của EU xuất khẩu sang Việt Nam chịu mức thuế từ 10 - 40%. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm chăn nuôi từ EU sẽ thúc đẩy sự thâm nhập của các sản phẩm này vào Việt Nam và làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Bên cạnh đó, một số nước châu Âu nổi tiếng về các sản phẩm sữa. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất sữa trong nước. Điều đó đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi về giá thành cũng như có nhiều sản phẩm để lựa chọn trên thị trường.
Người tiêu dùng đua tích trữ do "bão" COVID-19, giá trứng gà tại Mỹ tăng sốc Tại Mỹ, trứng gà là loại thực phẩm được người tiêu dùng tích trữ trong dịch, khiến giá tăng vọt, gấp 300% trong vòng một tháng. Hãng nghiên cứu thị trường thực phẩm Urner Barry cho biết giá trứng gà tại Mỹ tăng 300% trong tháng 3. Giá bán ra một tá trứng gà Midwest tăng mức kỷ lục 3,09 USD (khoảng 70...