Sẽ thí điểm đào tạo 20 ngành nghề có thể chưa từng có ở Việt Nam
Trong thời gian thí điểm, những trường nào đủ điều kiện, đủ tiêu chí sẽ được tham gia vào chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành nhân rộng.
Ngày 10/12, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức cuộc họp lấy ý kiến các bên về “Một số chủ trương, định hướng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và khuyến nghị của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các chuyên gia về chính sách tài khóa – tiền tệ hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ cho đào tạo nghề”.
Tại cuộc họp, đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh, đối tượng chịu tác động của giáo dục nghề nghiệp không chỉ là số học viên vào học trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chính quy trong các nhà trường mà còn có một bộ phận rất lớn là những người đang làm việc trong thị trường lao động.
Trong quy mô đó, sẽ phải phân tầng chất lượng. Cụ thể, sẽ có một nhóm chất lượng cao, thậm chí một bộ phận trong nhóm chất lượng cao đó còn tiếp cận với các nước phát triển theo tinh thần mà chúng tôi xây dựng chiến lược là bắt kịp, đi cùng và thậm chí vượt lên trên các nước phát triển. Đó có thể là đào tạo những ngành nghề, kỹ năng tương lai để chuẩn bị cho phát triển kinh tế trong tương lai.
Bên cạnh đó, sẽ đào tạo một bộ phận khoảng 20 ngành nghề, kỹ năng phục vụ cho tương lai. Đây là những ngành nghề mà trong thị trường lao động hiện nay có thể chưa có.
Tiến sĩ Trương Anh Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: gdnn.gov.vn
Trao đổi về vấn đề này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội cho biết: “Những ngành nghề đang được đề cập đến đều nằm trong Quyết định 1446/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sắp tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ ban hành kế hoạch để triển khai chương trình này”.
Đề cập về kế hoạch, tiến độ triển khai đề án này, ông Vũ Xuân Hùng – Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho biết: “Hiện tại, nó vẫn đang là đề án thí điểm của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp nên không có phân cấp, phân quyền gì cho các trường cả.
Đồng thời, nó còn trải qua các bước khảo sát ngành nghề, lựa chọn các đơn vị đào tạo, sau đó mới tiến hành các bước tổ chức đào tạo. Những công việc chính trong kế hoạch của đề án nó là như thế.
Khi triển khai thực hiện đề án này thì các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chính để phối hợp với các trường. Trong 20 ngành nghề được đề cập tới thì sẽ bám vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, những ngành nghề phải chuyển đổi nghề nghiệp.
Vì đây là đề án thí điểm nên các trường chưa làm gì cả, nó không giống như các ngành đào tạo đại trà, mà phải sau thời gian thí điểm mới tiến hành đến việc nhân rộng. Hiện tại, chỉ những trường nào đủ điều kiện, đủ tiêu chí sẽ được tham gia vào chương trình đào tạo trong giai đoạn thí điểm này”.
Theo tìm hiểu của phóng viên trong Quyết định 1446/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ thuật nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” thì chi tiết về mục tiêu, phạm vi chương trình, các giải pháp cũng được đề cập khá rõ.
Qua đó, trong mục tiêu cụ thể của chương trình này có đề cập như sau: Đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Số lượng người học được đào tạo ít nhất ở mỗi ngành, nghề/ trình độ là 120 người. Tổng số người học tham gia đào tạo thí điểm khoảng 4.800 người.
Đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho ít nhất 300 nghìn lượt người với thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới 1 năm.
Video đang HOT
Xác định ngành, nghề đào tạo, kỹ năng nghề và mô hình đào tạo mới trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm thích ứng với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
Sẽ đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp trong tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ảnh minh họa: Trung Dũng
Trong đó, đối tượng đào tạo gồm: Học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (tham gia các chương trình đào tạo ngành, nghề mới, các chương trình đào tạo bổ sung kỹ năng mới, kỹ năng tương lai) đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đối tượng đào tạo lại cũng được nhắc tới, gồm: Người lao động trong các doanh nghiệp để chuyển đổi nghề nghiệp do chịu tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Người lao động trong các doanh nghiệp ở những ngành nghề công nghệ mới hoặc cần nâng cao kiến thức, kỹ năng để tiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ ở các trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
Thời gian thực hiện chương trình này từ năm 2021 đến năm 2025.
Kinh phí để triển khai chương trình bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Nguồn thu sự nghiệp của các trường tham gia đào tạo. Kinh phí từ các quỹ hợp pháp theo quy định của pháp luật và từ nguồn kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án hợp tác quốc tế, nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và vốn hợp pháp khác[1].
Tư liệu tham khảo:
[1].http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?
Chẳng có nước nào, đại học quốc gia lại hướng vào chương trình giáo dục nghề
Kỳ thực, trên thế giới chẳng có nước nào, chưa từng có tiền lệ về việc đại học quốc gia lại đi đào tạo các chương trình thuộc giáo dục nghề nghiệp.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận định rằng, khi thành lập 2 Đại học Quốc gia, Nhà nước chấp nhận đầu tư rất lớn với kỳ vọng trở thành "kỳ hạm" của "đoàn tàu" đại học Việt Nam để làm đầu tàu và nòng cốt cho giáo dục đại học nước nhà, dẫn dắt các đại học khác, vươn tới các chuẩn mực khu vực và thế giới.
Tuy nhiên vừa qua, nghiên cứu thông tin mà Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Lê Quân chia sẻ tại Hội thảo về đào tạo các ngành công nghệ - kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 do Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 19/11 thì Tiến sĩ Khuyến rất ngạc nhiên.
Theo tường thuật "Sẽ thí điểm mô hình liên thông giữa đại học, giáo dục nghề và doanh nghiệp" được Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dẫn lại từ Báo Dân trí phản ánh buổi hội thảo này, Giám đốc Lê Quân cho rằng:
Hội thảo là dịp để các đại biểu cùng bàn thảo các ngành nghề, bối cảnh, xu hướng mới cùng một số vấn đề đặt ra khi đẩy mạnh đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ. Nhóm ngành này phải hướng tới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như đáp ứng được nhu cầu của nhân lực trên thị trường quốc tế.
Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các trường cao đẳng chất lượng cao để phát triển đội ngũ và triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo kỹ thuật - công nghệ.
Giám đốc Lê Quân nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng là có thể thí điểm mô hình liên thông trong đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp, qua đó các học viên cao đẳng có kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ có thể liên thông lên các bậc đào tạo kỹ sư, cử nhân, góp phần xây dựng xã hội học tập, tổ chức học tập đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. [1]
Nội dung trên cũng được tường thuật trên website Đại học Quốc gia Hà Nội [2].
Nếu bản tin trên tường thuật trung thực ý kiến của Giáo sư Lê Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, thì theo đó Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, ông rất ngạc nhiên với 2 lý do.
Thứ nhất, đã là đại học quốc gia thì hướng phát triển phải trở thành đại học nghiên cứu tức là tỷ lệ kết quả của sản phẩm nghiên cứu phải bằng hoặc cao hơn kết quả của hoạt động đào tạo.
Nhờ có kết quả của sản phẩm nghiên cứu cao nên quy mô đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) phải cao hơn quy mô đào tạo đại học chứ đừng nói đến đào tạo các chương trình thấp hơn. Lúc đó mới là một là đại học quốc gia thực sự.
Kỳ thực theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến thì trên thế giới ông chưa từng thấy nước nào, chưa từng có tiền lệ về việc đại học quốc gia lại đi đào tạo các chương trình thuộc giáo dục nghề nghiệp.
Thứ hai, nhìn vào công văn trả lời của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Bộ Nội vụ về những nội dung mà Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nêu ra cho thấy Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải thích: "Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay có chương trình thuộc giáo dục sau trung học, nhưng không phải giáo dục đại học" và gán cho đây là cấp độ 5.
Tuy nhiên, khi đối chiếu với ISCED-2011 thì các chương trình thuộc "giáo dục sau trung học nhưng không phải là giáo dục đại học" chỉ thuộc cấp độ 4. Còn các chương trình cấp độ 5 (cao đẳng), cấp độ 6 (cử nhân), cấp độ 7 (thạc sỹ) và cấp độ 8 (tiến sỹ) mới thuộc giáo dục đại học (tertrary education).
Nguyên văn công văn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Bộ Nội vụ (ảnh tư liệu)
Lý giải như vậy để thấy, chính Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa hệ cao đẳng của mình xuống dưới "chuẩn quốc tế" một cấp độ. Khi không thuộc về giáo dục đại học thì làm sao có thể đủ điều kiện liên thông lên bậc đại học này được.
"Giả sử nếu chấp nhận thực hiện liên thông giữa chương trình đào tạo của giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học thì cũng không phải là nhiệm vụ của đại học quốc gia bởi Đại học Quốc gia Hà Nội theo định hướng nghiên cứu chứ không phải theo hướng ứng dụng", Tiến sĩ Khuyến nhấn mạnh.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://daotaocq.gdnn.gov.vn/se-thi-diem-mo-hinh-lien-thong-giua-dai-hoc-giao-duc-nghe-va-doanh-nghiep/
[2]https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N29800/dao-tao-cac-nganh-cong-nghe---ky-thuat-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-4.0---co-hoi-va-giai-phap.htm
ISCED-2011 được chia thành 9 cấp độ, cụ thể:
Cấp độ 0 cho giáo dục mầm non.
Cấp độ 1 cho tiểu học.
Cấp độ 2 cho trung học bậc thấp, tách ra theo hai luồng là trung học cơ sở dành cho giáo dục phổ thông và một luồng theo hướng dạy nghề được gọi là sơ học nghề.
Cấp độ 3 cho trung học bậc cao (bên giáo dục phổ thông là trung học phổ thông, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề).
Cấp độ 4 cho giáo dục sau trung học, nhưng chưa phải đại học.
Cấp độ 5 cho cao đẳng.
Cấp độ 6 cho trình độ cử nhân và tương đương.
Cấp độ 7 cho thạc sĩ.
Cấp độ 8 cho tiến sĩ.
Đặc biệt, theo ISCED-2011, các cấp độ 2,3 thuộc về bậc Giáo dục trung học, các cấp độ 5,6,7 và 8 thuộc về bậc Giáo dục đại học. Không có khái niệm "Bậc Giáo dục nghề nghiệp" như ở Việt Nam.
Đào tạo nghề giải quyết "điểm nghẽn" nguồn nhân lực và phục hồi kinh tế Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng, với 55 triệu lao động, nhưng "điểm nghẽn" lại chính là chất lượng nguồn nhân lực. Nếu không tăng tốc phát triển nhân lực có kỹ năng, chúng ta sẽ "hết giờ" Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam...