Scotland: Không độc lập nhưng sẽ được nhiều quyền hơn
Scotland đã phản đối độc lập nhưng sẽ được Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK) trao nhiều quyền hơn, vốn có thể dẫn tới việc tự trị hiệu quả, mặc dù các chuyên gia cảnh báo rằng động điều này có thể gây ra những xáo trộn lớn.
Phần lớn cử tri Scotland đã phản đối ly khai khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK).
Trước cuộc trưng cầu dân ý vào hôm qua, 3 đảng chính trị lớn của Anh đã nhất trí rằng Scotland có thể tự quyết nhiều hơn về các điều luật từ năm tới nếu cử tri nói “Không”.
“Hiện trạng không còn nữa”, Thủ tướng Anh David Cameron cũng thừa nhận hôm 15/9.
Ông Cameron giờ đây được chờ đợi sẽ đưa ra tuyên bố, có thể là vào hôm nay, về một cuộc cải tổ đối với sự lãnh đạo của chính quyền địa phương tại Anh.
Các nhà phân tích cho rằng London giờ đây cần trao cho Thủ hiến Scotland, ông Alex Salmond, toàn quyền kiểm soát chính trị nội bộ, dù điều này có thể không dập tắt được những lời kêu gọi về một cuộc trưng cầu dân ý khác.
“Nếu chiến dịch ủng hộ độc lập thất bại, Thủ hiến Salmond vẫn chiến thắng”, nhà bình luận Andrew Rawnsley viết trên tờ Sunday’s Observer trước cuộc bỏ phiếu. “Dù Scotland không độc lập nhưng cuộc tranh cãi rõ ràng vẫn sẽ chưa dừng ở đó”.
Các cuộc đàm phán giờ đây sẽ bắt đầu giữa đảng Bảo thủ của Thủ tướng Cameron, các đối tác liên minh là Dân chủ Tự do và Công đảng đối lập về những quyền lợi bổ sung nào sẽ được trao cho quốc hội Scotland, hiện đã tự kiểm soát các lĩnh vực như y tế và giáo dục.
Một tài liệu chính sách, dự kiến công bố vào tháng 11, tới sẽ vạch ra những bước đi tiếp theo. Nhiều khả năng, tài liệu sẽ bao gồm việc kiểm soát nhiều hơn về thuế và một số chi trả phúc lợi xã hội.
Video đang HOT
Các dự luật về giảm sự tập trung quyền lực có thể sẽ được đưa ra vào tháng 1/2015.
Thời gian biểu nhanh chóng trên đã được nhất trí khi cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown, người gốc Scotland và ủng hộ giữ vùng này ở lại UK, đã tham gia cuộc dàn xếp sau một cuộc thăm dò dư luận chỉ 10 ngày trước cuộc trưng cầu dân ý cho thấy phe ủng hộ chiến dịch độc lập dẫn trước phe phản đối.
Ông Brown đã hứa đưa Scotland trở thành một “mô hình tự trị hiện đại”.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phương án trên có thể được công chúng ủng hộ.
Khi được hỏi về bước đi tiếp theo sau khi cử tri phản đối độc lập, 67% số người được hỏi nỏi rằng quốc hội Scotland nên chịu trích nhiệm chính về thuế và phúc lợi xã hội.
Hệ luỵ dây chuyền đối với các vùng khác
Nhưng một số người nói rằng lịch trình của ông Brown là quá nhanh và khó trở thành hiện thực do những khác biệt giữa 3 đảng lớn tại Anh về việc họ đã sẵn sàng để nhường quyền lợi gì.
Giáo sư Nicola McEwen, từ Đại học Edinburgh, cho hay đảng Dân tộc Scotland, hiện đang nắm quyền tại Scotland, cũng có khả năng sẽ đưa ra các đề xuất riêng, có thể hoàn toàn khác với những gì đang có trên bàn hiện thời.
Nếu một thỏa thuận có thể đạt được cho Scotland, điều có cũng làm gia tăng áp lực nhằm trao nhiều quyền hơn cho các khu vực khác của UK, như các khu vực của Anh, xứ Wales và Bắc Ireland.
Đó cũng sẽ là một vấn đề nan giải đối với Thủ tướng Cameron.
Các lời hứa của chính phủ Anh cũng khiến các chính trị gia trong đảng Bảo thủ của Thủ tướng Cameron kêu gọi sự đối xử tương tự đối với Anh.
Các tờ báo ở phía bắc Anh hôm nay đã đồng loạt kêu gọi nhiều quyền lợi hơn cho các vùng của họ trong một “thỏa thuận công bằng sau khi rất nhiều lời hứa được đưa ra với Scotland trong chiến dịch trưng cầu dân ý”.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Anh hứa tăng tự chủ cho Scotland trước nguy cơ bị chia tách
Lãnh đạo 3 chính đảng lớn tại Anh ngày 16/9 đã cùng đưa ra một cam kết chung sẽ tăng thêm quyền lực cho quốc hội Scotland, nếu cử tri bỏ phiếu chống trong cuộc trưng cầu dân ý độc lập đang diễn ra.
Nhiều người dân Scotland ủng hộ độc lập
Lời hứa trên, tái khẳng định những cam kết trước đó, được đăng tải trên trang nhất của tờ báo hàng đầu Scotland Daily Record, chỉ 2 ngày trước cuộc trưng cầu dân ý về việc Scotland tách khỏi nước Anh (18/9).
Ký tên vào bản cam kết gồm có Thủ tướng Anh David Cameron, đại diện đảng Bảo thủ, lãnh đạo Công đảng đối lập Ed Miliband và Phó thủ tướng Nick Clegg, đại diện đảng Dân chủ tự do.
"Chúng tôi nhất trí rằng: Quốc hội Scotland là vĩnh cửu và những quyền lực mới rộng rãi sẽ được trao cho quốc hội", bản cam kết có đoạn viết. "Người dân muốn thấy có thay đổi. Việc bỏ phiếu Không sẽ đem lại thay đổi đó một cách nhanh hơn, an toàn hơn là ly khai".
Cam kết trên tái khẳng định một thời gian biểu về những quyền lực mới sẽ được tăng thêm mà 3 nhà lãnh đạo trên đưa ra hồi tuần trước, sau khi các khảo sát cho thấy tỉ lệ người ủng hộ Scotland tách khỏi Anh tăng lên ở phút chót, khiến kết quả cuối cùng trở nên khó lường.
"Rõ ràng rằng những kẻ hoảng sợ đang sẵn sàng nói bất kỳ điều gì trong vòng vài ngày cuối của chiến dịch để tìm cách chặn đà tiến của những người nói "Có", một người phát ngôn của chiến dịch vận động cho một Scotland độc lập khẳng định. "Thực tế là, cách duy nhất để đảm bảo cho Scotland có mọi quyền lực cần thiết là một lá phiếu Có vào thứ Năm này".
Cam kết được đưa ra sau chuyến thăm ở phút chót của ông Cameron tới Scotland, để hối thúc người dân tại đây phủ quyết ý định độc lập, nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.
"Lý trí, trái tim và tâm hồn đều nói chúng tôi muốn các bạn ở lại", ông Cameron nói trong tiếng vỗ tay của hầu hết những khán giả là người lớn tuổi, được đưa tới nghe bài diễn thuyết tại Aberdeen.
"Độc lập sẽ không phải là một cuộc chia ly thử nghiệm, mà sẽ là một cuộc ly hôn đau đớn", vị thủ tướng cảnh báo về về nguy cơ đối với các khoản trợ cấp, cũng như khó khăn khi một biên giới lãnh thổ thực sự được dựng lên. "Sẽ không có con đường lùi khỏi việc này".
Tại London, hàng nghìn người cũng đã xuống đường tuần hành, kêu gọi người Scotland ở lại với khối liên hiệp Anh.
3 khảo sát được thực hiện trong cuối tuần qua cho thấy, phe phản đối ly khai đang dẫn trước với những cách biệt khác nhau. Thế nhưng một khảo sát trực tuyến của tờ The Sunday Telegraph lại cho thấy 49% người được hỏi chọn đồng ý tách khỏi nước Anh, cao hơn so với 42% ý kiến ngược lại. Có 9% cử tri vẫn chưa quyết định.
Thanh Tùng
Theo Dantri/AFP
NATO sắp thay "tướng" Cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã được bổ nhiệm làm tổng thư ký mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thay thế ông Anders Fogh Rasmussen, người Đan Mạch. Ông Stoltenberg sẽ chính thức nhậm chức vào tháng 10 tới. Ông Stoltenberg đã tiếp quản vị trí lãnh đạo liên minh quân sự gồm 28 quốc gia...