Mùa cúm dữ dội và bất thường ở Mỹ
Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ ước tính có ít nhất 24 triệu ca bệnh, 310.000 ca nhập viện và 13.000 người tử vong do bệnh cúm kể từ đầu tháng 10/2024 tới nay.
Sonya Stokes, bác sĩ phòng cấp cứu tại San Francisco (Mỹ), luôn phải chuẩn bị tinh thần cho một cơn lũ bệnh nhân đổ tới hằng ngày trong tình trạng ho, đau nhức, sốt, nôn mửa và các triệu chứng giống bệnh cúm khác.
Những con số tăng vọt
Mỹ đang phải vật lộn với một mùa cúm dữ dội và nghiêm trọng bất thường, tỷ lệ nhập viện vượt mức từng thấy ở Covid-19 tại một số thời điểm của đại dịch.
Trong tuần cuối tháng 1, cứ 100.000 người dân Mỹ thì có hơn 14 ca nhập viện vì cúm, cao hơn một chút so với tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 trong thời kỳ đỉnh điểm của đợt sóng Delta vào tháng 9/2021. Tỷ lệ nhập viện vì cúm trong mùa này vẫn chỉ bằng khoảng một nửa so với thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch Covid-19, trong đợt sóng Omicron năm 2022.
Theo dữ liệu của CDC Mỹ, năm nay, khoảng 64 ca nhập viện vì cúm trên 100.000 người, so với khoảng 44 ca nhập viện vì Covid-19 trên 100.000 người. Mùa trước, số ca nhập viện vì Covid-19 cao hơn khoảng 2,4 lần so với cúm. Số ca tử vong hằng tuần do cúm cũng lần đầu tiên vượt qua số ca tử vong vì Covid-19. Có 1.302 ca tử vong vì cúm trong 2 tuần cuối tháng 1, so với 1.066 ca tử vong vì Covid-19.
Ngoài chính bệnh cúm, các bác sĩ đang tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân mắc biến chứng nặng. “Chúng tôi đang chứng kiến rất nhiều trường hợp viêm phổi nghiêm trọng sau khi mắc cúm, khi mô phổi bị phá hủy nặng nề”, Tiến sĩ John Lynch, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại UW Medicine cho biết.
Tình hình dịch cúm ở Mỹ tuần cuối tháng 1. Ảnh: CDC Mỹ
Biến chứng não ở trẻ em
Video đang HOT
Tuần này, Tiến sĩ Keith Van Haren, bác sĩ nhi khoa thần kinh tại Stanford Medicine, ghi nhận có sự gia tăng mạnh số ca hoại tử não cấp tính. Họ nghe nói có khoảng 35 đến 40 trường hợp trong 2 mùa cúm vừa qua tại các bệnh viện đại học, hầu hết các ca bệnh xuất hiện trong mùa này.
“Có điều gì đó đang xảy ra. Điều này thực sự bất thường”, Tiến sĩ Van Haren nói với CNN.
Hoại tử não cấp tính xảy ra khi não bị sưng có thể do một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả cúm. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng này gây tử vong ở khoảng một nửa số ca bệnh.
Tiến sĩ James Antoon, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Monroe Carell Jr., đã nhận thấy sự gia tăng một loạt các biến chứng thần kinh khác ở trẻ em bị cúm, bao gồm cả co giật.
Trong một mùa cúm thông thường có khoảng 4 trường hợp co giật trên 10.000 bệnh nhi dưới 5 tuổi. Tỷ lệ bệnh não hoặc sưng não thậm chí còn hiếm hơn: khoảng 1 trên mỗi 100.000 bệnh nhi. Tuy nhiên, nếu tính trên hàng triệu ca bệnh, con số đó là đáng kể.
Bệnh viện quá tải
Tiến sĩ Ryan Maves, chuyên gia y khoa chăm sóc đặc biệt tại Trường Y khoa Đại học Wake Forest, đánh giá, mùa cúm năm nay giống như đại dịch cúm năm 2009.
“Bệnh viện rất đông và chúng tôi đang chứng kiến những điều mà cá nhân tôi chưa từng thấy trong vài năm”, Tiến sĩ Maves giải thích. Một số bệnh nhân cần ECMO hoặc liệu pháp oxy hóa màng ngoài cơ thể.
Năm nay, 2 chủng cúm A đang lưu hành đồng thời với số ca bệnh tương đương – H1N1 và H3N2. Một số bệnh nhân vừa hồi phục sau khi nhiễm một chủng cúm lại nhiễm chủng còn lại vài tuần sau đó.
Ở Mỹ, chưa đến một nửa dân số đã tiêm vắc xin cúm trong năm nay. Mùa cúm này, 57 trẻ em đã tử vong vì cúm, hầu hết chưa được tiêm vắc xin.
“Miễn dịch với một trong hai chủng không giúp bạn miễn dịch với chủng còn lại. Đây là lý do chúng ta tiêm vắc xin vì bạn không biết mình sẽ tiếp xúc với loại cúm nào”, Tiến sĩ Buddy Creech, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt nói.
Tiến sĩ Creech khẳng định, vắc xin sẽ không giúp bạn tránh khỏi bệnh cúm. Ông đã tiêm vắc xin trong năm nay và vẫn bị cúm vào tuần trước. Nhưng tình trạng nhiễm trùng của ông “nhẹ hơn nhiều” so với khi mắc cúm vào năm 2009.
Tuy nhiên, theo CNN, bạn đừng chỉ dựa vào vắc xin để bảo vệ bảo thân trong mùa cúm. Đảm bảo thông khí trong nhà, rửa tay và đeo khẩu trang chất lượng cao ở những nơi đông người cũng có thể giúp ích.
Chủ động vượt qua mùa cúm
Những ngày cuối tháng 1, đầu tháng 2 là giai đoạn đỉnh điểm của dịch cúm ở nhiều quốc gia, với số ca mắc và tử vong do cúm liên tục tăng, khi không khí lạnh là một tác nhân gây nhiễm virus cúm.
Những hệ lụy do cúm mùa khiến thế giới không thể chủ quan, các biện pháp ứng phó với cúm mùa đã được các chính quyền cập nhật, điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện nay.
Nhân viên kiểm dịch tiêu hủy gia cầm tại một ổ dịch cúm gia cầm ở Hokkaido, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tại Mỹ, theo số liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nước này đã ghi nhận ít nhất 24 triệu ca mắc bệnh, 310.000 ca nhập viện điều trị và 13.000 ca tử vong do cảm cúm.
Những con số này ngang bằng với đỉnh điểm của đại dịch cúm lợn năm 2009. Hơn 45 bang và khu vực báo cáo mức độ hoạt động của cảm cúm ở mức "cao hoặc rất cao", trong khi số ca khám cấp cứu liên quan đến cảm cúm trên toàn quốc cũng đạt mức "rất cao". Đáng chú ý, CDC cũng ghi nhận một trường hợp nhiễm virus cúm A (H1N2) biến thể ở người trong tuần này. Đây là ca nhiễm virus cúm biến thể đầu tiên được báo cáo trong mùa 2024 - 2025 tại Mỹ, cho thấy thêm một thách thức mới trong cuộc chiến kiểm soát dịch cúm.
Ở Nhật Bản, số lượng bệnh nhân mắc cúm mùa chiếm con số áp đảo so với các bệnh khác với đỉnh điểm là vào cuối tháng 1. Ước tính số bệnh nhân trên toàn quốc trong tuần tính đến ngày 19/1 là khoảng 386.000 người và tổng số bệnh nhân trong mùa cúm kể từ ngày 2/9/2024 là khoảng 9.523.000 người. Cuối năm 2024, giới chức y tế Nhật Bản đã thông báo số ca bệnh cúm mùa vào thời điểm cuối năm ở mức cao nhất trong 10 năm qua.
Hàn Quốc cũng vừa trải qua đợt dịch cúm lớn nhất kể từ năm 2016. Số ca bệnh tăng mạnh, đặc biệt ở thanh thiếu niên. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), tỷ lệ nghi nhiễm cúm là 73,9 trên 1.000 lượt khám tại 300 phòng mạch. Con số đánh dấu mức tăng đột biến 136% so với 31,3 trên 1.000 lượt vào cuối năm ngoái.
Cúm mùa cũng đang bủa vây các nước châu Âu. Viện Y tế Công cộng Nhà nước Séc (SZU) ngày 10/2 đánh giá dịch cúm tại quốc gia Trung Âu với hơn 10 triệu dân này có thể đang ở đỉnh điểm, phổ biến nhất là cúm A và B. Bỉ thì ghi nhận "đại dịch cúm tồi tệ nhất" kể từ thời kỳ COVID-19, khi tỷ lệ người đến khám vì các triệu chứng giống cúm đã lên tới 1.199/100.000 dân - tỷ lệ được cho là "đặc biệt cao". Romania đã ghi nhận số ca nhiễm trùng đường hô hấp và cúm ở mức "kỷ lục", vượt quá 170.000 ca trên toàn quốc từ ngày 27/1 - 2/2. Các bệnh viện đang phải vật lộn với tình trạng quá tải khi tỷ lệ nhập viện do cúm là 6,6/100.000 dân.
Nam Bán cầu không ngoại lệ khi hệ thống giám sát bệnh tật quốc gia Australia cho biết, trong tuần đầu tiên của năm 2025, nước này đã ghi nhận 1.055 ca mắc cúm. Các chuyên gia y tế Australia đã cảnh báo có khả năng sẽ xảy ra một mùa cúm nghiêm trọng trong năm 2025 tại nước này, khi khu vực Bắc bán cầu đang có sự gia tăng các ca bệnh.
Yếu tố thời tiết là một trong những nguyên nhân chính giải thích lý do mọi người dễ mắc cúm vào mùa này, đặc biệt sau khi hệ miễn dịch đã bị ảnh hưởng nặng nề sau đợt dịch COVID-19. Theo ông Takayo Shoji, Trưởng Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện nhi Shizuoka (Nhật Bản), số ca mắc cúm mùa tăng cao có thể là do trong một thời gian dài xảy ra đại dịch COVID-19, bệnh cúm mùa không phát triển mạnh, khiến cơ thể con người không sản sinh ra kháng thể chống bệnh cúm, đặc biệt là đối với trẻ em. Bên cạnh đó, khi du lịch quốc tế trở lại bình thường và các khuyến nghị đeo khẩu trang được nới lỏng, virus cúm có điều kiện thuận lợi để lây lan rộng rãi.
Chuyên gia Andrew Bartlett, giảng viên về thực hành dược tại Đại học Sydney, cho rằng các yếu tố mùa Đông, như nhiệt độ lạnh hơn và ít nắng hơn, có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan của bệnh cúm, gia tăng hơn nữa những thách thức do tỷ lệ tiêm chủng giảm. Theo ông, hệ thống miễn dịch ở người có thể yếu hơn trong mùa Đông do lượng vitamin D thấp vì thiếu nắng. Một yếu tố quan trọng khác là vaccine từ năm trước có thể đang mất tác dụng, khiến người dân dễ bị tổn thương hơn.
Một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Tạp chí dị ứng và miễn dịch học lâm sàng (The Journal of Allergy and Clinical Immunology) đã chỉ ra rằng, trên thực tế, việc giảm nhiệt độ bên trong mũi chỉ 5 độ C sẽ tiêu diệt gần 50% trong số hàng tỷ tế bào chống vi khuẩn và virus có ích trong lỗ mũi.
Tiến sĩ Zara Patel - chuyên khoa tai mũi họng tại trường Y khoa Đại học Stanford (California, Mỹ) - cho rằng nhiệt độ lạnh hơn hạn chế phản ứng miễn dịch bẩm sinh của con người. Cùng quan điểm, Tiến sĩ Benjamin Bleier - Phó Giáo sư tại trường Y khoa Harvard (thành phố Boston, Mỹ) giải thích: "Không khí lạnh có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm virus vì về cơ bản, con người đã mất một nửa khả năng miễn dịch chỉ với nhiệt độ giảm ở mức nhỏ".
Theo một bài viết trên báo The Conversation của Australia, không chỉ thời tiết lạnh mà không khí khô vào mùa Đông cũng góp phần làm bùng phát dịch cúm. Nguyên nhân là do không khí khô khiến các giọt dịch tiết từ đường hô hấp bốc hơi nhanh hơn, làm cho các giọt bắn và hạt chứa virus cúm trở nên nhỏ nhẹ hơn, có thể di chuyển xa hơn và tồn tại lâu hơn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm khi ho hoặc hắt hơi.
Ngoài ra, bác sĩ Julien De Greef, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Saint-Luc ở Brussels (Bỉ), cho rằng điều khiến dịch cúm trên thế giới diễn biến phức tạp là sự xuất hiện của chuỗi các loại virus đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong những tuần cuối năm 2024, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính gia tăng tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu do virus cúm mùa, virus hợp bào hô hấp (RSV) và các virus khác như human metapneumovirus (HMPV), vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae.
Đẩy mạnh tiêm vaccine phòng cúm là biện pháp phổ biến nhất đang được các nước áp dụng để bảo vệ người dân. Bên cạnh tăng cường chiến dịch tiêm vaccine, CDC Mỹ đồng thời khuyến khích các bang tạm đóng cửa trường học nếu cần thiết, cũng như tạm đóng cửa các chợ gia cầm sống. Một số địa phương của Australia, như bang Queensland, tiếp tục tài trợ cho chương trình tiêm vaccine ngừa cúm miễn phí cho tất cả người dân từ 6 tháng tuổi trở lên trong năm 2025. Chính phủ các nước tại châu Á và châu Âu tăng cường năng lực y tế. Nhằm ứng phó trước tình trạng quá tải bệnh viện, các bác sĩ tại Nhật Bản kêu gọi cộng đồng thực hiện các biện pháp kiểm soát phòng ngừa nhiễm trùng cơ bản triệt để như rửa tay và đeo khẩu trang.
Theo các chuyên gia, các virus và vi khuẩn gây bệnh cúm không phải mới mà đã từng xuất hiện trước đây. Điều đáng lưu ý là cúm mùa không phải bệnh cảm lạnh thông thường và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, song hoàn toàn có thể phòng ngừa nhờ tiêm vaccine.
WHO khuyến cáo đặc biệt những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người mắc các bệnh nền, bệnh mạn tính, bệnh ung thư, phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi... nên chủ động tiêm phòng cúm hằng năm. Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, các chuyên gia cũng khuyến cáo cần chú ý đến các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như tăng cường vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, giữ ấm, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vệ sinh môi trường như: tránh không khí ẩm thấp, thiếu ánh nắng, vệ sinh bề mặt, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.
Dịch cúm tại CH Séc nhiều khả năng đạt đỉnh Theo phóng viên TTXVN tại Praha, Viện Y tế Công cộng Nhà nước Séc (SZU) ngày 10/2 đánh giá dịch cúm tại quốc gia Trung Âu với hơn 10 triệu dân này có thể đang ở đỉnh điểm. Theo cơ quan này, số lượng người mắc bệnh đang giảm ở trẻ em và thanh thiếu niên, trong khi tăng nhẹ ở nhóm tuổi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điện Kremlin thông tin về cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và đặc phái viên Mỹ

Gã khổng lồ quốc phòng Đức Rheinmetall vượt qua Volkswagen

EU đề xuất kế hoạch đầu tư 'quy mô lớn' vào quốc phòng nhằm đối phó với Nga

Quyền Tổng thống Hàn Quốc phủ quyết điều tra ông Yoon Suk Yeol can thiệp bầu cử

Điện Kremlin: Tổng thống Putin gửi 'tín hiệu bổ sung' tới Tổng thống Trump về đề xuất ngừng bắn

Iran cân nhắc phản hồi thư của Tổng thống Trump gửi lãnh đạo tối cao Khamenei

Trung Quốc, Nga và Iran ra tuyên bố chung về vấn đề hạt nhân

Bỉ điều tra vụ hối lộ tại EP liên quan tập đoàn Huawei

Panama khẳng định kiên quyết bảo vệ chủ quyền

Azerbaijan và Armenia nhất trí về dự thảo hiệp ước hòa bình

Canada sẽ 'thiết lập lại' mối quan hệ với Mỹ

Nga, Saudi Arabia thảo luận về xung đột ở Ukraine và hợp tác trong OPEC+
Có thể bạn quan tâm

Bom tấn Samurai thế giới mở khởi đầu tệ trên Steam, nhận vô số chỉ trích từ game thủ
Mọt game
07:41:54 15/03/2025
Chế độ dinh dưỡng cho người hạ huyết áp tư thế đứng
Sức khỏe
07:40:25 15/03/2025
Thái độ của Á hậu Vbiz sau khi bị loại gây sốc ở Hoa hậu Việt Nam
Sao việt
07:39:20 15/03/2025
Không thời gian - Tập cuối: Giây phút đoàn tụ xúc động và lời hứa trọn vẹn
Phim việt
07:35:28 15/03/2025
Hai nhóm thanh niên hỗn chiến sau cuộc nhậu, một người trọng thương
Pháp luật
07:33:56 15/03/2025
Làm rõ nhiều tàu giã cào vây, tông hư hỏng tàu cá ngư dân
Tin nổi bật
07:17:56 15/03/2025
Xôn xao cuốn nhật ký bí ẩn của Kim Sae Ron, chứa đầy bằng chứng chỉ ra ai là kẻ nói dối?
Sao châu á
07:09:58 15/03/2025
Album RUBY và sự trưởng thành của Jennie: 9 năm để xé mác "sản phẩm hào nhoáng của ngành công nghiệp giải trí"
Nhạc quốc tế
07:01:18 15/03/2025
Thủ đô Moskva của Liên bang Nga lại bị UAV Ukraine tập kích

Ba chỉ lắc xoài tắc thơm ngon, lạ miệng để nhâm nhi cuối tuần
Ẩm thực
06:09:01 15/03/2025