Giải pháp của Ấn Độ trước sức ép năng lượng từ Nga và Mỹ
Một trong những kết quả quan trọng từ chuyến thăm Washington của Thủ tướng Narendra Modi từ 12-14/2 là mở rộng hợp tác năng lượng giữa Ấn Độ và Mỹ trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại cuộc gặp ở Washington ngày 13/2. Ảnh: ANI/TTXVN
Trong tuyên bố chung, ông Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định cam kết tăng cường thương mại năng lượng song phương, trong đó Mỹ đóng vai trò nhà cung cấp chủ chốt về dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hóa lỏng ( LNG) cho Ấn Độ.
Từ năm 2016, khi Thủ tướng Modi công bố tầm nhìn về một nền kinh tế dựa vào khí đốt, chiến lược này không chỉ nhằm giảm ô nhiễm, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng mà còn giúp củng cố an ninh năng lượng dài hạn, đồng thời giữ vững tính tự chủ chiến lược của Ấn Độ.
Năm 2025 đánh dấu thời điểm quan trọng khi bối cảnh năng lượng toàn cầu ngày càng phức tạp. Mỹ đang đẩy mạnh xuất khẩu khí đốt, trong khi Nga, nhà cung cấp dầu mỏ lâu năm của Ấn Độ, đối mặt với lệnh trừng phạt do Mỹ dẫn đầu, khiến hoạt động thương mại năng lượng trở nên khó khăn hơn.
Ấn Độ đặt mục tiêu tăng tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng từ 6,2% hiện nay lên 15% vào năm 2030. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tiêu thụ khí đốt của Ấn Độ sẽ tăng gần 60%, đạt 103 tỷ m/năm vào năm 2030.
Hiện tại, 50% nhu cầu khí đốt của Ấn Độ được đáp ứng bằng LNG nhập khẩu, khiến nước này phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế. Dự kiến đến năm 2030, lượng nhập khẩu LNG sẽ tăng gấp đôi, đạt khoảng 65 tỷ m/năm, đưa Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn thứ tư thế giới. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này cũng khiến New Delhi dễ bị tổn thương trước biến động giá cả, gián đoạn chuỗi cung ứng và rủi ro địa chính trị.
Cạnh tranh LNG: Mỹ và Nga đẩy mạnh thỏa thuận với Ấn Độ
Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Video đang HOT
Mỹ và Ấn Độ đang tìm kiếm các hợp đồng LNG dài hạn, mở rộng hợp tác công nghệ và đầu tư vào cơ sở hạ tầng dầu khí. Việc tăng cường quan hệ năng lượng không chỉ giúp Ấn Độ đảm bảo an ninh năng lượng, mà còn phù hợp với tham vọng chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào khí đốt của New Delhi.
Trong khi đó, bất chấp sức ép từ phương Tây, Nga vẫn tích cực tiếp cận Ấn Độ với tư cách một khách hàng LNG tiềm năng. Moskva đang chào bán khí đốt từ dự án Arctic LNG 2, nhưng các công ty Ấn Độ tỏ ra thận trọng do rủi ro địa chính trị và tài chính liên quan đến lệnh trừng phạt. Các cuộc đàm phán giữa doanh nghiệp hai nước vẫn đang diễn ra.
Chuyến thăm Mỹ của ông Modi cho thấy New Delhi ưu tiên tìm kiếm các hợp đồng LNG có điều khoản linh hoạt, giá cả cạnh tranh và đảm bảo tính bền vững dài hạn.
Cả Mỹ và Nga đều có những lợi thế và thách thức riêng khi cung cấp LNG cho Ấn Độ.
Đối với LNG Mỹ: Nguồn cung ổn định, sản lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên có hạn chế do giá cao hơn, chi phí vận chuyển đắt đỏ và điều khoản hợp đồng kém linh hoạt. Hiện tại, vận chuyển LNG từ Bờ Vịnh Mỹ đến Ấn Độ tốn khoảng 1,61 USD/MMBtu, tương đương với khoảng 20m3 khí LNG (tính đến tháng 2/2024).
Đối với LNG Nga: Chi phí vận chuyển thấp hơn, do vị trí địa lý gần hơn. Giá cạnh tranh hơn do Nga tìm kiếm khách hàng thay thế châu Âu. Tuy nhiên, hạn chế do bất ổn địa chính trị và rủi ro liên quan đến lệnh trừng phạt của phương Tây.
Sự phụ thuộc quá mức vào một nhà cung cấp tiềm ẩn nhiều rủi ro: Mỹ có thể thay đổi chính sách năng lượng dưới thời Tổng thống Trump, trong khi Nga vẫn đối mặt với bất ổn liên quan đến lệnh trừng phạt.
Giải pháp cân bằng của Ấn Độ
Sau các cuộc thảo luận với ông Trump, Ấn Độ vẫn kiên trì theo đuổi chiến lược cân bằng giữa đa dạng hóa nguồn cung và đảm bảo an ninh năng lượng.
Trong khi tiếp tục đàm phán các hợp đồng LNG dài hạn với giá cạnh tranh, Ấn Độ đặt ra ngưỡng giá khả thi cho các nhà máy điện khí ở mức 8-10 USD/MMBtu, thấp hơn đáng kể so với mức giá LNG giao ngay tại Bắc Á (khoảng 16 USD/MMBtu).
Nhằm tối ưu hóa chi phí, tập đoàn khí đốt nhà nước GAIL India đang hồi sinh kế hoạch mua cổ phần tại một nhà máy LNG ở Mỹ, phù hợp với quyết định mới của Washington về việc nới lỏng các hạn chế phê duyệt xuất khẩu LNG.
Mặt khác, New Delhi vẫn duy trì các cơ chế tài chính thay thế để duy trì hợp tác năng lượng với Nga bất chấp lệnh trừng phạt, bao gồm việc thanh toán bằng đồng nội tệ. Trước đây, Ấn Độ và Nga đã từng áp dụng phương thức này và các cuộc thảo luận gần đây cho thấy sự quan tâm trở lại nhằm né tránh các hạn chế giao dịch bằng đồng USD.
Ngoài Mỹ và Nga, Ấn Độ cũng đang mở rộng hợp tác với các nhà cung cấp LNG từ Trung Đông, châu Phi và Australia nhằm giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một nguồn duy nhất.
Hợp tác năng lượng với Nga cũng không chỉ dừng ở LNG, mà còn mở rộng sang dầu mỏ, than đá và năng lượng hạt nhân. Các công ty Nga vẫn tham gia vào các dự án thăm dò dầu khí tại Ấn Độ, trong khi đàm phán về việc mở rộng xuất khẩu LNG vẫn đang diễn ra.
Tóm lại, trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu biến động, chiến lược của Ấn Độ không chỉ là chọn giữa Mỹ hay Nga, mà là xây dựng một danh mục năng lượng đa dạng, linh hoạt và bền vững.
Ukraine đưa ra đề xuất liên quan khí LNG của Mỹ
Ukraine sẵn sàng cung cấp các kho chứa khí đốt ngầm của mình để lưu trữ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
Đường ống dẫn khí đốt tại trạm bơm khí đốt ở thị trấn Boyarka, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Điều này có thể củng cố an ninh năng lượng của châu Âu khi quá trình trung chuyển khí đốt từ Nga kết thúc hồi đầu năm. Đây là thông tin được Ngoại trưởng Ukraine Andriy Sybiha đưa ra trong một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Anh David Lammy hôm 5/2.
Ukraine, từng là tuyến đường vận chuyển khí đốt của Nga cho đến đầu năm nay, khi thỏa thuận quá cảnh giữa hai nước hết hạn. Nước này cũng có các kho chứa khí đốt ngầm lớn, đặc biệt là ở phía Tây của đất nước.
"Chúng tôi thấy tiềm năng rất lớn, đặc biệt là sau khi chấm dứt quá cảnh khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine, trong khả năng mua khí LNG từ Mỹ", Ngoại trưởng Sybiha nói.
Ông Sybiha lưu ý rằng Ukraine sở hữu một trong những mạng lưới kho chứa khí đốt ngầm lớn nhất ở châu Âu, khiến nước này trở thành đối tác lý tưởng cho các mục đích cung ứng quốc tế. Ông nói thêm rằng việc hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố sự ổn định năng lượng cho cả Ukraine và châu Âu nói chung.
Việc sử dụng kho chứa của Ukraine cho LNG của Mỹ có thể là một bước quan trọng hướng tới việc tăng cường cơ sở hạ tầng năng lượng của Đông Âu và đảm bảo khả năng phục hồi của nguồn cung cấp khí đốt khu vực.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Ukraine nhấn mạnh rằng sự hợp tác như vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên, với việc Ukraine sẵn sàng đóng vai trò là người bảo đảm an ninh năng lượng của châu Âu.
Ông Sybiha cũng mời các doanh nghiệp Mỹ tham gia tái thiết và giúp Ukraine xây dựng lại sau những thiệt hại và tàn phá do gần ba năm xung đột gây ra.
Kiev đã đề xuất trong Kế hoạch chiến thắng được trình bày vào năm ngoái để ký một thỏa thuận với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh khác cho phép đầu tư chung và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, mà nước này cho là trị giá hàng nghìn tỷ USD.
"Đó cũng là một yếu tố đảm bảo sự hiện diện của các doanh nghiệp lớn ở Ukraine, lợi ích của các đồng minh thân cận nhất của chúng tôi trong việc phát triển các lĩnh vực như vậy và bảo vệ chúng", ông Sybiha nói.
Đề xuất hợp tác lưu trữ LNG của Ukraine với Mỹ là một bước đi chiến lược nhằm tăng cường an ninh năng lượng cho cả Ukraine và châu Âu. Đề xuất này cũng mang lại lợi ích kinh tế cho Ukraine, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào quá trình tái thiết đất nước. Hiện Mỹ và EU chưa có phản hồi chính thức về đề xuất này.
Ấn Độ sẽ tổ chức đồng thời cuộc bầu cử Hội đồng bang và Quốc hội Nội các Ấn Độ đã chấp thuận khuyến nghị tổ chức cùng lúc các cuộc bầu cử Hội đồng bang và Quốc hội - động thái do Thủ tướng Narendra Modi thúc đẩy nhằm cải thiện công tác quản trị. Cử tri Ấn Độ xếp hàng bỏ phiếu bầu Hạ viện khóa 18 tại điểm bầu cử ở bang Tamil Nadu ngày 19/4/2024....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

2 đứa trẻ xuất hiện trong "cuộc phỏng vấn thảm họa" giờ ra sao?

Nhà đồng sáng lập trang web nổi tiếng The Pirate Bay thiệt mạng vì tai nạn

Mỹ "săn lùng" trứng ở châu Âu để đối phó khủng hoảng giá tăng phi mã

Ukraine nêu lập trường về lãnh thổ sau đề xuất ngừng bắn với Nga

Chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

Ukraine lên tiếng sau khi Nga kêu gọi đầu hàng ở Kursk

SpaceX phóng thành công tàu vũ trụ giải cứu phi hành gia mắc kẹt tại ISS

Ông Trump giải thích về tuyên bố sẽ kết thúc chiến sự Ukraine trong 24 giờ

Tính toán của ông Putin khi ủng hộ có điều kiện lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Phản ứng của Tổng thống Ukraine trước tối hậu thư đầu hàng ở Kursk

Xuất khẩu vũ khí Mỹ gặp trở ngại sau vụ tạm đóng băng viện trợ Ukraine

Tân Thủ tướng Canada chỉ trích ý tưởng "bang 51" của ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Guardiola lên tiếng về pha 'chạm bóng hai lần' của Julian Alvarez
Sao thể thao
17:25:09 15/03/2025
Kim Soo Hyun bị tố thô lỗ với Han Ga In trước mặt phóng viên chỉ vì 1 phát biểu
Sao châu á
17:17:02 15/03/2025
Lynk Lee tự tin chinh phục vương miện, Lê Hoàng Phương bị chất vấn gay gắt
Sao việt
16:50:30 15/03/2025
Nhạc sĩ đứng sau các sáng tác của Đen Vâu, Hoàng Dũng ra mắt thực tập sinh đầu tiên
Nhạc việt
16:46:59 15/03/2025
Gần 8.000 con gà chết ngạt, chủ trang trại mất tiền tỷ
Tin nổi bật
16:40:08 15/03/2025
Top cung hoàng đạo mê tín nhất, thầy bói nói gì tin nấy
Trắc nghiệm
16:36:08 15/03/2025
Bố chồng tỷ phú gửi cho con dâu gốc Hà Nội 1 thứ quý giá, đem khoe lập tức được hỏi cách dùng
Netizen
16:08:40 15/03/2025
Mỗi ngày ăn một quả chuối có sao không, ai không nên ăn?
Sức khỏe
15:52:07 15/03/2025
Phim sắp lên sóng trùng hợp kỳ lạ với cuộc đời Trần Nghiên Hy
Phim châu á
15:35:42 15/03/2025
9 thực phẩm giúp da tươi trẻ, không cần ăn kẹo rau củ
Làm đẹp
15:24:30 15/03/2025