Trung Quốc hạ thủy tàu mới để tuần tra Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Tờ Chinanews.com hôm nay đưa tin, nhà máy đóng tàu Hoàng Phố của Trung Quốc tối 18/9 đã hạ thủy thành công tàu Hải cảnh 3308, loại 3.000 tấn, để phục vụ cho tuần tra Biển Đông.

Trung Quốc hạ thủy tàu mới để tuần tra Biển Đông - Hình 1

Hải cảnh 3308.

Theo quy định của Trung Quốc, tàu Hải cảnh 4 số, nếu vị trí thứ nhất là sô 1 thì nó sẽ hoạt động ở khu vưc biên Băc Hai, sô 2 thuộc khu vực Đông Hai va sô 3 la thuộc khu vực Biên Đông; vị trí thứ 2 chỉ lượng giãn nước (vị trí thứ 2 là 3 thì tàu có lượng giãn nước từ 3-4.000 tấn), 2 vị trí cuối chính là số hiệu tàu.

Chiêc tau Hai canh nay mang sô hiêu “3308″, có nghĩa là tàu này sẽ là tàu Hải Cảnh loại 3.000 tấn thứ 08 được biên chế cho Hạm đội Nam Hải, hoạt động tại khu vực Biển Đông.

Được biết, Hải Cảnh 3308 dài 98 m, rộng 15,5m, cao 7,2 m và có lượng giãn nước 3.000 tấn, tốc độ tôi đa 18 hai ly/h, trong khi hanh trinh liên tuc đạt 10.000 hai ly.

Hương Giang

Theo Dantri

Chiến lược nguy hiểm của TQ: "Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển"

Ngoài đóng mới, Trung Quốc còn đưa ra chiến lược "hải quân hóa các tàu chấp pháp", vừa tăng nhanh số lượng tàu, vừa ẩn chứa một âm mưu nguy hiểm.

Trung Quốc hoán cải hàng chục tàu hải quân thành tàu tàu Hải Cảnh, Hải Giám và Ngư Chính.

Chiến lược biến tàu hải quân thành tàu chấp pháp được Trung Quốc manh nha triển khai vào những năm đầu đầu thế kỷ này khi vào năm 2006, lộ diện 2 tàu hộ vệ Type 053H là 509 Thường Đức và 510 Thiệu Hưng được hoán cải thành tàu Hải Cảnh 1002 và 1003.

Các năm tiếp theo cũng có hiện tượng này, nhưng có lẽ đây chỉ là các biện pháp chữa cháy trong điều kiện thiếu tàu chấp pháp công vụ. Tuy nhiên, đến giai đoạn năm 2012-2013, nó đã trở thành một chiến lược rõ rệt với hàng chục chiến hạm có lượng giãn nước rất lớn được biến đổi chức năng, nhiệm vụ.

Liên tục trong 2 năm 2012 và 2013, lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc đưa vào biên chế gần 20 tàu hải giám và ngư chính mới với lượng giãn nước rất lớn. Đây chính là điểm khởi đầu của chiến lược nguy hiểm mới của Trung Quốc: "Quân sự hóa các hoạt động chấp pháp" hay còn gọi là "hải quân hóa các tàu chấp pháp biển". Trong đó, phần lớn là các tàu hải giám.

Các tàu này đều có số hiệu 3 chữ số như: Hải giám 110, Hải giám 111, Hải giám 112, Hải giám 137, Hải giám 168, Ngư chính 206, 311, 312...., với lượng giãn nước vài nghìn tấn. Lần theo nguồn gốc của các tàu này trên các diễn đàn mạng Trung Quốc người ta không khỏi giật mình, tất cả những tàu đó đều là tàu hải quân vừa hoán đổi chức năng, nhiệm vụ.

Chiến lược nguy hiểm của TQ: Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển - Hình 1

Video đang HOT

Trong các vụ đối đầu trên biển được coi là "tranh chấp dân sự" này, các tàu chấp pháp khổng lồ của Trung Quốc sẽ có lợi thế rất lớn

Theo số liệu tổng hợp trên diễn đàn mạng Trung Quốc, Tổng đội hải giám Bắc Hải có 05 tàu, bao gồm: Tàu kéo Bắc Đà 710 chuyển loại thành Hải giám 110; tàu phá băng Hải Băng 723 biến tướng thành tàu Hải giám 111, tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh Type 918 hoán cải thành Hải giám 112.

Ngoài ra, còn có 2 tàu Hải Giám 20 và 32 được hoán chuyển từ tàu săn ngầm Type 037. Tất cả các tàu này đều do Hạm đội Bắc Hải bàn giao cho lực lượng hải giám

Mỹ nhu nhược trước chiến lược "lát cắt xúc xích" của Trung Quốc

Tổng đội hải giám Đông Hải nhận 03 tàu được chuyển giao từ các chiến hạm thuộc hạm đội Đông Hải, gồm: Tàu kéo Đông Đà 830 biến đổi thành Hải giám 137. Ngoài ra, tàu đo đạc luồng lạch Đông Trắc 226 và tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (Type 051, lớp Lữ Đại I) được bàn giao cho Nhà máy đóng tàu Phố Đông (Mật danh 4805 - thuộc Tập đoàn đóng tàu Giang Nam), không rõ biến tướng thành tàu hải giám nào.

Tổng đội hải giám Nam Hải được biên chế nhiều hơn với 05 tàu là: tàu kéo Nam Đà 154 trở thành Hải giám 167, tàu điều tra hải dương Nam Điều 411 (nguyên là Nam Tiêu 411) được "phù phép" trở thành Hải giám 168, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 (nguyên là Hải Dương 13 hay còn gọi là Hướng Dương Hồng 21) biến hóa thành Hải giám 169, tàu vận tải đổ bộ Nam Vận 830 (Hải Giám 852).

Chiến lược nguy hiểm của TQ: Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển - Hình 2

Tàu kéo Bắc Đà 710 chuyển loại thành Hải giám 110

Ngoài ra, còn có tàu khu trục tên lửa 162 Nam Ninh (Type 051, lớp Lữ Đại I) bàn giao cho Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố - Quảng Châu (mật danh 4801) không rõ đã biến đổi thành tàu Hải Giám nào.

Lực lượng ngư chính Trung Quốc cũng có 3 tàu thuộc loại lớn nhất trong khu vực đông nam Á là Ngư chính 311, Ngư Chính 312 và Ngư chính 206 được cải tạo từ tàu hải quân. Ngoài ra, còn có thêm 1 tàu được hoán cải từ tàu Nam Bác 952 của hạm đội Nam Hải nhưng không rõ phiên hiệu.

ADIZ và chiến lược "Cây cải bắp" của Trung Quốc

Tàu Ngư chính 311 nguyên là tàu cứu hộ Nam Cứu 503 của Hạm đội Nam Hải có lượng giãn nước 4500 tấn, tàu Ngư Chính 312 được cải tạo từ tàu Đông Dầu 621 và tàu Ngư chính 206 - tiền thân là tàu điều tra hải dương kiểu 636 mang số hiệu 871 "Lý Tứ Quang", có lượng giãn nước 5872 tấn (trước đây là Hải Dương 18).

Hơn chục tàu chấp pháp "nhái" này là những số liệu cư dân mạng Trung Quốc phát hiện được, còn hàng năm Trung Quốc cho nghỉ hưu hàng chục chiến hạm đóng trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Sau khi loại biên, chúng đi đâu, làm gì thì hầu như không ai biết.

Các hình ảnh trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy, ngoài việc sơn sửa lại phiên hiệu tàu và phù hiệu lực lượng, các tàu hải giám trá hình này không có gì thay đổi về kết cấu để phù hợp với các nhiệm vụ được chuyển đổi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua các hình ảnh so sánh.

Chiến lược nguy hiểm của TQ: Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển - Hình 3

Tàu Ngư Chính mang số hiệu 311 nguyên là tàu Nam Cứu 503 có lượng giãn nước 4500 tấn

Tàu hải quân tuy bị thải loại nhưng kết cấu vững chắc, lượng giãn nước lớn, sau khi tu sửa lại có thể sử dụng thêm hàng chục năm nữa, còn phát huy được tác dụng rất tốt trong tranh chấp phi vũ trang trên biển giữa lực lượng tàu công vụ của các nước.

Đây chính là lực lượng "Hải quân 2" trong chiến lược tranh bá đại dương của Trung Quốc, nếu xảy ra xung đột trên biển, lực lượng này sẽ là quả đấm bất ngờ. Các nước trong khu vực cần cảnh giác và có biện pháp đối phó với xu hướng nguy hiểm này của Bắc Kinh.

Âm mưu nào sau chiến lược "quân sự hóa các hoạt động chấp pháp"?

Những tàu hải quân chuyển loại đều có tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió tốt hơn các tàu dân sự. Hơn nữa, chúng có lượng giãn nước rất lớn (thấp nhất là tàu rải lôi 814 với tải trọng 1000 tấn) nên chiếm được ưu thế trong tranh chấp trên biển.

Đơn cử ví dụ như tàu Hải Băng 723 (Hải giám 111) có lượng giãn nước thuộc dạng lớn nhất của tàu Hải giám Trung Quốc là 4420 tấn, vận tốc 20 hải lý/h, có thể phá vỡ các lớp băng dày tới 80cm, khả năng chịu va đập cực mạnh. Các tàu hải quân còn không va chạm nổi với nó nói gì đến các tàu chấp pháp, tàu cá?

Chiến lược nguy hiểm của TQ: Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển - Hình 4

Tàu kéo Nam Đà 154 trở thành Hải giám 167

Một ví dụ nữa là ở khu vực đông nam Á liệu có mấy tàu hải quân có tải trọng lớn bằng tàu Ngư chính 206 (5872 tấn), tàu Ngư chính 311 (4500 tấn), tàu ngư chính 312 (4950 tấn) hoặc các tàu khu trục tên lửa chuyển loại, có lượng giãn nước thấp nhất cũng khoảng 5000 tấn?

Tuy nhiên, mục đích chính của Trung Quốc không đơn giản là cần các tàu lớn để chiếm ưu thế trong tranh chấp trên biển, đây không chỉ đơn thuần là hành động tận dụng các tàu hải quân cũ để làm tàu chấp pháp mà rất có thể ẩn giấu đằng sau chiến lược "quân sự hóa các hoạt động chấp pháp" của Trung Quốc còn có một mưu đồ nguy hiểm hơn rất nhiều.Dưới lốt các tàu chấp pháp dân sự, các tàu hải giám, ngư chính này được "phù phép" nhằm mục đích tiếp cận những khu vực tàu hải quân Trung Quốc không được phép bén mảng, thực hiện những nhiệm vụ mà tàu hải quân không thể thực hiện được trên lãnh hải của nước khác.

Qua quan sát, chúng ta thấy các tàu hải quân hoán chuyển thuộc rất nhiều loại khác nhau, gần như bao hàm đủ cả các loại tàu thuộc một hạm đội hải quân chính quy.

Chiến lược nguy hiểm của TQ: Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển - Hình 5

Tàu điều tra hải dương Nam Điều 411 được "phù phép" trở thành Hải giám 168

Chúng bao gồm: tàu kéo, tàu đo đạc luồng lạch, tàu điều tra hải dương, tàu trinh sát điện tử, vận tải đổ bộ và có cả các loại tàu tác chiến thực thụ như tàu rải lôi, tàu săn ngầm, tàu vận tải đổ bộ, tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ tên lửa.

Núp dưới danh nghĩa các tàu chấp pháp dân sự, các tàu điều tra hải dương như Nam Điều 411, có thể tiến hành các hoạt động điều tra đáy biển, thăm dò tài nguyên tại các khu vực mà nếu là tàu thuộc biên chế hải quân nó không thể tiến vào được, phục vụ âm mưu vơ vét tài nguyên khoáng sản trên đại dương của Trung Quốc trong tương lai.

16 "nỗi sợ" trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc

Liệu có khi nào người Nhật nghĩ đến việc các tàu hải giám Trung Quốc sẽ tiến hành đo đạc, tìm kiếm, vẽ bản đồ luồng lạch các đảo ở Senkaku, trinh sát tìm luồng đường thuận lợi để phục vụ hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo trong tương lai? Tàu Hải giám sẽ tiến hành hoàn hảo công việc mà các tàu như Đông Trắc 226 khi còn trong biên chế hải quân không thể làm được.

Khi các tàu điều tra và đo đạc hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ đến lượt các tàu tác chiến, lúc đó chúng sẽ bất ngờ tiến hành các nhiệm vụ theo chức trách hải quân dưới cái lốt tàu chấp pháp.

Chiến lược nguy hiểm của TQ: Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển - Hình 6

Hình ảnh cuối cùng của tàu khu trục tên lửa 162 Nam Ninh trên cầu cảng của Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố - Quảng Châu trước khi nó biến thành một tàu hải giám

Khi xảy ra xung đột trên biển, các tàu hải quân sẽ bí mật tái triển khai trang bị, phục vụ cho mục đích tác chiến. Tàu đổ bộ như Nam Vận 830 sẽ bí mật vận chuyển quân tiếp cận khu vực tác chiến, tàu Hải giám 112 (rải lôi 814) với 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm tiến hành phong tỏa các con đường tiếp ứng của đối phương.

Các tàu trinh sát điện tử tiến hành trinh sát và tác chiến điện tử, tàu "tàu Hải Giám săn ngầm" đảm nhận chức năng bí mật trinh sát tàu ngầm trên đường hành quân còn các tàu khu trục và hộ vệ tên lửa đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn máy bay và tàu chiến đối phương....

Chiến lược "lấn biển" ba giai đoạn của Trung Quốc

Với ưu thế bí mật, bất ngờ, nhiệm vụ tác chiến của một biên đội tàu hải quân sẽ được thực hiện hoàn hảo bằng một cụm tàu hải giám (Trung Quốc thường triển khai một biên đội từ 4-5 tàu hải giám và ngư chính trên khu vực tranh chấp), điều mà nằm mơ cũng không ai có thể nghĩ đến.

Tuy khả năng các tàu chấp pháp (nguyên là các tàu chiến) tham gia tác chiến trực tiếp như trên là không cao vì rất khó che dấu vũ khí nhưng khả năng trinh sát tàu ngầm; trinh sát và tác chiến điện tử; đo đạc và điều tra hải dương là điều chúng hoàn toàn có thể làm được.

Chiến lược nguy hiểm của TQ: Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển - Hình 7

Liệu có ai ngờ rằng Hải Giám 137 (tàu rải lôi 814) có thể mang theo 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm?

Đơn cử ví dụ, tàu Hải Tuần 01 chỉ là một tàu cảnh sát trị an trên biển thuộc Cục Hải sự - Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc nhưng có hệ thống thiết bị trinh sát, giám sát và đo đạc rất tiên tiến. Chính nó vừa qua đã phát hiện 2 tín hiệu "ping" trên tần số 37,5kHz với chu kỳ 1s/1 tín hiệu, nghi là của hộp đen máy bay Boeing 777-200ER của hãng hàng không Malaysia bị mất tích.

Hiện nay, Trung Quốc còn một số lượng không nhỏ các tàu hộ vệ thuộc Type 053 (lớp Giang Hồ) và tàu khu trục Type 051 (Lớp Lữ Đại I) đã đến thời điểm nghỉ hưu. Rất có khả năng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chiến lược "phù phép" các chiến hạm thực thụ này trở thành tàu chấp pháp biển nhằm áp đảo các nước trong khu vực.

Các nước trong khu vực cần vạch ra phương án đối phó cho các tàu Cảnh sát biển, Kiểm Ngư trong các tình huống va chạm trực tiếp với các "chiến hạm thực thụ" đội lốt tàu công vụ. Trong các vụ đối đầu trên biển được coi là "tranh chấp dân sự" này, các tàu chấp pháp khổng lồ của Trung Quốc sẽ có lợi thế rất lớn.

Với những gì vừa thể hiện và những thủ đoạn xa hơn trong quá khứ, chúng ta cũng cần cảnh giác đề phòng âm mưu độc chiếm biển Đông và biển Hoa Đông, bằng các thủ đoạn "không khói súng" hoặc một diễn biến khó lường từ các tàu chiến ẩn dưới cái vỏ chấp pháp của Trung Quốc.

Theo Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đánh bom tại lễ hội ở Thái Lan khiến 3 người thiệt mạng, 39 người bị thươngĐánh bom tại lễ hội ở Thái Lan khiến 3 người thiệt mạng, 39 người bị thương
17:11:57 14/12/2024
ABC News xin lỗi, bồi thường 15 triệu USD vì tội phỉ báng ông Trump trên sóngABC News xin lỗi, bồi thường 15 triệu USD vì tội phỉ báng ông Trump trên sóng
21:20:19 15/12/2024
Người đứng đầu Bộ tư lệnh Phản gián Quốc phòng Hàn Quốc bị bắtNgười đứng đầu Bộ tư lệnh Phản gián Quốc phòng Hàn Quốc bị bắt
05:54:11 15/12/2024
Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?
22:08:09 14/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"
07:46:34 15/12/2024
Chuyến bay bí mật và thời khắc cuối cùng của Tổng thống Assad ở SyriaChuyến bay bí mật và thời khắc cuối cùng của Tổng thống Assad ở Syria
08:48:59 14/12/2024
Amazon quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông TrumpAmazon quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông Trump
08:51:42 14/12/2024
Các 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông TrumpCác 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông Trump
06:27:17 14/12/2024

Tin đang nóng

Phản ứng của Ngọc Trinh sau khi Vũ Khắc Tiệp xác nhận bị đàn em nghỉ chơiPhản ứng của Ngọc Trinh sau khi Vũ Khắc Tiệp xác nhận bị đàn em nghỉ chơi
19:39:52 15/12/2024
Rầm rộ tin 1 mỹ nhân hạng A đình đám bị phong sát, đã biến mất gần 3 tháng quaRầm rộ tin 1 mỹ nhân hạng A đình đám bị phong sát, đã biến mất gần 3 tháng qua
23:07:37 15/12/2024
Phan Như Thảo gây choáng khi giảm cânPhan Như Thảo gây choáng khi giảm cân
21:12:11 15/12/2024
Trấn Thành gây tranh cãi vì 1 câu nói khiến Manbo sượng trân tại Chung kết Rap ViệtTrấn Thành gây tranh cãi vì 1 câu nói khiến Manbo sượng trân tại Chung kết Rap Việt
20:48:55 15/12/2024
Sao nữ hạng A 3 lần bị "ông lớn" đụng chạm tại lễ trao giải, kẻ giở trò có "lịch sử đen" gây khiếp sợSao nữ hạng A 3 lần bị "ông lớn" đụng chạm tại lễ trao giải, kẻ giở trò có "lịch sử đen" gây khiếp sợ
20:41:31 15/12/2024
MC Anh Tuấn làm 1 điều tại concert Chông Gai khiến khán giả vỡ oà, đa tài đến mức ai cũng "ngả mũ" thán phụcMC Anh Tuấn làm 1 điều tại concert Chông Gai khiến khán giả vỡ oà, đa tài đến mức ai cũng "ngả mũ" thán phục
20:07:54 15/12/2024
Hot rầm rộ khoảnh khắc Sơn Tùng bắt gặp 1 Anh Trai Say Hi, biểu cảm ngay sau đó khiến MXH bùng nổHot rầm rộ khoảnh khắc Sơn Tùng bắt gặp 1 Anh Trai Say Hi, biểu cảm ngay sau đó khiến MXH bùng nổ
17:33:59 15/12/2024
Ngọc Ánh nức nở, Ái Phương gây tiếc nuối khi rời 'Chị đẹp đạp gió'Ngọc Ánh nức nở, Ái Phương gây tiếc nuối khi rời 'Chị đẹp đạp gió'
21:54:00 15/12/2024

Tin mới nhất

Gửi thuốc phá thai cho bệnh nhân, bác sĩ bị kiện

Gửi thuốc phá thai cho bệnh nhân, bác sĩ bị kiện

21:17:35 15/12/2024
Tổng chưởng lý bang Texas (Mỹ) Ken Paxton đã kiện bác sĩ bang New York Margaret Carpenter, sau khi bà Carpenter kê đơn và gửi thuốc phá thai cho một bệnh nhân ở Texas thông qua dịch vụ khám bệnh từ xa, Reuters đưa tin ngày 13.12.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với ông Biden sau vụ luận tội ông Yoon

Quyền Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với ông Biden sau vụ luận tội ông Yoon

20:54:28 15/12/2024
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo ngày 15.12 đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, cam kết duy trì phát triển liên minh giữa hai nước.
Xác nhận hành tinh với cái đuôi khổng lồ gần trái đất

Xác nhận hành tinh với cái đuôi khổng lồ gần trái đất

20:51:55 15/12/2024
Các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh WASP-69 b sở hữu cái đuôi dài như sao chổi, với chiều dài vượt 563.000 km, tức gấp 44 lần bề ngang của trái đất.
Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ai đang tạm quyền thay thế?

Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ai đang tạm quyền thay thế?

20:47:42 15/12/2024
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duk-soo hôm 14.12 đã trở thành quyền tổng thống nước này sau khi quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol về vụ ban bố thiết quân luật.
Ném chất nổ làm hơn 50 người thương vong giữa hội chợ Thái Lan

Ném chất nổ làm hơn 50 người thương vong giữa hội chợ Thái Lan

20:45:08 15/12/2024
Bangkok Post ngày 14.12 đưa tin cảnh sát Thái Lan vừa bắt giữ 2 nghi phạm thiếu niên sau vụ tấn công bằng chất nổ vào hội chợ thường niên khiến hơn 50 người thương vong.
Hàn Quốc bắt thêm chỉ huy quân đội, cảnh sát trước thềm tái bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon

Hàn Quốc bắt thêm chỉ huy quân đội, cảnh sát trước thềm tái bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon

20:42:08 15/12/2024
Giới chức tư pháp Hàn Quốc đã bắt khẩn cấp ông Lee Jin-woo, người đứng đầu Bộ Tư lệnh phòng thủ thủ đô Hàn Quốc, trong bối cảnh quốc hội Hàn Quốc hôm nay (14.12) tiếp tục bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Ukraine cách chức một chỉ huy khi Nga tiến quân tới trung tâm hậu cần quan trọng?

Ukraine cách chức một chỉ huy khi Nga tiến quân tới trung tâm hậu cần quan trọng?

20:39:23 15/12/2024
Lãnh đạo quân đội Ukraine đã cách chức một vị chỉ huy đảm trách các hoạt động ở tỉnh Donetsk, nơi hệ thống phòng thủ của Kyiv đang suy yếu khi Nga tiến quân về một trung tâm hậu cần quan trọng, theo Financial Times.
Tổng thống Argentina được trao quốc tịch Ý, nhiều người bất bình

Tổng thống Argentina được trao quốc tịch Ý, nhiều người bất bình

20:25:57 15/12/2024
Nhiều người bức xúc vì Tổng thống Argentina Javier Mile dễ dàng xin được quốc tịch Ý trong chuyến thăm quốc gia châu Âu và gặp Thủ tướng Giorgia Meloni.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tác động Nga, Iran lúc phe đối lập Syria tiến quân?

Thổ Nhĩ Kỳ đã tác động Nga, Iran lúc phe đối lập Syria tiến quân?

20:17:51 15/12/2024
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho hay Ankara đã thúc giục Nga và Iran không can thiệp quân sự để hỗ trợ lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi phe đối lập tiến vào Damascus.
Vệ tinh phát hiện Nga rút thiết bị quân sự tại căn cứ ở Syria

Vệ tinh phát hiện Nga rút thiết bị quân sự tại căn cứ ở Syria

19:13:47 15/12/2024
Theo Reuters dẫn những hình ảnh chụp vào ngày 13.12, ít nhất 2 chiếc Antonov An-124, một trong những máy bay vận tải lớn nhất thế giới, với phần mũi máy bay đang mở tại căn cứ không quân Hmeimim thuộc tỉnh ven biển Latakia (Syria).
Grasse - Nơi nước hoa làm nên di sản

Grasse - Nơi nước hoa làm nên di sản

19:07:58 15/12/2024
Ngành công nghiệp nước hoa thực sự bắt đầu phát triển ở Grasse vào thế kỷ 17 và được duy trì cho đến ngày nay. Năm 2018, UNESCO đã đưa bí quyết sản xuất nước hoa vùng Grasse vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Kinh tế Trung Quốc trong chiến lược "quay về cố thủ"

Kinh tế Trung Quốc trong chiến lược "quay về cố thủ"

19:07:57 15/12/2024
Tập trung vào nội địa đang là chiến lược then chốt của Trung Quốc trong nỗ lực hồi phục nền kinh tế đồng thời ứng phó sức ép từ Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Á hậu Vbiz gây tranh cãi: Là "hoa có chủ" vẫn nhiệt tình ghép đôi với mỹ nam khác?

Á hậu Vbiz gây tranh cãi: Là "hoa có chủ" vẫn nhiệt tình ghép đôi với mỹ nam khác?

Sao việt

23:13:41 15/12/2024
Cư dân mạng nổ ra tranh cãi cho rằng người đẹp gen Z cố tình tạo ra khoảnh khắc thân thiết với mỹ nam Hàn Quốc để tạo sự chú ý.
Huỳnh Hiểu Minh vướng tin đồn chi nhiều tiền để chia tay bạn gái hot girl

Huỳnh Hiểu Minh vướng tin đồn chi nhiều tiền để chia tay bạn gái hot girl

Sao châu á

22:57:50 15/12/2024
Theo truyền thông Trung Quốc, nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh được cho là chi 20 triệu NDT (gần 70 tỷ đồng) để chấm dứt mối tình với người đẹp Diệp Kha.
Thanh Ngọc trải lòng về cuộc sống sau khi trở lại showbiz

Thanh Ngọc trải lòng về cuộc sống sau khi trở lại showbiz

Tv show

22:35:04 15/12/2024
Trong chương trình Đời nghệ sĩ lên sóng trên VTV9, Thanh Ngọc có dịp trải lòng về việc tái xuất showbiz sau quãng thời gian vắng bóng để chăm lo gia đình.
Đạo diễn phim 'Cu li không bao giờ khóc': 'Làm phim như theo đuổi một giấc mơ'

Đạo diễn phim 'Cu li không bao giờ khóc': 'Làm phim như theo đuổi một giấc mơ'

Hậu trường phim

22:31:05 15/12/2024
Tại buổi bế mạc Dự án phim ngắn CJ mùa 5, đạo diễn Phạm Ngọc Lân gửi lời cảm ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện cho các nhà làm phim trẻ thực hiện dự án điện ảnh tâm huyết của mình.
Con gái nuôi Bằng Kiều đọ giọng với ca sĩ Hàn Quốc

Con gái nuôi Bằng Kiều đọ giọng với ca sĩ Hàn Quốc

Nhạc việt

21:51:15 15/12/2024
Tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng Izara Thiên Nga (con gái nuôi của Bằng Kiều) có màn trình diễn ấn tượng tại đêm nhạc ở Đà Lạt.
Jamie Foxx dính vào vụ ẩu đả trong tiệc sinh nhật

Jamie Foxx dính vào vụ ẩu đả trong tiệc sinh nhật

Sao âu mỹ

21:47:11 15/12/2024
Jamie Foxx dính vào một cuộc ẩu đả tại quán bar nổi tiếng Mr. Chow ở Los Angeles, Mỹ trong bữa tiệc sinh nhật của anh vào tối 13.12.
Người trẻ Trung Quốc thất nghiệp đổ xô làm hướng dẫn viên du lịch

Người trẻ Trung Quốc thất nghiệp đổ xô làm hướng dẫn viên du lịch

Netizen

21:42:23 15/12/2024
Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ công việc bàn giấy, chuyển sang làm hướng dẫn viên du lịch. Họ hy vọng sự phát triểncủa du lịch trong nước sẽ mang lại thu nhập ổn định hơn, theo Bloomberg.
Bắt "chuyên gia" sản xuất pháo lậu, thu giữ gần 2 tạ pháo

Bắt "chuyên gia" sản xuất pháo lậu, thu giữ gần 2 tạ pháo

Pháp luật

21:13:08 15/12/2024
Ngày đầu đợt ra quân tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ đối tượng sản xuất, tàng trữ trái phép 192 kg pháo nổ.
Công chúa SM bị xúc phạm nặng nề

Công chúa SM bị xúc phạm nặng nề

Nhạc quốc tế

20:20:25 15/12/2024
Trong đoạn video được chia sẻ, một nhóm người giơ điện thoại ghi hình và không ngừng mắng chửi công chúa nhà SM một cách thậm tệ bằng cả tiếng Trung, tiếng Hàn.
Mưa lớn ở Quảng Ngãi, lũ các sông lên nhanh

Mưa lớn ở Quảng Ngãi, lũ các sông lên nhanh

Tin nổi bật

19:16:25 15/12/2024
Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái gần bão hòa trên 90%. Trong 6 giờ tới, các khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa vừa mưa to, có nơi mưa rất to.
Nội bộ Mỹ mâu thuẫn về Ukraine?

Nội bộ Mỹ mâu thuẫn về Ukraine?

19:03:31 15/12/2024
Hôm qua (giờ VN), Mỹ công bố gói viện trợ quân sự thứ ba của tháng 12, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump phản đối lực lượng Kyiv sử dụng tên lửa của Mỹ để tấn công Nga.