Sau những tấm huy chương
Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
Ảnh minh họa/INT
Do đó, các địa phương luôn xác định đây là một trong nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục. Dù trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, có một số thay đổi về kế hoạch, nhưng lãnh đạo ngành Giáo dục và các nhà trường luôn chỉ đạo quyết liệt, khoa học, hiệu quả công tác này: Từ xây dựng đội ngũ nhà giáo, đến tạo nguồn HSG, lựa chọn học sinh, bồi dưỡng đội tuyển… Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng HSG cũng được làm thường xuyên.
Tạo nên chất lượng đội tuyển, tất nhiên yếu tố vô cùng quan trọng là phát hiện, tuyển lựa được học sinh xuất sắc; nhưng quan trọng không kém còn là công tác bồi dưỡng, chủ chốt là đội ngũ dạy đội tuyển. Bồi dưỡng HSG là công việc có tính đặc thù, người dạy bên cạnh chuyên môn giỏi còn đòi hỏi cả đam mê, nhiệt huyết, biết khơi dậy niềm đam mê, sức sáng tạo và biết truyền cảm hứng cho học trò. Người thầy bồi dưỡng HSG không chỉ truyền thụ tri thức đơn thuần mà còn đóng vai trò như huấn luyện viên, phải nắm vững đối tượng học sinh của mình về nhiều mặt để có chiến lược bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.
Với tính chất đặc thù như vây, việc tuyển chọn giáo viên để tham gia bồi dưỡng HSG nói chung và bồi dưỡng HSG quốc gia, quốc tế luôn rất khắt khe. Đơn cử như tại Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa), đội ngũ giáo viên được chọn cần tiêu chuẩn cao hơn hẳn so với các trường khác, được UBND tỉnh ủy quyền cho sở GD&ĐT thẩm định.
Video đang HOT
Những giáo viên này khi được tuyển dụng về trường Lam Sơn phải được các tổ chuyên môn tiếp tục bồi dưỡng, hướng dẫn trước khi chính thức trực tiếp dạy lớp chuyên. Đối với các trường THPT khác, công tác bồi dưỡng HSG cũng luôn được quan tâm và thường giao cho giáo viên có năng lực chuyên môn tốt. Việc được giao bồi dưỡng HSG của trường cũng là động lực thúc đẩy giáo viên tự học, bồi dưỡng để trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Để tạo điều kiện cho thầy cô có cơ hội thể hiện bản thân, có động lực phấn đấu nâng cao trình đội chuyên môn, nghiệp vụ, hằng năm địa phương đều có kế hoạch tổ chức các hoạt động chuyên môn: Tổ chức thi chọn giáo viên giỏi, thi chọn HSG; tổ chức thi khoa học – kỹ thuật; viết sáng kiến kinh nghiệm; tổ chức tập huấn các chuyên đề nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ; tổ chức cuộc giao lưu, học tập kinh nghiệm với địa phương khác…
Giáo viên dạy đội tuyển chính là người thầm lặng đứng sau những tấm huy chương. Do đó, không chỉ chú trọng bồi dưỡng cho trò, mà việc đầu tư, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên dạy đội tuyển tại cơ sở cũng cần được quan tâm hơn nữa. Bên cạnh đó, để tiếp thêm động lực, ghi nhận thành quả mà giáo viên và học sinh đạt được sau mỗi kỳ thi, việc vinh danh, khen thưởng đã được chú trọng, nhưng vẫn cần được quan tâm hơn. Cùng với đó là làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để thúc đẩy phong trào, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như đội tuyển HSG.
Chuyển biến trong chất lượng giáo dục mũi nhọn ở Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy
Vượt qua những khó khăn, thử thách của một trường thuộc địa bàn miền núi, giờ đây Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy đã thực sự đổi thay.
Sau 3 năm thực hiện Phương án số 551/PA-UBND của UBND huyện Cẩm Thủy về "Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc THCS của huyện tại Trường THCS thị trấn giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025" (gọi tắt là Phương án), đến nay, quy mô trường lớp, đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng giáo dục mũi nhọn của Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy đã có nhiều thay đổi và trở thành điểm sáng của ngành giáo dục huyện Cẩm Thủy.
Một giờ học của cô, trò Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy.
Vượt qua những khó khăn, thử thách của một trường thuộc địa bàn miền núi, giờ đây Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy đã thực sự đổi thay. Cảnh quan khuôn viên xanh, sạch, đẹp, cơ sở vật chất khang trang với đầy đủ các phòng học bộ môn, phòng học chức năng... hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy và học tập.
Bên cạnh đó, việc bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành, các phong trào, cuộc vận động, như "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", thi đua "Dạy tốt, học tốt"... luôn được thầy và trò nhà trường thực hiện có hiệu quả.
Với nhận thức sâu sắc "muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi", những năm qua, Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy luôn quan tâm động viên đội ngũ thầy, cô giáo trong việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, đổi mới công tác dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi để xứng đáng là "người dẫn đường tin cậy" của học sinh.
Đặc biệt, từ phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", mỗi học sinh từng bước hình thành được ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện. Nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn của nhà trường được bảo đảm và không ngừng nâng cao qua từng năm học.
Nếu như năm học 2018-2019, nhà trường đạt 74 giải học sinh giỏi cấp huyện, sang năm học 2019-2020 con số này tăng lên 171 giải và trong năm học 2020-2021 là 216 giải. Trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, năm học 2018-2019 nhà trường đạt 11 giải, đến năm học 2020-2021 đạt 19 giải.
Điểm trung bình/học sinh thi vào lớp 10 THPT luôn đạt và vượt kế hoạch giao. Đơn cử như năm học 2020-2021, điểm trung bình môn Toán đạt 6,8, Ngữ văn 8,1 và Tiếng Anh 6,8 điểm; điểm trung bình/học sinh đạt 7,2 điểm (cao hơn điểm chung cả huyện 1,6 điểm, cao hơn kế hoạch giao 0,6 điểm).
Cũng từ khi thực hiện Phương án, nhà trường luôn có học sinh đỗ vào Trường THPT chuyên Lam Sơn với số điểm cao. Theo thống kê, 3 năm qua nhà trường có 6 học sinh thi đỗ vào Trường THPT chuyên Lam Sơn.
Kết quả trên cho thấy, Phương án đã tạo một luồng gió mới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong đó, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng coi trọng phẩm chất, năng lực của người học đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhà trường chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể, địa phương cùng tham gia giáo dục học sinh, bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Quan tâm giáo dục lý tưởng đạo đức, lối sống, thẩm mỹ và thể chất cho học sinh; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Giữ nghiêm nền nếp, kỷ cương trong nhà trường, thực hiện nghiêm túc quy chế môn học và đánh giá xếp loại giáo viên.
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy, cho hay: Mục tiêu của việc thực hiện Phương án là tập trung các điều kiện để xây dựng Trường THCS thị trấn Cẩm Thủy thành trường có yếu tố chất lượng cao, dẫn đầu khối THCS toàn huyện trên các lĩnh vực, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn. Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành giáo dục cũng như sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường, mục tiêu trên đã và đang từng bước được hiện thực hóa. Nhiều năm qua, nhà trường luôn đứng tốp đầu về chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng giáo dục mũi nhọn bậc THCS trong toàn huyện.
Từ kết quả đạt được, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Đồng thời, tập trung xây dựng tập thể cán bộ quản lý, giáo viên đoàn kết, có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc nhằm thực hiện thành công Phương án, góp phần vào sự nghiệp "trồng người" của quê hương, đất nước ngày càng phát triển.
Tuyên Quang: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn Thực hiện chương trình công tác năm học mới, vừa qua Sở GD&ĐT Tuyên Quang đã làm việc với trường THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2021 - 2022 và giai đoạn 2021 - 2025. Ông Vũ Đình Hưng, Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang trao quà cho các em học sinh nghèo vượt...